Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 78)

Phát triển nguồn nhân lực không chỉ góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, giảm thiểu những mặt trái của quá trình đô thị hóa, tạo đà tăng trƣởng bền vững mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của LN, xây dựng đời sống xã hội LN văn minh, tạo tiền đề cho sự PTBV xã hội. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lƣợng để có lực lƣợng lao động tay nghề cao phục vụ PTBV LN Đồng Kỵ. Cụ thể nhƣ sau:

a. Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương

Thứ nhất, về sử dụng lao động

Chính quyền địa phƣơng cần có chính sách tổ chức và quản lý chặt chẽ thị trƣờng lao động; sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, phân công lao động hợp lý, hạn chế di dân tự do, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngƣời lao động.

Nhà nƣớc cần có chính sách tôn vinh, ƣu đãi, trọng dụng, bồi dƣỡng, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những nghệ nhân, thợ giỏi. Hằng năm, cần tổ chức trao tặng danh hiệu tôn vinh nghề nghiệp và có những phần thƣởng xứng đáng cho những ngƣời thợ giỏi, nghệ nhân, nhà kinh doanh giỏi, những ngƣời có phát minh, sáng kiến cải tiến máy móc góp phần nâng cao NSLĐ và chất lƣợng sản phẩm.

Thứ hai, về đào tạo lao động

Nhà nƣớc cần mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề; tích cực phát triển các trung tâm đào tạo, dạy và truyền nghề đối với ngƣời lao động; nhanh chóng thành lập các viện nghiên cứu về nghề truyền thống, các trƣờng dạy nghề ở bậc cao nhằm tạo ra đội ngũ quản lý vừa có tay nghề, vừa có kiến thức, có trình độ chuyên môn về ngoại thƣơng, am hiểu luật pháp, thông lệ của các đối tác xuất khẩu để có thể tƣ vấn cho các doanh nghiệp LN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng này.

Hàng năm, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng nên dành một phần kinh phí đầu tƣ phát triển để hỗ trợ cho việc đào tạo nghề. Có thể áp dụng các hình thức: Mở lớp đào tạo nghề cho những ngƣời có nhu cầu tại các trung tâm; Truyền nghề tại nhà do các nghệ nhân, thợ giỏi dạy; Thành lập các trƣờng lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, thị trƣờng cho những chủ hộ và doanh nghiệp.

b. Về phía làng nghề Đồng Kỵ

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dƣỡng và nâng cao tay nghề. Sử dụng hợp lý các loại quỹ hỗ trợ (khuyến công, đào tạo lao động cho nông dân của Tỉnh, hỗ trợ việc làm quốc gia) để mở các lớp hoặc thành lập trung tâm dạy nghề do các nghệ nhân và thợ cả đứng đầu nhằm đào tạo bài bản việc học nghề. Tăng cƣờng trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.

- Cần tập trung nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của nghề mộc, đƣa vào hƣơng ƣớc của làng; giới thiệu, phổ biến nghề mộc vào chƣơng trình học nghề cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; lấy việc truyền nghề là một hình thức giáo dục cho thế hệ trẻ. Coi việc học nghề cùng với việc đến trƣờng là nhiệm vụ bắt buộc của thế hệ trẻ Đồng Kỵ. Việc bảo tồn và phát triển nghề gỗ Đồng Kỵ có thể thông qua việc“cấy nghề” cho các làng xung quanh theo hình thức “vết dầu loang”.

- Các CSSX và các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lƣợng lao động tại cơ sở, cải thiện môi trƣờng làm việc; quan tâm đến quyền lợi thiết thực của ngƣời lao động (đóng BHXH, BHYT và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật); qua đó NSLĐ và chất lƣợng sản phẩm đƣợc tăng cao. Đây là mục tiêu xã hội quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 78)