Phát triển du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 76)

Để phát triển DLLN ở Đồng Kỵ cần thực hiện đồng bộ các biện pháp dƣới đây:

3.2.4.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó cần

tập trung xây dựng quy hoạch các không gian sản xuất, các khu chợ buôn bán, các gian hàng, các khu trƣng bày sản phẩm để khách du lịch vừa có thể tiếp cận trực tiếp cách thức sản xuất của LN vừa có thể ngắm các sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng phong phú; cần xử lý tốt các chất thải môi trƣờng, tạo không gian du lịch thân thiện với khách du lịch (biện pháp này đã đƣợc nhắc tới ở mục 3.2.1); đồng thời, tiến hành xây dựng các công trình: phòng đón tiếp khách tham quan, khu cung cấp thông tin về các điểm du lịch, xây dựng các cơ sở lƣu trú, ăn uống đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu du lịch.

3.2.4.2. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cũng như lưu giữ các phong tục tập quán, nghi thức,

làm cần thiết để lƣu giữ những nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền, tạo ấn tƣợng, thu hút khách du lịch tới tham quan và tìm hiểu.

3.2.4.3. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đòi hỏi cần có những

chính sách ƣu đãi về thành lập công ty du lịch, khuyến khích những doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại LN; kêu gọi các doanh nghiệp khác đầu tƣ vào các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật; khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở các địa phƣơng lân cận về mở đại lý, văn phòng đại diện tại địa bàn Đồng Kỵ.

3.2.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động phục vụ phát

triển du lịch, đòi hỏi tập trung nâng cao trình độ của ngƣời quản lý về nghiệp vụ quản

lý và nghiệp vụ chuyên ngành du lịch; đồng thời, nâng cao trình độ các nhân viên du lịch, đảm bảo các nhân viên phục vụ có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ chuyên ngành tốt, yêu nghề, hiểu biết truyền thống văn hóa nghề, hiểu tâm lý du khách, có khả năng giao tiếp nhằm đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của khách du lịch.

3.2.4.5. Tiến hành quảng cáo, tiếp thị về điểm du lịch làng nghề Đồng Kỵ

bằng nhiều hình thức, có thể áp dụng các phƣơng pháp nhƣ: Quảng cáo trên các

phƣơng tiện thông tin đại chúng, biển quảng cáo, tập gấp, tờ rơi; tham gia các hội chợ trong nƣớc và quốc tế, tiếp thị sản phẩm bằng các quà tặng, đồ lƣu niệm; lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn vào LN Đồng Kỵ và các khu di tích trong làng. Ngoài ra, cần liên hệ với các công ty lữ hành trong nƣớc và gửi chƣơng trình giới thiệu ra nƣớc ngoài qua các văn phòng đại diện, đại lý du lịch của các công ty trong nƣớc.

32.4.6. Sản xuất sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, trong đó cần chú trọng

việc sản xuất các sản phẩm đồ gỗ có kích cỡ nhỏ để làm quà tặng, đồ lƣu niệm, vừa mang lại nguồn thu nhập cao, đồng thời lại tận dụng đƣợc nguyên liệu gỗ thừa.

3.2.4.7. Xây dựng các tuyến thăm quan du lịch lấy làng Đồng Kỵ là trọng tâm,

có lộ trình gắn với việc tham quan đình, chùa, đền Đồng Kỵ, trong đó có Nhà trƣng bày di tích cách mạng-nơi đồng chí Trƣờng Chinh từng sống và hoạt động trong giai đoạn 1940-1945; tham quan các thờ họ lớn; tham quan khu “phố làng” và các xƣởng sản xuất tại 02 KCN; kết hợp với những điểm tham quan khác nhƣ: đền Đô, chùa Phật

Tích, khu lƣu niệm 02 đồng chí Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Cừ và Ngô Gia Tự. Ngoài ra tổ chức tour du lịch lễ hội, trong đó có hội làng Đồng Kỵ vào mồng 4 tháng giêng.

3.2.4.8. Chính quyền địa phương cần giữ vững an ninh trật tự để khách có

cảm giác an toàn khi đến du lịch, qua đó sẽ tạo điều kiện thu hút khách về với LN.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 76)