Nâng cao tính hiệu quả với các dự án phát triển doanh nghiệp nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 62)

thôn trên cơ sở tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, Nâng cao khả năng phát triển cho các doanh nghiệp nông thôn, DNNVV. Hầu hết các DN thuộc khu vực nông thôn nước ta đều thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho họ: như nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin... và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân không có đủ nguồn lực lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn lực có sẵn từ bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những nguồn lực đã được Nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi. Do vậy mà năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đó khó có thể so sánh với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp FDI. Thông qua việc hỗ trợ các gói kỹ

Học viện Tài chính thuật như tăng năng lực cạnh tranh, đào tạo nhân viên, lập kế hoạch tiếp cận nguồn vốn các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn ODA cho khu vực tư nhân nông thôn cũng nên chú trọng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm, các khóa đào tạo cho cán bộ tìm hiểu sâu hơn về ODA, việc sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn vốn này. Đồng thời thành lập các hiệp hội, các diễn đàn doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có hiệu quả hỗ trợ mọi vướng mắc cho doanh nghiệp hoàn thiện trong công tác tổ chức bộ máy, huy động nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động.

Thứ hai, Triển khai các dự án ODA trên cơ sở thực hiện đúng các cam kết, các công việc đã đề ra theo kế hoạch ban đầu của dự án. Các dự án nhìn chung phải được thực hiên đúng mục đích, thống nhất và đồng bộ từ cấp trung ương cho đến địa phương, từ ban quan lý dự án, các cơ quan chủ quản cho đến các ban quản lý mỗi địa phương tiếp nhận nguồn vốn trực tiếp tham gia điều hành dự án. Mọi công việc của dự án cần có kế hoạch cụ thể, các bên liên quan phải họp bàn thống nhất, đồng thời nên đưa ra các mẫu báo cáo tiêu chuẩn đối với từng khoản mục chi tiêu của dự án.

Thứ ba, Các dự án ODA cho phát triển các doanh nghiệp cần được thực hiện đồng bộ và thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, và một yêu cầu quan trọng là nên hướng các dự án ODA đến với tất cả các vùng miền của đất nước để khu vực nông thôn của các vùng, các địa phương có thể được hỗ trợ một cách tối đa, tích cực và nhân rộng ra cả nước. Tránh tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền các thành phần kinh tế và các địa phương.

Thứ tư, Thường xuyên tiến hành mở các cuộc điều tra, lắng nghe mọi đề xuất kiến nghị từ phía khu vực kinh tế nông thôn từ đó đưa ra được các điều chỉnh đúng đắn về chính sách chiến lược, về cơ chế hoạt động từ trung ương đến địa phương. Từ đó phản ánh được một cách chính xác thực trạng của khu vực DNNT, thực trạng sử dụng các nguồn vốn trong đó có nguồn hỗ trợ phát triển ODA cho khu vực này trên cơ sở đó xây dựng được chiến lược phát triển, đề ra kế hoạch thực hiện cho các giai đoạn tiếp theo.

Thứ năm, Thực hiện giám sát chặt chẽ với các dự án ODA cho khu vực DNNT đang thực hiện. Cần phải có cơ quan giám sát độc lập bên cạnh cơ

Học viện Tài chính quan quản lý nguồn vốn để đảm bảo tính khách quan trong việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó cần thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện công việc và báo cáo tài chính tương ứng có kiểm toán độc lập.

Thứ sáu, Đối với các dự án phải đấu thầu, cần tiến hành đấu thầu công khai, các quy định về đầu thầu cần được tuân thủ chặt chẽ. Trong quá trình xét thầu các chuyên gia cần phải xem xét, đánh giá các nhà thầu theo nhiều tiêu chí khác nhau ngoài tiêu chí giá bỏ thầu như năng lực tài chính, năng lực kĩ thuật,…Bên cạnh đó, các thành viên tổ chuyên gia xét thầu phải có trình độ chuyên môn, nắm vững các quy định về đấu thầu trong nước cũng như quốc tế và họ phải là những người có đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp để không bị mua chuộc dẫn đến việc chọn lựa sai nhà thầu. Hơn nữa cần chú ý đến vai trò của tư vấn bởi khả năng chuyên môn và mức độ khách quan để có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế đem lại hiệu quả cao cho việc sử dụng đồng vốn ODA.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)