Các giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 59)

Học viện Tài chính Các dự án ODA nói chung và các dự án ODA về phát triển khu vực tư nhân nông thôn Việt Nam nói riêng hiện nay được Chính phủ rất quan tâm vì nhìn chung, Việt Nam là quốc gia đang phát triển và ODA là một trong những nguồn vốn chiến lược quan trọng đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên những khó khăn thách thức trong vấn đề bất cập thủ tục giưa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ hay giữa các nhà tài trợ với nhau là mối đe dọa lớn đối vớ hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA. Chính phủ đã nhận thức được vấn đề này và cùng với các cơ quan hữu quan đang hợp tác nhằm tỉm ra một cách làm thích hợp để khắc phục những bất cập có thể xảy ra trong môi trường nhiều nhà tài trợ.

Trước hết ODA là khoản vay ưu đãi quốc tế của nhà nước, do đó bản thân ODA có chứa đựng yếu tố nước ngoài. Vì vậy khung pháp lý đầu tiên bao giờ cũng là các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc dẫn chiếu.

Nhà nước, Chính phủ cần ban hành quy chế quản lý thu hút, sử dụng ODA theo hướng sau:

- Quản lý minh bạch, có trách nhiệm, theo các quy định trong nước và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống thất thoát, lãng phí. Các địa phương cần nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp lý về ODA thì mới có thể rút ngắn thời gian sửa chữa các chương trình, dự án ODA.

- Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện và đúng quy định. Việc phân cấp quản lý phải rõ ràng, minh bạch tránh hiện tượng chồng chéo, lạm dụng quyền lực. Thể hiện: UBND tỉnh là cơ quan chủ quản trong thu hút, quản lý, sử dụng ODA còn Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về vận động, quản lý, sử dụng ODA.

- Phát triển mạng lưới tư vấn vận động thu hút tài trợ. Để thu hút các nhà tài trợ cần có một mạng lưới tuyên truyền, gặp gỡ với các nhà tài trợ nhằm chỉ rõ nhu cầu của mình và tính khả thi của dự án ODA bên cạnh hội nghị các nhà tài trợ (hội nghị CG) được tổ chức hàng năm. Việc này hết sức quan trọng đối với quá trình thu hút nguồn vốn ODA của mỗi quốc gia.

Học viện Tài chính - Áp dụng chế tài để các đơn vị thụ hưởng sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA. Đây là một biện pháp rất có hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 59)