3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển kinh tế, cần phát triển khu vực nông thôn theo hướng toàn diện, tích cực, vững chắc. Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cần nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển các doanh nghiệp đó gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật… làm chủ doanh nghiệp; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Tiến hành phát triển hoạt động sản xuât kinh doanh theo hướng ngày càng đa dạng, mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực phục cho sản xuât. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần.
Phát triển mạnh kinh tế nông thôn theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế, các công ty mẹ, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Từ đó tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn từ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Học viện Tài chính
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực nông thôn được thành lập mới khoảng 80.000 doanh nghiệp (hàng năm tăng khoảng 20%).
Tỷ lệ tăng trưởng của các doanh nghiệp thành lập mới tại các tỉnh khó khăn là 12% đến năm 2015.
Tạo thêm khoảng 4 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015. Nâng tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa lên 300.000 người.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 4 - 5%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 2.000 USD.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CHO DOANH NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM ODA CHO DOANH NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM
Thời gian qua, đã có khá nhiều dự án được triển khai với mục tiêu chung là hỗ trợ khu vực tư nhân và cụ thể là hỗ trợ các DNNT và các DNNVV nước ta. Mới đây nhất là khoản tài trợ 100 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB thực hiện Chương trình phát triển DNNVV lần thứ 2, CIDA tiếp tục tài trợ 85 triệu CAD cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Nguồn vốn ODA nhìn chung đã đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của khối khu vực tư nhân nước ta, cải thiện một số vấn đề đã trở thành bất cập trong những năm trước khi các chương trình được triển khai. Tuy vậy, vẫn còn đó những bất cập trong quá trình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, gây ra sự lãng phí nguồn đầu tư và gây mất lòng tin từ phía các nhà tài trợ. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho khu vực tư nhân, qua đó góp phần chung thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Sau đây là một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển khu vực tư nhân Việt Nam:
Học viện Tài chính Các dự án ODA nói chung và các dự án ODA về phát triển khu vực tư nhân nông thôn Việt Nam nói riêng hiện nay được Chính phủ rất quan tâm vì nhìn chung, Việt Nam là quốc gia đang phát triển và ODA là một trong những nguồn vốn chiến lược quan trọng đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên những khó khăn thách thức trong vấn đề bất cập thủ tục giưa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ hay giữa các nhà tài trợ với nhau là mối đe dọa lớn đối vớ hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA. Chính phủ đã nhận thức được vấn đề này và cùng với các cơ quan hữu quan đang hợp tác nhằm tỉm ra một cách làm thích hợp để khắc phục những bất cập có thể xảy ra trong môi trường nhiều nhà tài trợ.
Trước hết ODA là khoản vay ưu đãi quốc tế của nhà nước, do đó bản thân ODA có chứa đựng yếu tố nước ngoài. Vì vậy khung pháp lý đầu tiên bao giờ cũng là các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc dẫn chiếu.
Nhà nước, Chính phủ cần ban hành quy chế quản lý thu hút, sử dụng ODA theo hướng sau:
- Quản lý minh bạch, có trách nhiệm, theo các quy định trong nước và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống thất thoát, lãng phí. Các địa phương cần nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp lý về ODA thì mới có thể rút ngắn thời gian sửa chữa các chương trình, dự án ODA.
- Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện và đúng quy định. Việc phân cấp quản lý phải rõ ràng, minh bạch tránh hiện tượng chồng chéo, lạm dụng quyền lực. Thể hiện: UBND tỉnh là cơ quan chủ quản trong thu hút, quản lý, sử dụng ODA còn Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về vận động, quản lý, sử dụng ODA.
- Phát triển mạng lưới tư vấn vận động thu hút tài trợ. Để thu hút các nhà tài trợ cần có một mạng lưới tuyên truyền, gặp gỡ với các nhà tài trợ nhằm chỉ rõ nhu cầu của mình và tính khả thi của dự án ODA bên cạnh hội nghị các nhà tài trợ (hội nghị CG) được tổ chức hàng năm. Việc này hết sức quan trọng đối với quá trình thu hút nguồn vốn ODA của mỗi quốc gia.
Học viện Tài chính - Áp dụng chế tài để các đơn vị thụ hưởng sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA. Đây là một biện pháp rất có hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
3.2.2. Các giải pháp tăng cường nguồn vốn ODA cho phát triển Khu vực nông thôn Việt Nam vực nông thôn Việt Nam
Thứ nhất, Thu hút vốn ODA vào việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế, mở rộng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp...
Thứ hai, Nguồn vốn ODA cần được hỗ trợ cho việc tăng cường thông tin cần thiết cho sự phát triển chung của nền kinh tế, phát triển doanh nghiệp thông qua các diễn đàn, hiệp hội doanh nghiệp, tăng cường đối thoại giưa khu vực tư nhân với nhà nước và các địa phương. Một trong những biện pháp cần thiết hiện nay là thành lập các cơ quan đầu mối thu hút giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn ODA. Các cơ quan này sẽ đại diện cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thu hút, thẩm định quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA phát triển các doanh nghiệp tư nhân.
Thứ ba, Khi thực hiện các dự án ODA cho khu vực nông thôn cần xem xét tình hình thực tế kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia, các vấn đề thực trạng còn tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuât kinh doanh của khu vực nông thôn, từ đó xem xét kết quả và hiệu quả của dự án sau khi kết thúc. Đồng thời cần theo dõi để kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp sau khi dự án kết thúc nhằm đảm bảo tính lâu dài của dự án, tránh tình trạng dự án kết thúc mà không đem lại hiệu quả đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, nếu không xem xét kĩ các yếu tố sẽ dẫn tới sự phát triển không bền vững và lãng phí nguồn vốn, thời gian và công sức của các bên tham gia.
Học viện Tài chính
3.2.3. Hỗ trợ trực tiếp nguồn vốn ODA cho các doanh nghiệp thuộc khu vực nông thôn khu vực nông thôn
Thứ nhất, Áp dụng sự bình đẳng trong hỗ trợ nguồn vốn đối với các thành phần kinh tế. Hiện nay, việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của khu vực nông thôn còn rất nhiều hạn chế và việc tiếp cận với các nguồn vốn ODA của khu vực này hầu như là không có. Trên thực tế khu vực nông thôn được tiếp cận với các nguồn vốn ODA chủ yếu là các chương trình chung hỗ trợ phát triển cho khu vực, ngành, địa phương chứ không có một doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân nào tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn. Trong thời gian tới, đây là một hướng đi đúng đắn cần được triển khai để phát triển hơn nữa các doanh nghiệp nông thôn Việt Nam.
Tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn ODA là một cách bổ sung trực tiếp nguồn vốn cho doanh nghiệp, khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực tư nhân được tạo sự bình đẳng, cả trong lĩnh vực tiếp cận với các nguồn vốn.
Thứ hai, Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp trên cơ sở đồng bộ, hiện đại hóa, đổi mới hình thức và phương pháp sản xuất tiên tiến. Phát triển các doanh nghiệp theo hướng phát triển mở rộng quy mô, đưa các doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ và vừa lên thành doanh nghiệp lớn.
3.2.4 Nâng cao tính hiệu quả với các dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn trên cơ sở tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn thôn trên cơ sở tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, Nâng cao khả năng phát triển cho các doanh nghiệp nông thôn, DNNVV. Hầu hết các DN thuộc khu vực nông thôn nước ta đều thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho họ: như nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin... và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân không có đủ nguồn lực lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn lực có sẵn từ bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những nguồn lực đã được Nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi. Do vậy mà năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đó khó có thể so sánh với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp FDI. Thông qua việc hỗ trợ các gói kỹ
Học viện Tài chính thuật như tăng năng lực cạnh tranh, đào tạo nhân viên, lập kế hoạch tiếp cận nguồn vốn các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn ODA cho khu vực tư nhân nông thôn cũng nên chú trọng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm, các khóa đào tạo cho cán bộ tìm hiểu sâu hơn về ODA, việc sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn vốn này. Đồng thời thành lập các hiệp hội, các diễn đàn doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có hiệu quả hỗ trợ mọi vướng mắc cho doanh nghiệp hoàn thiện trong công tác tổ chức bộ máy, huy động nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động.
Thứ hai, Triển khai các dự án ODA trên cơ sở thực hiện đúng các cam kết, các công việc đã đề ra theo kế hoạch ban đầu của dự án. Các dự án nhìn chung phải được thực hiên đúng mục đích, thống nhất và đồng bộ từ cấp trung ương cho đến địa phương, từ ban quan lý dự án, các cơ quan chủ quản cho đến các ban quản lý mỗi địa phương tiếp nhận nguồn vốn trực tiếp tham gia điều hành dự án. Mọi công việc của dự án cần có kế hoạch cụ thể, các bên liên quan phải họp bàn thống nhất, đồng thời nên đưa ra các mẫu báo cáo tiêu chuẩn đối với từng khoản mục chi tiêu của dự án.
Thứ ba, Các dự án ODA cho phát triển các doanh nghiệp cần được thực hiện đồng bộ và thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, và một yêu cầu quan trọng là nên hướng các dự án ODA đến với tất cả các vùng miền của đất nước để khu vực nông thôn của các vùng, các địa phương có thể được hỗ trợ một cách tối đa, tích cực và nhân rộng ra cả nước. Tránh tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền các thành phần kinh tế và các địa phương.
Thứ tư, Thường xuyên tiến hành mở các cuộc điều tra, lắng nghe mọi đề xuất kiến nghị từ phía khu vực kinh tế nông thôn từ đó đưa ra được các điều chỉnh đúng đắn về chính sách chiến lược, về cơ chế hoạt động từ trung ương đến địa phương. Từ đó phản ánh được một cách chính xác thực trạng của khu vực DNNT, thực trạng sử dụng các nguồn vốn trong đó có nguồn hỗ trợ phát triển ODA cho khu vực này trên cơ sở đó xây dựng được chiến lược phát triển, đề ra kế hoạch thực hiện cho các giai đoạn tiếp theo.
Thứ năm, Thực hiện giám sát chặt chẽ với các dự án ODA cho khu vực DNNT đang thực hiện. Cần phải có cơ quan giám sát độc lập bên cạnh cơ
Học viện Tài chính quan quản lý nguồn vốn để đảm bảo tính khách quan trong việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó cần thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện công việc và báo cáo tài chính tương ứng có kiểm toán độc lập.
Thứ sáu, Đối với các dự án phải đấu thầu, cần tiến hành đấu thầu công khai, các quy định về đầu thầu cần được tuân thủ chặt chẽ. Trong quá trình xét thầu các chuyên gia cần phải xem xét, đánh giá các nhà thầu theo nhiều tiêu chí khác nhau ngoài tiêu chí giá bỏ thầu như năng lực tài chính, năng lực kĩ thuật,…Bên cạnh đó, các thành viên tổ chuyên gia xét thầu phải có trình độ chuyên môn, nắm vững các quy định về đấu thầu trong nước cũng như quốc tế và họ phải là những người có đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp để không bị mua chuộc dẫn đến việc chọn lựa sai nhà thầu. Hơn nữa cần chú ý đến vai trò của tư vấn bởi khả năng chuyên môn và mức độ khách quan để có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế đem lại hiệu quả cao cho việc sử dụng đồng vốn ODA.
3.2.5 Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn
Bố trí vốn đối ứng kịp thời cho dự án. Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Để đảm bảo cam kết vốn đối ứng cần thực hiện các yêu cầu như:
- Ưu tiên bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho dự án trước khi bố trí cho nhiệm vụ khác.
- Nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể