Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 66 - 69)

xử lý mối quan hệ giữa hỗ trợ phát triển dịch vụ viễn thông công ích và tự do hoá viễn thông

Nâng cao nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về xã hội thông tin, kinh tế tri thức và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) thông qua mọi hình thức tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt chú ý tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Lãnh đạo các cấp cần thực sự nhận thức được CNTT&TT là lĩnh vực quan trọng và ưu tiên của quốc gia; quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ mạnh mẽ cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT; gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng CNTT&TT. Các tầng lớp nhân dân là người sử dụng và thụ hưởng những thành quả của CNTT&TT, một mặt phải thấy rõ vai trò thật sự

quan trọng của nó, tham gia đóng góp một phần nhất định của mình để phát triển và có biện pháp tận dụng tối đa những ưu việt cũng như chủ đông khắc phục những hạn chế có thể có, đặc biệt là tự nâng cao trình độ để khai thác triệt để ích lợi do VTCI mang lại.

Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ, phổ biến chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển, xác định tầm quan trọng và lợi ích, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà n ước, lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp viễn thông trong việc phát triển hạ tầng mạng và cung ứng dịch vụ viễn thông công ích.

Phổ biến chính sách hỗ trợ cung ứng và sử dụng dịch vụ viễn thông công ích để người dân biết nội dung, định mức, phạm vi hỗ trợ của Nhà nước và không lẫn lộn với chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp viễn thông.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích phải quán triệt cho nhân viên khi thực hiện cung cấp dịch vụ tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ngoài nhiệm vụ lắp đặt thiết bị, bán sản phẩm phải thực hiện thêm các nhiệm vụ tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin cho cuộc sống, phổ biến, giải thích chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nhân dân vùng công ích khi sử dụng các dịch vụ viễn thông, tận tình hướng dẫn, giải thích cho người dân cách thức sử dụng thiết bị và dịch vụ.

Căn cứ vào bản chất kinh tế của DVVTCI và các đặc trưng của nó thể hiện qua các khâu sản xuất, cung ứng và tiêu dùng, trên cơ sở thấy rõ các thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ, việc lựa chọn các hình thức tổ chức quản lý quá trình sản xuất và cung ứng DVVTCI là một đòi hỏi tất yếu để thực hiện các mục tiêu ổn định, công bằng và hiệu quả. Trong giai đoạn đầu phát triển mạng lưới rất cần vai trò tổ chức và huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế thông qua quyền lực của Nhà nước, khi mạng lưới đã phát triển đến trình độ nhất định thì Nhà nước tạo điều kiện cho môi trường cạnh tranh lành manh kết hợp với sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước. Khi kinh tế thị trường phát triển, với cách nhìn mới thì việc giao cho doanh nghiệp nhà nước đảm nhận toàn bộ việc sản xuất và cung ứng DVVTCI dễ đưa đến tình trạng kém hiệu quả.

Nhà nước có nhiều nhiệm vụ:

+ Gỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trường đối với các nhà khai thác mới. + Giám sát kết nối giữa nhà khai thác mới với nhà khai thác chủ đạo.

+ Đảm bảo thị trường cạnh tranh mà vẫn phục vụ được các vùng có mức chi phí khai thác cao hay những thuê bao có thu nhập thấp.

Xu hướng hiện nay là hướng tới linh hoạt trong quản lý. Một số hình thức quản lý truyền thống hiện đang được xem như là gây nhiều phức tạp hơn là mang lại lợi ích cho sự phát triển của các dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia. Ngày nay, khi các biện pháp quản lý được đề xuất sửa đổi, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải bảo đảm lựa chọn được biện pháp có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

Việc tự do hóa thị trường đã dẫn đến việc tổ chức lại các cơ quan quản lý của Chính phủ liên quan tới ngành viễn thông. Cơ cấu tổ chức này có những đặc điểm sau :

- Chính phủ hoạch định các chính sách theo lợi ích quốc gia mà không mâu thuẫn gì với các lợi ích của các bên liên quan. Chính phủ có khuynh hướng tạo cạnh tranh trong thị trường viễn thông nếu họ không phải là nhà khai thác chính.

- Những cơ quan quản lý độc lập có thể thực hiện các chính sách một cách khách quan và công bằng, ví dụ như trong các vấn đề liên quan tới chính sách cạnh tranh hay kết nối.

- Những doanh nghiệp tư nhân có thể đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý về việc cung cấp các dịch vụ viễn thông mà không mâu thuẫn gì với các lợi ích liên quan nảy sinh từ quyền sở hữu của Nhà nước. Trong hầu hết các trường hợp, việc cổ phần hóa của các nhà khai thác viễn thông đã làm tăng việc cung cấp các dịch vụ và giảm chí phí. Sự ―thương mại hóa‖ của các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của Chính phủ đối với các cơ quan bưu chính, điện báo và điện thoại truyền thống.

Các dịch vụ truyền thông thay đổi căn bản theo mức độ phát triển mạng lưới và khả năng thanh toán của người dân. Dịch vụ viễn thông phổ cập không chỉ giới hạn việc cung cấp dịch vụ điện thoại ở mức giá hợp lý mà còn bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ băng thông rộng và Internet

Để phù hợp hơn với điều kiện mới, Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI giai đoạn 2011-2015 xác định ― thực hiện theo phương thức đấu thầu thực hiện các dự

án hỗ trợ cung cấp dịch vụ VTCI không hoàn lại: hỗ trợ thuê bao điện thoại hộ gia đình, hỗ trợ đầu tư và duy trì điểm truy nhập Internet công cộng, hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc, hỗ trợ trường hợp khẩn cấp và bão lũ, hỗ trợ phát triển hạ tầng và các nhiệm vụ đột xuất khác, hỗ trợ cho vay có hoàn lại. Bên cạnh nhóm dự án hỗ trợ không hoàn lại, Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI đến 2015 còn được triển khai theo hình thức hỗ trợ cho vay có hoàn lại với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam; đặc biệt Chương trình cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức cùng tham gia đầu tư và cung cấp DVVTCI theo

phương thức hợp tác công tư

Để cho cơ chế nói trên trở thành hiện thực đòi hỏi sự phối hợp thống nhất và sự chấp hành triệt để của các cơ quan chức năng. Về lâu dài thì hỗ trợ của Nhà nước sẽ giảm dần, tăng cường xã hội hóa và kết hợp với cơ chế thị trường . Vấn đề này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng với sự chú ý đến những cam kết và quy đinh của WTO.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)