Kiểm soát, bảo đảm nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 84)

Nguyên liệu là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến chất lƣợng và giá thành sản phẩm. Đối với LN Đồng Kỵ, nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ thì không sẵn có tại địa phƣơng; phần lớn phải nhập từ các vùng khác trong cả nƣớc, kể cả ở nƣớc

ngoài. Hiện nay, tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu đang là bài toán nan giải. Vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể để đáp ứng nguyên liệu.

a. Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương

- Cần có chính sách hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Có kế hoạch trồng, khai thác hợp lý, đảm bảo ổn định sản xuất.

- Tăng cƣờng liên kết bốn nhà (Nhà nƣớc, nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà kinh doanh) trong công tác quy hoạch vùng nguyên liệu chuyên ngành; đầu tƣ giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lƣợng tốt (trong nƣớc và liên kết với nƣớc bạn Lào, Campuchia); trồng, bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nƣớc và xuất khẩu.

- Nhà nƣớc cần có chính sách hạn chế xuất khẩu các loại gỗ quý, đặc biệt là xuất khẩu ào ạt qua thị trƣờng Trung Quốc; ƣu tiên nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ nƣớc ngoài; quản lý chặt chẽ nguồn gốc gỗ khai thác, tăng cƣờng kiểm tra, ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ bừa bãi, khai thác lậu hoặc việc chuyển lậu qua biên giới.

b. Về phía làng nghề Đồng Kỵ

- Xây dựng mối liên kết giữa các hộ sản xuất trong việc thu mua và sử dụng nguyên liệu gỗ; trong đó, tìm những công ty có uy tín nhằm ổn định nguồn cung cấp đảm bảo chất lƣợng và lâu dài.

- Xây dựng nhà kho để dự trữ nguyên liệu dùng cho những lúc khan hiếm. - Sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu hiện có.

- Có những hợp đồng bảo đảm cho sản xuất để có thể chủ động nhập nguyên liệu sản xuất, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.

- Chủ động tìm các nguyên liệu gỗ bình dân hơn (bạch đàn, xoan, ổi, mít, cao su, thông, điều, tràm...) hoặc nghiên cứu sản xuất nguyên liệu mới (gỗ ép cao cấp, gỗ nhựa) thay thế dần các nguyên liệu gỗ quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt.

3.2.9. Giải pháp bền vững môi trường

Để giảm thiểu tình trạng ONMT từ sản xuất của LN, cần có sự phối hợp giữa Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân làng Đồng Kỵ trong việc thực hiện và áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

3.2.9.1. Tăng cường công tác quản lý

- Các cấp chính quyền cần đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học xử lý môi trƣờng; khuyến khích các CSSX áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, giảm thiểu ONMT.

- Thắt chặt việc cấp phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp gây ONMT và có biện pháp xử lý đồng bộ giữa các cơ quan chức năng.

- UBND thị xã Từ Sơn cần đẩy nhanh triển khai Dự án nhà máy xử lý nƣớc thải tại khu phố Trịnh Nguyễn, phƣờng Châu Khê, nhằm góp phần cải thiện môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân Thị xã và vùng phụ cận. Tiếp đến là các dự án xử lý rác thải thị xã Từ Sơn.

- Thiết lập hệ thống quản lý môi trƣờng của xã, phƣờng mang tính chuyên trách thay cho kiêm nhiệm nhƣ hiện nay. Các cơ quan, ban ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động để hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

3.2.9.2. Quy hoạch lại làng nghề

Thực hiện có hiệu quả quy hoạch và xây dựng CCN tập trung; đồng thời, rà soát toàn bộ quy hoạch các CCN LN tập trung đã đƣợc xây dựng để thực hiện đầu tƣ xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nƣớc thải công nghiệp, khu vực thu gom rác thải công nghiệp tập trung; quy định bắt buộc đối với các CSSX phải tuân thủ quy trình xử lý khí thải, nƣớc thải và thu gom rác thải trong LN và trong khu, CCN tập trung (đã đề cập ở mục3.2.1).

3.2.9.3. Giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền Luật BVMT và các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, của Tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng về công tác BVMT, nhất là đối với CSSX và nhân dân LN thông qua nhiều hình thức, nhƣ: phƣơng tiện truyền thanh của khu phố, phƣờng; các khẩu hiệu tuyên truyền về BVMT ở nơi công cộng; tổ chức cho các hộ sản xuất ký cam kết về BVMT; mở các chuyên mục về BVMT trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, cần đƣa vấn đề BVMT vào các trƣờng học trong Thị xã, thông qua các buổi học ngoại khóa. Đặc biệt cần đƣa quy định về BVMT vào “hương ước

của làng” và coi đó là tiêu chí để xét tặng, công nhận gia đình văn hoá và làng văn

hoá, đánh giá việc chấp hành chính sách và pháp luật của các cơ sở.

3.2.9.4. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt các biện pháp mang tính bắt buộc, nhƣ: ban hành các quy định về chuẩn thải, phí thải và xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm. Thực hiện việc thu phí môi trƣờng đối với các hộ SXKD. Hằng tháng, mỗi hộ phải nộp số tiền nhất định theo khối lƣợng chất thải, khí thải ra môi trƣờng. Số tiền này đƣợc đƣa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động BVMT và đền bù cho những ngƣời không làm nghề bị thiệt hại do vấn đề môi trƣờng gây ra [8, tr. 39-42].

3.2.9.5. Biện pháp kỹ thuật công nghệ

- Tăng cƣờng sử dụng các xe vận chuyển rác chuyên dụng cho các khu phố. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân vệ sinh, nhƣ: quần áo bảo hộ lao động, bao tay, khẩu trang, v.v.

- Khuyến khích cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến; tổ chức tập huấn cho các chủ CSSX về công nghệ và thiết bị trong sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ (đã đƣợc đề cập ở mục3.2.7).

- Khuyến khích sử dụng biện pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ. Trƣớc mắt, thành lập tổ tƣ vấn nghiên cứu các mô hình sản xuất sạch hơn cho từng loại LN, chú trọng nghiên cứu các mô hình đơn giản, hiệu quả cao và rẻ tiền để các hộ SXKD có thể áp dụng; tuyên truyền, phổ biến cho các CSSX về lợi ích của phƣơng pháp sản xuất sạch hơn; đồng thời, hƣớng dẫn và giám sát việc triển khai áp dụng. Trên cơ sở đó, phát hiện ra những tồn tại để có biện pháp xử lý ngay. Đối với làng sản xuất đồ gỗ nhƣ Đồng Kỵ thì giải pháp sản xuất sạch hơn là tăng cƣờng tận dụng gỗ vụn để làm các chi tiết nhỏ hơn và dùng khi sửa chữa những khuyết tật của các chi tiết; che chắn phần bệ máy cƣa tránh mùn cƣa bay ra, gom hết mùn cƣa để làm nhiên liệu hoặc tái chế thành gỗ ép, v.v.

- Các CSSX phải đầu tƣ lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và nƣớc thải đạt tiêu chuẩn trƣớc khi xả vào môi trƣờng. Đây có thể coi là tiêu chí đặt ra khi cấp giấy phép hoạt động.

3.2.9.7. Tăng cường giám sát chất lượng môi trường

Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát chất lƣợng môi trƣờng. Việc thực hiện các quy định về môi trƣờng, thu phí về môi trƣờng và xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp vi phạm về môi trƣờng. Tổ chức quan trắc, đo đạc, phân tích ghi nhận và kiểm soát một cách thƣờng xuyên, liên tục các thông số chất lƣợng môi trƣờng, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, BVMT.

3.2.10. Đa dạng hóa các mô hình tổ chức sản xuất của làng nghề

Phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất là biện pháp quan trọng để thúc đẩy nghề và LN ở nông thôn phát triển. Việc tổ chức loại hình kinh tế theo kiểu các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, HTX... là những mô hình kinh tế năng động và phù hợp với kinh tế LN hiện nay. Để phát triển các loại hình trên ở LN Đồng Kỵ, cần áp dụng các biện pháp cụ thể, nhƣ:

- Tạo điều kiện để các hộ TTCN đăng ký sản xuất; hỗ trợ các hộ phát triển và chuyển đổi thành doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH hoặc tham gia HTX.

- Tạo môi trƣờng bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong các lĩnh vực: thuê đất, cấp đất, vốn, bảo lãnh tín dụng, xuất khẩu trực tiếp; hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất LN.

- Riêng đối với HTX-một hình thức kinh tế tập thể rất phù hợp đối với phát triển kinh tế nông thôn, cần có những biện pháp thúc đẩy phát triển mạnh. Có thể tổ chức xây dựng các HTX mới thuộc nhiều hình thức: HTX dịch vụ sản xuất, HTX sản xuất hay HTX sản xuất kết hợp với cung cấp dịch vụ. Trong đó, chú trọng đến các HTX kinh doanh tổng hợp. Ngoài ra, phát triển thêm các cơ sở kinh tế HTX nhƣ tổ sản xuất, nhóm liên kết, liên gia.

Kết luận chƣơng 3

PTBV LN Đồng Kỵ phải gắn liền với phát triển KT-XH địa phƣơng và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Từ đó, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH. Dựa trên quan điểm PTBV; căn cứ vào thực trạng phát triển của LN Đồng Kỵ thời gian qua; kết hợp với những bài học kinh nghiệm, các mô hình và phƣơng pháp sản xuất mới của các LN trong và ngoài tỉnh, để hƣớng tới sự PTBV lâu dài, cần có sự phối hợp giữa Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và bản thân LN Đồng Kỵ trong việc thực hiện và áp dụng đồng bộ các giải pháp khác nhau, từ việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch; xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển DLLN; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các giải pháp về nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, đổi mới công nghệ,v.v. đến bảo vệ môi trƣờng. Chỉ khi thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp nêu trên, thì sự phát triển của LN Đồng Kỵ mới đảm bảo giải quyết tốt cả 3 mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội gắn với BVMT.

KẾT LUẬN

LNĐG Đồng Kỵ cũng nhƣ những LNTT khác đã có lịch sử tồn tại từ bao đời nay. Việc PTLN có vai trò quan trọng trong kinh tế nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH; tạo việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong những năm gần đây, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, cùng với sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng và sự nỗ lực vƣơn lên của các chủ thể SXKD, LNĐG Đồng Kỵ đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của LN không chỉ mang lại những đóng góp to lớn cho sự tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ liên quan phát triển, mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân; thiết thực góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phƣơng.

Tuy nhiên, sự phát triển của LN còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, nhất là quá trình xây dựng nông thôn mới. CSHT tại LN chƣa gắn liền với nhiệm vụ BVMT; quá trình chuyển đổi công nghệ diễn ra chậm chạp; trình độ lao động chƣa đồng đều; nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, thị trƣờng tiêu thụ còn hạn chế và chƣa ổn định; tiềm năng du lịch chƣa đƣợc phát huy triệt để; nhiều tiêu cực và mặt trái của sự phát triển

quá “nóng” đã phát sinh và đặc biệt vấn đề ONMT ngày càng nghiêm trọng.

Để theo đuổi mục tiêu PTBV LNĐG Đồng Kỵ, cần có sự phối hợp của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và đặc biệt là nỗ lực của bản thân các chủ thể SXKD LN Đồng Kỵ trong việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau: từ việc rà soát quy hoạch, xây dựng CSHT; thu hút vốn đầu tƣ; phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm nguồn nguyên liệu; khuyến khích ứng dụng KH-CN; tạo điều kiện về thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm; phát triển du lịch; xử lý ONMT đến việc tăng cƣờng công tác QLNN, ổn định đời sống xã hội, v.v. Các giải pháp mà tác giả Luận văn đề xuất nếu đƣợc áp dụng trong thực tế một cách đồng bộ, sẽ góp phần giải quyết tốt cả 3 mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và gắn với BVMT. Chỉ khi thực hiện tốt đƣợc điều đó thì sự phát triển của LN Đồng Kỵ sẽ thực sự bền vững và lâu dài./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày

07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội.

2. Chính Phủ (2013), Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động

của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

3. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Nhƣ Chung (2010), Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh

nghiệm và giải pháp, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên), Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Tuyết Lan (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Trí Dĩnh (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số

tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986, 1991, 1996, 2001, 2006 và 2011), Văn kiện Đại

hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hiến (2012), “Phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 4 (14), tr. 39-42.

9. Huyện ủy lâm thời huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời Đảng

bộ huyện tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.

10. Lê Thị Thành (2012), Phát triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc

Ninh và vấn đề ô nhiễm môi trường, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

11. Tỉnh ủy Bắc Ninh (1998), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/05/1998 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về việc phát triển làng nghề tiểu thủ công

nghiệp Bắc Ninh, Bắc Ninh.

12. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2000), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp-

tiểu thủ công nghiệp, Bắc Ninh.

13. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2001), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng và phát triển các khu công

nghiệp, cụm công nghiệp, Bắc Ninh.

14. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2005 và 2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc

Ninh lần thứ XVI, XVII và XVIII, Bắc Ninh.

15. Tổng Cục Thống kê, (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)