Đối với các cơ quan chủ quản, các Ban quản lý thực hiện Dự án,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 68)

Học viện Tài chính

Một là, Hoàn thiện công tác hoạch định phân bổ nguồn vốn, dự toán; sử dụng tư vấn có năng lực tốt; nâng cao chất lượng hồ sơ, thiết kế, dự toán trong thời gian tới để các dự án hỗ trợ cho khu vực tư nhân đạt được hiệu quả cao hơn.

Hai là, Nâng cao phối hợp với Tư vấn, giám sát và Nhà thầu; đốc thúc Nhà thầu đảm bảo chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thi công của các công trình cơ sở vật chất của dự án, nhất là các công trình có sự tham gia của vốn đối ứng từ phía Chính phủ Việt Nam.

Ba là, Nâng cao năng lực cán bộ của Ban QLDA bằng các hình thức: Tổ chức cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án, đấu thầu, quản lý tài chính, thanh toán, quản lý hợp đồng ... ; tham gia các Hội thảo về dự án ODA, các diễn đàn chia sẽ kinh nghiệm, chuyên môn,...; ưu tiên tuyển chọn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ tốt và nhiều kinh nghiệm về dự án ODA,.

Bốn là, Kiện toàn bộ máy của Ban QLDA, tăng cường phân cấp, quản lý và các bộ phận chuyên trách, tránh để cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc. Trong chi tiêu thường xuyên thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát và chú trọng vào việc nâng cao đời sống, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tham gia Dự án.

Học viện Tài chính

KẾT LUẬN

Với một quốc gia gần 80% dân số sinh sống ở nông thôn, các chính sách, ngân sách chính phủ, các dự án phát triển kinh tế khu vực nông thôn thật sự là một vấn đề trọng yếu đối với chính phủ nước ta hiện nay. Việc sử dụng tốt nguồn vốn ODA hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn sẽ phần nào giúp chính phủ giảm bớt một phần gánh nặng dành cho khu vực nông thôn. Nhưng chính phủ cần phải sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả để tránh việc ODA trở thành gánh nặng trả nợ cho các thế hệ sau.

Trong luận văn của mình em đã tổng hợp, đánh giá tình hình kết quả sử dụng nguồn vốn ODA của dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn REEP đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt han chế của dự án trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm đóng góp vào công việc phát triển doanh nghiệp nông thôn Quảng Ninh.

Qua bài chuyên đề này, em hy vọng đóng góp một phần ý kiến để nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA dành cho phát triển doanh nghiệp nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo : Vũ Việt Ninh, sự giúp đỡ của các anh chị trong Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh để em có thể hoàn thành đề tài của mình.

Học viện Tài chính

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GT Tài chính quốc tế - Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội 2008 2. Các văn bản pháp lý về ODA

- Nghị định 131/2006 ND-CP: ban hành về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

- Thông tư 04/2007/TT- BKH ngày 30/7/2007 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn thực hiện nghị định số 131/2006

- Thông tư 108/2007/TT_BTC ngày 8/9/2007 do bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn quản lý tài chính các chương trình , dự án ODA.

3. Số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam

4. Văn bản ghi nhớ của dự án REEP giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Canada

5. Báo cáo giải ngân của dự án qua 4 năm thực hiện ở tỉnh Quảng Ninh.

6. Báo cáo hội thảo tổng kết dự án REEP ngày 14/1/2011

7. Báo cáo đánh giá các cấu phần hoạt động của dự án của HLHPN tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)