nắm bắt tình hình và kết quả một cách có hệ thống, tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những nguyên nhân về sự thành công và yếu kém trong quản lý nhà nước về DVVTCI, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ này. Điều đó có nghĩa là việc thanh tra, kiểm tra không được thực hiện sơ qua, rời rạc mà phải sâu sát, cụ thể và hệ thống.
Kiểm tra và củng cố việc thực thi chính sách dịch vụ phổ cập để theo kịp với sự phát triển kinh tế, công nghệ có sự bổ sung, hiệu chỉnh kịp thời. Hơn nữa, Nhà nước cần phải quan tâm đồng thời tới các vấn đề khác nhau của nhà khai thác cũng như khách hàng. Trên cơ sở các thông tin, nhà nước sẽ phân tích, xác định và bổ sung các mục tiêu và định hướng mức độ phát triển dịch vụ viễn thông phổ cập.
+ Nhà nước cần có chính sách để đảm bảo điều kiện cần thiết cho các doanh
nghiệp cung cấp DVVTCI
Cung cấp DVVTCI là một trong những hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không mang lại lợi nhuận, nhiều điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công ích bị lỗ, thậm chí không có doanh thu do không còn khách hàng. Vì thế các doanh nghiệp viễn thông thường bỏ qua những khu vực này. Để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng DVVTCI Nhà nước đưa ra các chính sách hợp lý nhằm đảm bảo các điệu kiện cần thiết cho các doanh nghiệp này, như: hỗ trợ kinh phí duy trì mạng lưới, hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án phát triển hạ tầng viễn thông tại các vùng được cung cấp dịch vụ VTCI; hỗ trợ kinh phí duy trì các điểm truy nhập Internet công cộng phát triển mới tại các xã nghèo, các đảo xa bờ, các đồn biên phòng… Quy định cước kết nối trên cơ sở giá thành và phần đóng góp vào việc cung cấp DVVTCI (giá thành ở đây phải là giá thành hợp lý).
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến Quản lý của Nhà nƣớc về dịch vụ Viễn thông công ích. thông công ích.