Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 29)

số tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành các chủ trƣơng, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng để khuyến khích phát triển nghề ở nông thôn.

- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nghề và chƣơng trình cấy nghề mới.

- Phải xây dựng quy hoạch phát triển LN và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch; trong đó, đặc biệt chú ý quy hoạch khu vực xử lý rác, nƣớc thải.

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ƣơng và các tổ chức nƣớc ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nƣớc hỗ trợ các chƣơng trình, dự án phát triển LN.

- Quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp LN đổi mới công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại; đặc biệt chú ý đến công nghệ ít gây ONMT.

- Tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, CSSX với nhau, giữa ngƣời sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những ngƣời chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hƣớng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh.

- Kết hợp phát triển du lịch với LN.

- Cần hỗ trợ, tƣ vấn cho các doanh nghiệp LN tìm kiếm mặt bằng sản xuất, xin ƣu đãi đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu...

Thông qua kinh nghiệm của các địa phƣơng này, Đồng Kỵ có thể rút ra một số bài học cho mình trong vấn đề phát triển LN; trong đó, bài học quan trọng đầu tiên là phải đánh giá đúng vai trò của ngành nghề ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết một số khó khăn chung của các LN: Một là, đƣa các ngành

nghề phi nông nghiệp vào sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng. Hai là, việc đổi mới công nghệ sản xuất phải giải quyết đồng bộ các vấn đề về vốn, lao động, năng lực tiếp nhận khoa học, kỹ thuật, giá thành sản phẩm,... Ba là, vốn đầu tƣ cho sản xuất, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Cuối cùng là vấn đề ONMT do sản xuất TTCN. Để giải quyết triệt để những vấn đề này, cần sự nỗ lực không chỉ của bản thân các CSSX mà còn cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nƣớc. Đây là những bài học cần nghiên cứu để phát triển LNTT ở Đồng Kỵ.

Kết luận chƣơng 1

PTBV LN là xu thế tất yếu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay. Nội dung PTBV LN phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PTBV nền kinh tế nói chung. Đó là phải giải quyết hài hòa 3 lĩnh vực: tăng trƣởng kinh tế; đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT trong quá trình phát triển LN. Theo hƣớng đó, nhiều tỉnh và huyện bạn đã có các biện pháp hỗ trợ hiệu quả sự PTBV các LNTT. Khảo sát, nghiên cứu các chính sách và giải pháp đã thực thi trong phát triển LN ở một số tỉnh và huyện bạn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích, nhằm thúc đẩy sự PTBV của LNĐG Đồng Kỵ thời gian tới.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ ĐỒNG KỲ 2.1. Tổng quan về làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ

2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm dân cư

LN Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm trên đƣờng Nguyễn Văn Cừ; có vị trí khá thuận lợi: cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 12 km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km. Về địa giới hành chính, làng Đồng Kỵ có phía Đông giáp phƣờng Đồng Nguyên, phía Tây giáp xã Phù Khê, phía Nam giáp phƣờng Trang Hạ và phía Bắc giáp xã Hƣơng Mạc.

Trƣớc 1997, Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang (gồm 3 thôn Bính Hạ, Trang Liệt, Đồng Kỵ), huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sau tái lập tỉnh, từ 1997 đến tháng 8/1999 thuộc xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 9/1999 thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2008, theo quyết định thành lập thị xã Từ Sơn, xã Đồng Quang chia tách thành phƣờng Trang Hạ và phƣờng Đồng Kỵ.

Trƣớc khi thành lập phƣờng Đồng Kỵ, làng Đồng Kỵ gồm có 5 xóm: xóm Bằng, xóm Giếng, xóm Đột, xóm Tƣ, xóm Nghè. Nay gồm có 7 khu phố chính: phố Thanh Bình (xóm Bằng), phố Đồng Tâm (xóm Tƣ), phố Đại Đình (xóm Đột), phố Nghè (xóm Nghè), phố Thanh Nhàn (xóm Giếng), phố Tân Thành và khu Đồng Tiến (Ba gò). Ngoài ra còn có 02 KCN và khu dân cƣ nhỏ.

Hiện nay, Đồng Kỵ đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng, diện tích tự nhiên của Đồng Kỵ có khoảng 334,29 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 199,04 ha; đất phi nông nghiệp là 132,84 ha; đất chƣa sử dụng là 2,41 ha. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm của làng nhanh, đặc biệt trong những năm 80-90 thế kỷ XX, tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 3%. Tính đến hết năm 2012, tổng số hộ dân của Đồng Kỵ là 3.271 hộ với 16.880 ngƣời.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ

Ðồng Kỵ là LN có bề dày truyền thống về sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ từ hàng trăm năm qua. Nơi đây đã hình thành một làng “bách nghệ” mà nổi bật nhất là nghề mộc, chạm khảm đồ gỗ mỹ nghệ. Theo các cụ cao niên trong làng, nghề mộc ở làng

Đồng Kỵ đã có khoảng trên 300 năm tuổi. Khi đó, cả làng mới chỉ có 36 suất đinh, và đó cũng chính là 36 ngƣời thợ tạo nên ngôi đền cổ hơn 300 năm tuổi của làng, đƣợc làm bằng gỗ với những đƣờng nét chạm khắc tinh xảo. Nghề mộc và các nghề dệt, xây,.. khi đó cũng chỉ là nghề phụ của làng, nghề chính vẫn là nghề nông. Các dòng họ trong làng từ đời này qua đời khác vẫn có sự truyền lại các bí quyết riêng về nghề mộc của họ mình.

Từ đầu năm 1990, khi nền kinh tế đất nƣớc chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng thì LN Đồng Kỵ đã nhanh chóng mở các CSSX ngay tại làng với vài trăm hộ SXKD. Đến cuối thế kỷ XX, đã có hơn 90% số hộ trong làng và gần 20 doanh nghiệp tổ chức làm gỗ. Thị trƣờng tiêu thụ là các thành phố, thị xã trong nƣớc và xuất khẩu sang một số nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Campuchia, Lào.

Sang thế kỷ XXI, tốc độ phát triển TTCN, dịch vụ LN của địa phƣơng càng nhanh và mạnh. Khi LN ngày một phát triển thì mô hình kinh tế hộ gia đình trở nên chật hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lên của LN. Nhiều gia đình trong làng đã chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ thành các công ty với quy mô lớn. Sự phát triển nghề thủ công mỹ nghệ đi vào cao điểm khi dự án KCN đƣợc xây dựng tại địa phƣơng vào năm 2000. Ngay sau đó, nhiều công ty đồ gỗ Ðồng Kỵ ra đời. Nếu năm 1996, cả Ðồng Kỵ chỉ có vài công ty thì hiện nay, đã có 2.691 hộ (chiếm 83%) với hơn 8.000 lao động cùng gần 200 công ty và HTX tham gia sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.

Mặc dù chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, nhiều HTX, doanh nghiệp phải đóng cửa, nhƣng nhờ có chính sách kích cầu kịp thời của Chính phủ, các doanh nghiệp đã chủ động đƣa ra biện pháp ứng phó để khôi phục và phát triển LN. Vào thời điểm hiện nay, LN Đồng Kỵ đã thực sự "sôi

động" trở lại. Từ đầu năm 2010 đến nay, do sức mua của thị trƣờng tăng nên lƣợng

hàng tiêu thụ cũng tăng từ 20% đến 40%. Đây là một tín hiệu khả quan cho các HTX, doanh nghiệp, hộ cá thể và ngƣời lao động.

2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề đồ gỗ Đồng Kỳ gỗ Đồng Kỳ

2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng

Đồng Kỵ nằm ở điểm giữa của thành phố Hà Nội và Bắc Ninh; cách không xa các trục đƣờng giao thông chính của Tỉnh: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, đƣờng sắt Hà Nội-Lạng Sơn, Quốc lộ 5 nên giao thông rất thuận lợi.

Là một địa phƣơng trong tỉnh Bắc Ninh, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm, nên LN Đồng Kỵ có hệ thống CSHT tƣơng đối hoàn chỉnh so với mặt bằng chung cả nƣớc: hệ thống đƣờng liên xã, đƣờng vào làng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp và làm mới thành đƣờng hai làn xe rộng rãi; đƣờng trong làng cũng đã đƣợc rải nhựa, bê tông hóa, ô tô có thể vào tận nơi; hệ thống cầu cống đã đƣợc làm mới. Các KCN mới và khu dân cƣ mới đều có hệ thống trục đƣờng rộng rãi. Các khu phố đều xây dựng nhà văn hóa khang trang. Hệ thống viễn thông và 6 trạm điện có công suất 250-320 KVA đến từng thôn xóm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho trên 15.000 dân. CSHT phục vụ cho hệ thống giáo dục và hệ thống y tế tƣơng đối đầy đủ: 01 trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã đƣợc đào tạo chuyên môn tốt, 01 trƣờng trung học cơ sở, 02 trƣờng tiểu học và 5 nhà trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó, có một số trƣờng cao đẳng, đại học có trụ sở trên địa bàn thị xã Từ Sơn, rất gần trung tâm Phƣờng, nhƣ: trƣờng Đại học Thể dục thể thao I, trƣờng Cao đẳng công nghệ Bắc Hà, trƣờng Cao đẳng thuỷ sản và trƣờng Cao đẳng công nghiệp Hƣng Yên. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đang từng bƣớc thực hiện Dự án nhà máy xử lý nƣớc thải thị xã Từ Sơn tại khu phố Trịnh Nguyễn, phƣờng Châu Khê; dự kiến đến năm 2015 làm nhiệm vụ thu gom, xử lý nƣớc thải cho 7 phƣờng, trong đó có phƣờng Đồng Kỵ.

Mặc dù CSHT tƣơng đối đầy đủ, song vẫn còn những khó khăn nhất định: là phƣờng loại I của thị xã Từ Sơn, nhƣng Đồng Kỵ không có khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Hệ thống cơ sở y tế, trang thiết bị khám chữa bệnh còn thiếu, gây khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống nƣớc sạch còn thiếu, các hộ gia đình vẫn phải dùng nƣớc giếng khoan, giếng đá; riêng ở CCN đến nay đã đƣợc sử dụng nƣớc máy, nhƣng không đủ cho nhu cầu sử dụng của nhân dân. Hệ thống thu gom nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc mƣa, nƣớc thải công nghiệp đều tiêu thoát chung mà không có sự tác động xử lý nào. Sự lƣu thông thƣờng xuyên của các xe trọng tải

lớn, xe chở gỗ, việc đổ nguyên vật liệu ra đƣờng khiến cho mặt đƣờng ở đây xuống cấp nghiêm trọng, nhiều ổ voi, ổ gà. Việc xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tại thị xã Từ Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trong khi đó lại chƣa có nhà máy xử lý rác thải trên toàn Thị xã [19].

2.2.1.2. Mặt bằng sản xuất

Diện tích mặt bằng dành cho sản xuất của LN chật hẹp, nhỏ bé. Hầu hết các khu sản xuất đều nằm liền kề khu dân cƣ. Ngƣời dân dựng xƣởng sản xuất ngay trong chính khuôn viên diện tích nhà mình, lắp đặt hàng loạt các máy cƣa, máy trà, máy bào trƣớc sân và sản xuất luôn tại đó. Ngƣời dân sử dụng ngay đƣờng giao thông trƣớc nhà, hay đƣờng ngõ làm nơi tập kết nguyên vật liệu... Ngoài ra, hệ thống nhà xƣởng chủ yếu đƣợc làm bằng lán, lợp tấm fibro xi măng, không có khu vực riêng cho khu máy bào, máy cƣa nên rất bụi. Nghề phát triển cũng kéo theo việc quá tải của CSHT, nhƣ: cấp, thoát nƣớc, rác thải, khí thải, tiếng ồn và đƣờng sá chật hẹp, xuống cấp nhanh. Điều đó dần trở thành sức cản LN phát triển, đòi hỏi cần có địa điểm sản xuất mới để giải phóng sức sản xuất, mở rộng quy mô và giải quyết các vấn đề bức xúc về hạ tầng.

Đứng trƣớc tình trạng thiếu diện tích mặt bằng cho sản xuất, những năm qua, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã cho thành lập các CCN LN, trong đó KCN LN Đồng Kỵ rộng 12 ha vào năm 2001 và KCN LN Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trƣờng gồm 30 ha (17 ha đất của phƣờng Trang Hạ và 13 ha đất phƣờng Đồng Kỵ) vào năm 2008 đã từng bƣớc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cƣ và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có đủ diện tích để xây nhà xƣởng, mở rộng sản xuất. Ngay sau khi thành lập, KCN LN Đồng Kỵ và 17 ha KCN LN Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trƣờng đã đƣợc lấp đầy với sự hiện diện của khoảng 100 công ty, xí nghiệp, HTX,...Các xƣởng sản xuất có diện tích tƣơng đối lớn từ 100-500 m2, tập trung các máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất. Sự ra đời của các KCN là hƣớng đi đúng để khuyến khích đầu tƣ phát triển LN, quảng bá thƣơng hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì các CCN này cũng bắt đầu bộc lộ những mặt yếu kém, nhƣ: diện tích không đủ so với nhu cầu của ngƣời dân, công tác quy hoạch còn chƣa

tính đến khả năng giải quyết ONMT,... Các hộ, các doanh nghiệp đăng ký thuê đất tại đây đã không di dời CSSX đến Cụm mà thay vào đó là xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm hay xây nhà ở, một số hộ còn cho thuê lại với mục đích kinh doanh. Kết quả là vấn đề mặt bằng không những không đƣợc giải quyết mà còn nảy sinh các vấn đề phức tạp nhƣ ONMT, tranh chấp đất đai,...

2.2.2. Vốn đầu tư và công nghệ sản xuất

2.2.2.1. Vốn đầu tư

Để phát triển và nhân rộng các LN cần có sự đầu tƣ của các doanh nghiệp. Những năm qua, tình trạng thiếu vốn diễn ra ở hầu hết các LN.

Bảng 2.1: Vốn sản xuất nghề mộc của các hộ trong làng Đồng Kỳ

Đvt: triệu đồng

Tổng vốn

Năm Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

2004 214,361 165,667 98,344 2005 351,425 201,263 124,344 2006 521,764 364,189 273,475 2007 834,822 582,702 437,560 2008 1.335,716 932,324 700,096 2009 2.137,145 1.491,718 1.120,154 2010 3.419,433 2.386,749 1.792,246 2011 5.471,092 3.818,798 2.867,593 2012 8.753,747 6.110,078 4.588,149

(Nguồn: UBND phường Đồng Kỵ)

Bảng 2.1 cho thấy, vốn sản xuất của hộ qua các năm tăng dần. Do các hộ mở rộng sản xuất và do giá vật liệu gỗ tăng nhanh qua các năm, nên lƣợng vốn cần để sản xuất tăng lên. Vốn của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong LN đƣợc huy động chủ yếu từ hai nguồn chính là vốn tự có và vốn vay. Thực tế vốn tự có trong các LN hiện nay chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng vốn huy động, khoảng từ 30-40%, còn lại chủ yếu là vốn vay. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay và tạo vốn cho phát triển LN. Trên địa

bàn thị xã Từ Sơn đã có đến 20 chi nhánh ngân hàng hoạt động. Tại làng Đồng Kỵ đã có phòng giao dịch của các ngân hàng: nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thƣơng, Đầu tƣ và phát triển, Sài Gòn thƣơng tín… nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngƣời dân ở đây.

Tỉnh Bắc Ninh hiện đang hoàn tất đề án “Bảo tồn và phát triển nghề, LN Bắc

Ninh giai đoạn 2010-2020” có nguồn vốn đầu tƣ 2.230 tỉ đồng, với 3 nhiệm vụ

chính: Bảo tồn LNTT; phát triển LN kết hợp du lịch; xây dựng LN mới đồng thời với xử lý ô nhiễm LN. Ngoài ra, Chính phủ cũng có các chính sách hỗ trợ nhằm tăng vốn đầu tƣ cho các CSSX. Tuy nhiên do một số nguyên nhân: (i) Những ràng buộc về lãi suất vay, điều kiện thế chấp cũng nhƣ những vƣớng mắc trong thủ tục vay vốn; (ii) Tồn đọng lƣợng vốn lớn do sản phẩm, nguyên liệu gỗ không tiêu thụ đƣợc trong dân; (iii) Lãi suất cao từ việc vay ngoài dẫn đến nguy cơ khó trả, thậm chí vỡ nợ; mà rất ít doanh nghiệp LN, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ và những hộ sản xuất cá thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn ƣu đãi từ phía các ngân hàng và Nhà

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 29)