Các giải pháp tăng cường nguồn vốn ODA cho phát triển Khu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 61)

vực nông thôn Việt Nam

Thứ nhất, Thu hút vốn ODA vào việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế, mở rộng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp...

Thứ hai, Nguồn vốn ODA cần được hỗ trợ cho việc tăng cường thông tin cần thiết cho sự phát triển chung của nền kinh tế, phát triển doanh nghiệp thông qua các diễn đàn, hiệp hội doanh nghiệp, tăng cường đối thoại giưa khu vực tư nhân với nhà nước và các địa phương. Một trong những biện pháp cần thiết hiện nay là thành lập các cơ quan đầu mối thu hút giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn ODA. Các cơ quan này sẽ đại diện cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thu hút, thẩm định quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA phát triển các doanh nghiệp tư nhân.

Thứ ba, Khi thực hiện các dự án ODA cho khu vực nông thôn cần xem xét tình hình thực tế kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia, các vấn đề thực trạng còn tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuât kinh doanh của khu vực nông thôn, từ đó xem xét kết quả và hiệu quả của dự án sau khi kết thúc. Đồng thời cần theo dõi để kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp sau khi dự án kết thúc nhằm đảm bảo tính lâu dài của dự án, tránh tình trạng dự án kết thúc mà không đem lại hiệu quả đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, nếu không xem xét kĩ các yếu tố sẽ dẫn tới sự phát triển không bền vững và lãng phí nguồn vốn, thời gian và công sức của các bên tham gia.

Học viện Tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 61)