Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 72)

Việc xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của LN. Đối với LN Đồng Kỵ, mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng đã tƣơng đối hoàn chỉnh, song để đảm bảo cho quá trình PTBV lâu dài, cần áp dụng các biện pháp cụ thể nhƣ sau:

- Kết hợp xây dựng mới với cải tạo, duy trì và bảo dƣỡng hệ thống đƣờng sá hiện có, nhất là khu làng cổ. Nâng cấp chất lƣợng đƣờng giao thông liên huyện, xã.

Bê tông hoá, nhựa hoá toàn bộ hệ thống đƣờng sá trong LN đảm bảo yêu cầu giao thông vận tải.

- Tiếp tục hoàn thiện, mở rộng hệ thống cung cấp điện nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định đến tất cả các CSSX trong LN, nhất là các CSSX tại KCN LN Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

- Tiến hành quy hoạch, xây dựng các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng về cấp, thoát nƣớc, xử lý chất thải và giảm thiểu ONMT. Sớm có kế hoạch quy hoạch và tu bổ hệ thống cống, kênh mƣơng dẫn nƣớc thải, xây dựng khu vực tập kết và xử lý nƣớc thải, rác thải, nhất là chất thải rắn sản xuất của cả LN sao cho phù hợp. Yêu cầu các CSSX trong CCN phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nƣớc thải sơ bộ [17, tr. 22].

- Cần có kế hoạch và chính sách ƣu tiên đầu tƣ thích đáng cho việc xây dựng và tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế và giáo dục để đảm bảo sức khỏe và nâng cao trình độ dân trí, văn hóa cho ngƣời dân, tránh bị ảnh hƣởng bởi những quan niệm truyền thống lạc hậu. Bên cạnh đó, cần kết hợp khai thác các nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng các công trình phúc lợi khác cho LN nhƣ: nhà văn hoá, công viên, khu vui chơi, thƣ viện,...

3.2.3. Phát triển thị trường sản phẩm làng nghề

Giải pháp về phát triển thị trƣờng sản phẩm LN bao gồm các biện pháp về thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại và tiêu thụ sản phẩm. Đây là chìa khóa thành công cho sự phát triển các LN. Để giải quyết tốt vấn đề thị trƣờng, phải có những biện pháp quyết liệt từ cả 2 phía: Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và LN.

a. Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương

Trƣớc hết, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong LN nghiên cứu thị

trường, nhƣ: tổ chức thông tin nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trong và ngoài

nƣớc; pháp luật, tập quán thƣơng mại của quốc gia nhập khẩu; dự báo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp các CSSX lập kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

dẫn các LN sản xuất đồ gỗ thành lập Hiệp hội LN sản xuất đồ gỗ trên địa bàn thị xã Từ Sơn, bao gồm các LN trên 03 địa bàn: Đồng Kỵ, Phù Khê, Hƣơng Mạc và 04 địa bàn mở rộng: Trang Hạ, Tam Sơn, Tân Hồng và Đồng Nguyên. Điều đó sẽ giúp các CSSX, các hộ gia đình tại các LN đƣợc trao đổi và cung cấp những thông tin cần thiết để tăng sức cạnh tranh, hỗ trợ trong SXKD và tiêu thụ sản phẩm.

Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các CSSX tiếp cận, mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, tạo các cơ hội giao lƣu thƣơng mại. Ngoài thị trƣờng Trung Quốc, LN Đồng Kỵ cần tiếp cận các thị trƣờng mới có nhiều tiềm năng nhƣ: Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, v.v. Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng nên có sự hỗ trợ LN tổ chức đoàn đi khảo sát thị trƣờng các nƣớc này, tiến hành quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm để ngƣời tiêu dùng các nƣớc có điều kiện tiếp xúc với sản phẩm của LN Đồng Kỵ.

Thứ hai, hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Sở KH và CN, Sở Công thƣơng cần tổ chức nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm và thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát chất lƣợng sản phẩm. Trên cơ sở đó, giúp các CSSX đăng kí thƣơng hiệu, kiểu dáng mẫu mã để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời sản xuất; tiến tới không chỉ đăng kí cho từng hộ sản xuất mà có thể đăng ký thƣơng hiệu cho cả LN.

Các cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và các hành vi gian lận thƣơng mại; xử lý nghiêm khắc các vi phạm để đảm bảo uy tín cho LN. Tăng cƣờng việc tổ chức giao lƣu văn hoá - thƣơng mại giữa các CSSX, LN trong Thị xã, trong tỉnh và các tỉnh khác với nhiều hình thức phong phú, nhƣ: tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, trình diễn kỹ thuật chế tác sản phẩm, hội chợ triển lãm thủ công mỹ nghệ, trình bày giới thiệu các sản phẩm thủ công.

Thứ ba, hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cùng Sở Công thƣơng cần chỉ đạo giúp đỡ thành lập các trung tâm xúc tiến giao dịch về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm LN trong tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm. Cần xem xét trợ giúp

các LN làm thủ tục xuất, nhập khẩu nguyên liệu và hàng hoá. Đối với các cơ sở có khả năng, nên cho phép đƣợc xuất khẩu trực tiếp với đối tác nƣớc ngoài không cần qua các khâu trung gian.

Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các CSSX xây dựng các trung tâm hoặc cửa hàng trƣng bày, giới thiệu sản phẩm ngay tại các LN. Tăng cƣờng quảng bá sản phẩm thông qua internet, mạng xã hội và báo điện tử. Xây dựng tốt công tác marketing, liên kết chặt chẽ giữa các LN để nhân lên sức mạnh thƣơng hiệu, tạo sự bứt phá vƣơn lên trong xu thế hội nhập quốc tế.

UBND Tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu chính sách hỗ trợ đối với những sản phẩm đƣợc khuyến khích phát triển và đang ở trong thời gian mới tiếp cận thị trƣờng, nhằm hỗ trợ các sản phẩm đó đứng vững trên thị trƣờng, đồng thời khắc phục rủi ro đối với những ngƣời sản xuất.

b. Về phía làng nghề Đồng Kỵ

- Nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu, khẳng định vị trí và uy tín sản phẩm trên thị trƣờng. Có chiến lƣợc tiêu thụ sản phẩm từ khâu bán ra cho đến khâu thu thập thông tin phản hồi của khách hàng để điều chỉnh quy trình sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

- Tổ chức tiếp thị thông qua thị trƣờng du lịch. Đây là thị trƣờng có tiềm năng lớn, nhƣng LN Đồng Kỵ chƣa thực sự quan tâm đến thị trƣờng này.

- Tích cực tham gia các hội chợ trong Tỉnh, trong nƣớc và quốc tế. Đây là một biện pháp quảng cáo, chào hàng rất hiệu quả.

- Tích cực tìm kiếm thị trƣờng mới, khách hàng mới, nhất là các thị trƣờng lớn và giàu tiềm năng, nhƣ: Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, v.v.

- Đẩy mạnh hợp tác giữa các hộ SXKD nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hƣớng tới xuất khẩu; bởi sự liên kết trong sản xuất, thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp các CSSX tiết kiệm chi phí, tăng cƣờng trao đổi kinh nghiệm, tạo dựng mối quan hệ hỗ trợ trong SXKD. Trong vấn đề này, các hiệp hội, cơ chế, chính sách, môi trƣờng vĩ mô… là những yếu tố hết sức quan trọng đối với các mối liên kết đó.

- Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trƣờng để nắm đƣợc thông tin nhanh và chính xác nhất về thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp đẩy mạnh giao dịch qua thƣơng mại điện tử (e-commerce, EC). Đây là mô hình kinh doanh sử dụng và tận dụng tối đa các tiện ích của internet và website. Việc sử dụng thƣơng mại điện tử trong giao dịch sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trƣờng mới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn. Việc làm này đã đƣợc áp dụng ở các nƣớc tƣ bản phát triển. Đối với LN Đồng Kỵ, có thể sử dụng mô hình kinh doanh B2B (Business to Business) hoặc B2C (Business to Consumer); hoặc có thể áp dụng cả hai mô hình vào hoạt động SXKD theo cách thức phù hợp nhất.

- Tổ chức điểm trƣng bày giới thiệu và bán hàng hóa tại nơi sản xuất, hình thành khu vực bán hàng riêng cho từng loại sản phẩm tại LN.

- Hình thành phƣờng, hội, HTX. Các HTX có thể giao dịch với các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp, quan hệ với các hiệp hội, các tổ chức xúc tiến thƣơng mại để quảng bá sản phẩm của LN. HTX có thể liên kết với các doanh nghiệp, hợp đồng gia công và đóng vai trò vệ tinh cho các doanh nghiệp này.

3.2.4. Phát triển du lịch làng nghề

Để phát triển DLLN ở Đồng Kỵ cần thực hiện đồng bộ các biện pháp dƣới đây:

3.2.4.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó cần

tập trung xây dựng quy hoạch các không gian sản xuất, các khu chợ buôn bán, các gian hàng, các khu trƣng bày sản phẩm để khách du lịch vừa có thể tiếp cận trực tiếp cách thức sản xuất của LN vừa có thể ngắm các sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng phong phú; cần xử lý tốt các chất thải môi trƣờng, tạo không gian du lịch thân thiện với khách du lịch (biện pháp này đã đƣợc nhắc tới ở mục 3.2.1); đồng thời, tiến hành xây dựng các công trình: phòng đón tiếp khách tham quan, khu cung cấp thông tin về các điểm du lịch, xây dựng các cơ sở lƣu trú, ăn uống đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu du lịch.

3.2.4.2. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cũng như lưu giữ các phong tục tập quán, nghi thức,

làm cần thiết để lƣu giữ những nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền, tạo ấn tƣợng, thu hút khách du lịch tới tham quan và tìm hiểu.

3.2.4.3. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đòi hỏi cần có những

chính sách ƣu đãi về thành lập công ty du lịch, khuyến khích những doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại LN; kêu gọi các doanh nghiệp khác đầu tƣ vào các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật; khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở các địa phƣơng lân cận về mở đại lý, văn phòng đại diện tại địa bàn Đồng Kỵ.

3.2.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động phục vụ phát

triển du lịch, đòi hỏi tập trung nâng cao trình độ của ngƣời quản lý về nghiệp vụ quản

lý và nghiệp vụ chuyên ngành du lịch; đồng thời, nâng cao trình độ các nhân viên du lịch, đảm bảo các nhân viên phục vụ có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ chuyên ngành tốt, yêu nghề, hiểu biết truyền thống văn hóa nghề, hiểu tâm lý du khách, có khả năng giao tiếp nhằm đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của khách du lịch.

3.2.4.5. Tiến hành quảng cáo, tiếp thị về điểm du lịch làng nghề Đồng Kỵ

bằng nhiều hình thức, có thể áp dụng các phƣơng pháp nhƣ: Quảng cáo trên các

phƣơng tiện thông tin đại chúng, biển quảng cáo, tập gấp, tờ rơi; tham gia các hội chợ trong nƣớc và quốc tế, tiếp thị sản phẩm bằng các quà tặng, đồ lƣu niệm; lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn vào LN Đồng Kỵ và các khu di tích trong làng. Ngoài ra, cần liên hệ với các công ty lữ hành trong nƣớc và gửi chƣơng trình giới thiệu ra nƣớc ngoài qua các văn phòng đại diện, đại lý du lịch của các công ty trong nƣớc.

32.4.6. Sản xuất sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, trong đó cần chú trọng

việc sản xuất các sản phẩm đồ gỗ có kích cỡ nhỏ để làm quà tặng, đồ lƣu niệm, vừa mang lại nguồn thu nhập cao, đồng thời lại tận dụng đƣợc nguyên liệu gỗ thừa.

3.2.4.7. Xây dựng các tuyến thăm quan du lịch lấy làng Đồng Kỵ là trọng tâm,

có lộ trình gắn với việc tham quan đình, chùa, đền Đồng Kỵ, trong đó có Nhà trƣng bày di tích cách mạng-nơi đồng chí Trƣờng Chinh từng sống và hoạt động trong giai đoạn 1940-1945; tham quan các thờ họ lớn; tham quan khu “phố làng” và các xƣởng sản xuất tại 02 KCN; kết hợp với những điểm tham quan khác nhƣ: đền Đô, chùa Phật

Tích, khu lƣu niệm 02 đồng chí Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Cừ và Ngô Gia Tự. Ngoài ra tổ chức tour du lịch lễ hội, trong đó có hội làng Đồng Kỵ vào mồng 4 tháng giêng.

3.2.4.8. Chính quyền địa phương cần giữ vững an ninh trật tự để khách có

cảm giác an toàn khi đến du lịch, qua đó sẽ tạo điều kiện thu hút khách về với LN.

3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực không chỉ góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, giảm thiểu những mặt trái của quá trình đô thị hóa, tạo đà tăng trƣởng bền vững mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của LN, xây dựng đời sống xã hội LN văn minh, tạo tiền đề cho sự PTBV xã hội. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lƣợng để có lực lƣợng lao động tay nghề cao phục vụ PTBV LN Đồng Kỵ. Cụ thể nhƣ sau:

a. Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương

Thứ nhất, về sử dụng lao động

Chính quyền địa phƣơng cần có chính sách tổ chức và quản lý chặt chẽ thị trƣờng lao động; sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, phân công lao động hợp lý, hạn chế di dân tự do, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngƣời lao động.

Nhà nƣớc cần có chính sách tôn vinh, ƣu đãi, trọng dụng, bồi dƣỡng, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những nghệ nhân, thợ giỏi. Hằng năm, cần tổ chức trao tặng danh hiệu tôn vinh nghề nghiệp và có những phần thƣởng xứng đáng cho những ngƣời thợ giỏi, nghệ nhân, nhà kinh doanh giỏi, những ngƣời có phát minh, sáng kiến cải tiến máy móc góp phần nâng cao NSLĐ và chất lƣợng sản phẩm.

Thứ hai, về đào tạo lao động

Nhà nƣớc cần mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề; tích cực phát triển các trung tâm đào tạo, dạy và truyền nghề đối với ngƣời lao động; nhanh chóng thành lập các viện nghiên cứu về nghề truyền thống, các trƣờng dạy nghề ở bậc cao nhằm tạo ra đội ngũ quản lý vừa có tay nghề, vừa có kiến thức, có trình độ chuyên môn về ngoại thƣơng, am hiểu luật pháp, thông lệ của các đối tác xuất khẩu để có thể tƣ vấn cho các doanh nghiệp LN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng này.

Hàng năm, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng nên dành một phần kinh phí đầu tƣ phát triển để hỗ trợ cho việc đào tạo nghề. Có thể áp dụng các hình thức: Mở lớp đào tạo nghề cho những ngƣời có nhu cầu tại các trung tâm; Truyền nghề tại nhà do các nghệ nhân, thợ giỏi dạy; Thành lập các trƣờng lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, thị trƣờng cho những chủ hộ và doanh nghiệp.

b. Về phía làng nghề Đồng Kỵ

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dƣỡng và nâng cao tay nghề. Sử dụng hợp lý các loại quỹ hỗ trợ (khuyến công, đào tạo lao động cho nông dân của Tỉnh, hỗ trợ việc làm quốc gia) để mở các lớp hoặc

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 72)