Tính đến năm 2008, cả 285 xã, phƣờng, thị trấn của Thái Bình đều có các hoạt động ngành nghề; trong đó, 125 xã có LNTT tồn tại từ lâu đời, xen kẽ với những làng có nghề mới, nhƣ: đan túi sợi, sản xuất lƣỡi câu, đan lƣới ni lông, chiếu trúc, đá mỹ nghệ... Thống kê năm 2006, hoạt động nghề và LN đã tạo việc làm cho hơn 163.000 ngƣời, thu nhập bình quân đầu ngƣời ổn định từ 450-500 nghìn đồng/tháng. Hàng trăm doanh nghiệp đã xuất hiện, góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng tích cực. Năm 2000, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông
nghiệp 53%, công nghiệp xây dựng 14,75%, thƣơng mại dịch vụ 31,5%, đến năm 2006 tƣơng ứng là 40%, 25,59% và 34,5%. Tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2000 là 3,19%, đến năm 2007 tăng lên 11,51% [26]. Để có đƣợc những kết quả trên, tỉnh Thái Bình đã đƣa ra một số giải pháp khuyến khích phát triển LN theo hƣớng PTBV. Cụ thể nhƣ sau:
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích tƣ nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tƣ thông thoáng để tạo sức hút đầu tƣ, lựa chọn đầu tƣ phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của ngƣời lao động và không làm hại môi trƣờng.
- Thông qua các tổ chức chính trị-xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và khắc phục ONMT, nhƣ: cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới...