Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Với cách tiếp cận xã hội học, dịch vụ viễn thông (DVVT) cần phải được phổ cập bởi vì: trong xã hội, mặc dù điện thoại đã xuất hiện từ lâu và phát triển rất nhanh, nhưng do mục tiêu lợi nhuận nên hầu hết điện thoại được phát triển ở các vùng đô thị, các vùng tập trung dân cư và các vùng kinh tế phát triển, trong khi các vùng không đem lại lợi nhuận thì bị các nhà kinh doanh bỏ qua. Nhà nước cần sử dụng công cụ của mình để điều tiết sao cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước phải được phát triển một cách hài hoà. Nhà nước coi phổ cập dịch vụ điện thoại là trách nhiệm chung, trước hết là của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại. Trách nhiệm đó được thực hiện bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ điện thoại ở các vùng khó khăn; hoặc yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng góp vào Quỹ phổ cập dịch vụ và Nhà nước dùng quỹ này để

thuê một doanh nghiệp nào đó làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ phổ cập. Với cách tiếp cận kinh tế học, DVVT cần phải được phổ cập vì 2 lý do chính là hiệu ứng mạng lưới và tính chất của hàng hoá công cộng. Ở Việt Nam, việc phổ cập DVVT càng trở nên cần thiết khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và việc đi tắt, đón đầu được coi là chính sách phù hợp để rút ngắn, thu hẹp khoảng cách số và đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực viễn thông.

-Vai trò của Nhà nước trong cung cấp DVVTCI:

Đảm bảo các điều kiện pháp lý và duy trì các nghĩa vụ đối với xã hội nhằm đảm bảo việc cung cấp DVVTCI; đầu tư một phần hoặc toàn bộ nguồn lực tài chính để sản xuất hoặc hỗ trợ cuối cùng là cung cấp DVVTCI; đảm bảo các quan hệ tín dụng, quan hệ về xác định mức hỗ trợ cung cấp DVVTCI, nhờ đó sẽ tạo lập sự đảm bảo, ổn định trong việc cung cấp DVVTCI. [34, tr.56]

Chúng ta đều biết rằng, nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng bao gồm hai chức năng cơ bản: chức năng quản lý (hay còn gọi là chức năng cai trị) và chức năng phục vụ (hay còn gọi là chức năng cung cấp dịch vụ cho xã hội). Hai chức năng này thâm nhập vào nhau, trong đó chức năng phục vụ là chủ yếu, chức năng quản lý xét đến cùng cũng nhằm phục vụ. Với chức năng phục vụ, nhà nước có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội. Bên cạnh đó với chức năng quản lý, nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý và điều tiết xã hội nói chung, trong đó có vấn đề DVVTCI. Nhà nước bằng quyền lực của mình. thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng DVVTCI, qua đó làm tăng hiệu quả cung ứng DVVTCI trong toàn xã hội.

- Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phú, các doanh nghiệp trong nước tham gia cung ứng DVVTCI. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân nhân.

Vai trò này vượt ra khỏi phạm vi QLNN thuần túy, xuất phát từ việc xác định trách nhiệm cao nhất và đến cùng của nhà nước trong lĩnh vực DVVTCI không có nghĩa là nhà nước phải trực tiếp cung ứng toàn bộ các dịch vụ này. Thực hiện vai

trò này, nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung ứng DVVTCI. Cơ chế, chính sách ấy bao gồm: chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, các điều kiện vật chất, các chính sách đào tạo, kiểm tra và kiểm soát,... Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý chung cho tất cả các đơn vị cung ứng DVVTCI, đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà cung ứng VTCI.

- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp DVVTCI tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động VTCI và kinh doanh viễn thông; thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học.

- Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài nhà nước cung ứng DVVTCI. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.

Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hội về số lượng cũng như chất lượng DVVTCI.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)