0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đa dạng hóa các mô hình tổ chức sản xuất của làng nghề

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ ĐỒNG KỴ, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 88 -88 )

Phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất là biện pháp quan trọng để thúc đẩy nghề và LN ở nông thôn phát triển. Việc tổ chức loại hình kinh tế theo kiểu các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, HTX... là những mô hình kinh tế năng động và phù hợp với kinh tế LN hiện nay. Để phát triển các loại hình trên ở LN Đồng Kỵ, cần áp dụng các biện pháp cụ thể, nhƣ:

- Tạo điều kiện để các hộ TTCN đăng ký sản xuất; hỗ trợ các hộ phát triển và chuyển đổi thành doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH hoặc tham gia HTX.

- Tạo môi trƣờng bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong các lĩnh vực: thuê đất, cấp đất, vốn, bảo lãnh tín dụng, xuất khẩu trực tiếp; hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất LN.

- Riêng đối với HTX-một hình thức kinh tế tập thể rất phù hợp đối với phát triển kinh tế nông thôn, cần có những biện pháp thúc đẩy phát triển mạnh. Có thể tổ chức xây dựng các HTX mới thuộc nhiều hình thức: HTX dịch vụ sản xuất, HTX sản xuất hay HTX sản xuất kết hợp với cung cấp dịch vụ. Trong đó, chú trọng đến các HTX kinh doanh tổng hợp. Ngoài ra, phát triển thêm các cơ sở kinh tế HTX nhƣ tổ sản xuất, nhóm liên kết, liên gia.

Kết luận chƣơng 3

PTBV LN Đồng Kỵ phải gắn liền với phát triển KT-XH địa phƣơng và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Từ đó, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH. Dựa trên quan điểm PTBV; căn cứ vào thực trạng phát triển của LN Đồng Kỵ thời gian qua; kết hợp với những bài học kinh nghiệm, các mô hình và phƣơng pháp sản xuất mới của các LN trong và ngoài tỉnh, để hƣớng tới sự PTBV lâu dài, cần có sự phối hợp giữa Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và bản thân LN Đồng Kỵ trong việc thực hiện và áp dụng đồng bộ các giải pháp khác nhau, từ việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch; xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển DLLN; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các giải pháp về nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, đổi mới công nghệ,v.v. đến bảo vệ môi trƣờng. Chỉ khi thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp nêu trên, thì sự phát triển của LN Đồng Kỵ mới đảm bảo giải quyết tốt cả 3 mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội gắn với BVMT.

KẾT LUẬN

LNĐG Đồng Kỵ cũng nhƣ những LNTT khác đã có lịch sử tồn tại từ bao đời nay. Việc PTLN có vai trò quan trọng trong kinh tế nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH; tạo việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong những năm gần đây, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, cùng với sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng và sự nỗ lực vƣơn lên của các chủ thể SXKD, LNĐG Đồng Kỵ đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của LN không chỉ mang lại những đóng góp to lớn cho sự tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ liên quan phát triển, mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân; thiết thực góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phƣơng.

Tuy nhiên, sự phát triển của LN còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, nhất là quá trình xây dựng nông thôn mới. CSHT tại LN chƣa gắn liền với nhiệm vụ BVMT; quá trình chuyển đổi công nghệ diễn ra chậm chạp; trình độ lao động chƣa đồng đều; nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, thị trƣờng tiêu thụ còn hạn chế và chƣa ổn định; tiềm năng du lịch chƣa đƣợc phát huy triệt để; nhiều tiêu cực và mặt trái của sự phát triển

quá “nóng” đã phát sinh và đặc biệt vấn đề ONMT ngày càng nghiêm trọng.

Để theo đuổi mục tiêu PTBV LNĐG Đồng Kỵ, cần có sự phối hợp của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và đặc biệt là nỗ lực của bản thân các chủ thể SXKD LN Đồng Kỵ trong việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau: từ việc rà soát quy hoạch, xây dựng CSHT; thu hút vốn đầu tƣ; phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm nguồn nguyên liệu; khuyến khích ứng dụng KH-CN; tạo điều kiện về thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm; phát triển du lịch; xử lý ONMT đến việc tăng cƣờng công tác QLNN, ổn định đời sống xã hội, v.v. Các giải pháp mà tác giả Luận văn đề xuất nếu đƣợc áp dụng trong thực tế một cách đồng bộ, sẽ góp phần giải quyết tốt cả 3 mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và gắn với BVMT. Chỉ khi thực hiện tốt đƣợc điều đó thì sự phát triển của LN Đồng Kỵ sẽ thực sự bền vững và lâu dài./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày

07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội.

2. Chính Phủ (2013), Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động

của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

3. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Nhƣ Chung (2010), Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh

nghiệm và giải pháp, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên), Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Tuyết Lan (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Trí Dĩnh (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số

tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986, 1991, 1996, 2001, 2006 và 2011), Văn kiện Đại

hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hiến (2012), “Phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 4 (14), tr. 39-42.

9. Huyện ủy lâm thời huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời Đảng

bộ huyện tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.

10. Lê Thị Thành (2012), Phát triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc

Ninh và vấn đề ô nhiễm môi trường, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

11. Tỉnh ủy Bắc Ninh (1998), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/05/1998 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về việc phát triển làng nghề tiểu thủ công

nghiệp Bắc Ninh, Bắc Ninh.

12. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2000), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp-

tiểu thủ công nghiệp, Bắc Ninh.

13. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2001), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng và phát triển các khu công

nghiệp, cụm công nghiệp, Bắc Ninh.

14. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2005 và 2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc

Ninh lần thứ XVI, XVII và XVIII, Bắc Ninh.

15. Tổng Cục Thống kê, (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2000), Làng nghề phố nghề

Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội.

17. Bùi Cách Tuyến, Hoàng Văn Thức (2013), Sáu vấn đề môi trường cấp bách và

bảy nhóm giải pháp đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay,

Tạp chí Môi trƣờng, Hà Nội.

18. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2001), Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26/06/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định ưu

đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.

19. Ủy Ban Nhân dân phƣờng Đồng Kỵ (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo

tổng kết năm, Bắc Ninh.

20. Hoàng Văn Xô (2000), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam”,

Tạp chí kinh tế và phát triển, (12), Tr. 31-33.

21. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện

Kinh tế học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Hà Nội.

Và một số website:

22. website: http://www.bacninh.gov.vn

24. website: http://www.baomoi.com 25. website: http://www.facecom.vn 26. website: http://www.gso.gov.vn 27. website : http://www.langnghe.org.vn 28. website: http://langnghecham.com 29. website: http://www.nhandan.com.vn 30. website: http://www.nld.com.vn 31. website: http://old.voer.edu.vn 32. website: http://www.thaibinh.gov.vn 33. website: http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=1040 34. website: http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ ĐỒNG KỴ, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 88 -88 )

×