công ích Việt Nam
Đối với nguồn vốn từ đóng góp của Doanh nghiệp
- Căn cứ chương trình phổ cập của Chính phủ, kế hoạch hỗ trợ, cho vay dài hạn của Quỹ, tình hình thực hiện của các doanh nghiệp viễn thông và biến động thực tế của thị trường vay vốn của Quỹ DVVTCI Việt Nam, thị trường xây dựng cơ bản tại các vùng công ích, Quỹ DVVTCI Việt Nam có thể đề nghị điều chỉnh tỷ lệ thu cho phù hợp.
- Chuẩn hóa việc xác nhận sản lượng thực hiện DVVTCI để tối đa hóa kết quả thực hiện, giảm thiểu chi phí hỗ trợ chưa phù hợp với mục đích.
- Chuẩn hóa phương pháp tách các chi phí giữa các loại hình dịch vụ để xác định chính xác tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp.
- Điều chỉnh hỗ trợ trên cơ sở xác định giá thành DVVTCI hợp lý.
- Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định để ưu tiên cho vay đối với các dự án vừa đảm bảo nhiệm vụ phổ cập, vừa có hiệu quả cao về kinh tế .
- Cân đối nguồn vốn cho vay để tối đa hóa việc sử dụng nguồn vốn hiện có của Quỹ nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn trong cơ cấu nguồn.
Đối với các nguồn vốn khác
- Năng động và quyết đoán trong việc tìm nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh của Quỹ để kêu gọi nguồn tài trợ.
- Huy động vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và quốc tế, ưu tiên nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cổ phần hóa, thị trường chứng khoán, tích luỹ, ODA... cho phát triển CNTT&TT.
Minh bạch hóa và linh hoạt việc đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn thông công
ích
+ Định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông để chuyển từ thụ động sang mức độ chủ động trong việc cung cấp DVVTCI - tức là Quỹ sẽ chuyển dần từ việc hỗ trợ, cấp phát cho các doanh nghiệp sang việc đấu thầu, đặt hàng DVVTCI.
+ Tích cực cho vay ưu đãi đối với các Dự án DVVTCI để nâng cao tính cạnh tranh và tự chủ trong việc cung cấp DVVTCI của các doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường DVVTCI: Để phát triển thị trường doanh nghiệp viễn thông và thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực viễn thông nói chung và phát triển DVVTCI nói riêng cần tổ chức tốt việc cung cấp các thông tin thị trường, về tình hình hoạt động và thực trạng các DVVTCI, cũng như các văn bản pháp quy có liên quan. Xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công ích và tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cung ứng các dịch vụ. Có chế tài thưởng phạt nghiêm minh về việc đảm bảo chất lượng dịch vụ để khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ. Các thông tin thị trường, điều tra xã hội hóa về nhu cầu thông tin của các nhóm dân cư ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa