Tổng quan về dự án “phát triển doanh nghiệp nông thôn (REEP)”

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 31)

của CIDA tài trợ cho tỉnh Quảng Ninh

Dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn (REEP) do Canada tài trợ với mục đích là tăng cường khả năng kiếm sống của người dân thông qua hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các

doanh nghiệp nữ làm chủ ở các cộng đồng nông thôn nghèo và giúp họ hòa nhập vào nền kinh tế chính thống ở ba tỉnh : Quảng Ninh, Hải Dương thuộc khu vực duyên hải Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa ở khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ.Dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn (REEP) nằm trong chuỗi dự án nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng nông thôn Việt Nam do cơ quan phát triển quốc tế Canada ( sau đây gọi tắt là CIDA ) chịu trách nhiệm thực hiện.Dự án được thông qua vào ngày 22/6/2004 tại văn bản ghi nhớ giữa chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Canada về dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn (REEP).

Do thực tập ở sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh nên em xin trình bày nghiên cứu của em về tình hình sử dụng nguồn vốn ODA của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn (REEP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1.1. Tên dự án

Tên đầy đủ của dự án : Dự án phát triển doanh nghiệp Nông Thôn, gọi tắt : REEP. Dự án được chia làm 6 cấu phần lớn kéo dài trong 6 năm từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 3 năm 2011.

2.2.1.2. Nhà tài trợ

Nhà tài trợ : Chính phủ Canada ủy quyền cho cơ quan phát triển Quốc tế Canada (CIDA) chịu trách nhiệm thực hiện.

2.2.1.3. Cơ quan chủ quản

Cơ quan chủ quản : tổ chức OXFAM-QUEBEC là tổ chức trực thuộc CIDA.

2.2.1.4. Chủ dự án

Chủ dự án (đơn vị thực hiện): Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh , Liên minh HTX-DNNQD tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1.5. Ban cố vấn

Ban cố vấn gồm : 1 đại diện của CIDA, 2 đại diện của Ofxam-Québec, 1 đại diện của Liên minh HTX-DNNQD , 1 đại diện của HLHPN tỉnh, các thành viên khác như Trung ương HLHPN Việt Nam và Liên minh HTX- DNNQD Việt Nam

2.2.1.6. Chương trình hoạt động của dự án

Dự án được chia làm 6 cấu phần chính

Hợp phần 1 : nâng cao năng lực của đối tác để cung cấp dịch vụ kinh doanh chất lượng và hiệu quả.

a) Nghiên cứu đánh giá năng lực của các đối tác và lập kế hoạch phát triển năng lực.

b)Thực hiện kế hoạch phát triển Năng lực

c) Hỗ trợ trung tâm phát triển kinh doanh xây dựng và phát triển một chiến lược bền vững về tài chính

d) Quản lý Trung tâm phát triển Kinh doanh: về hoạt dộng và cơ sở vật chất e) Thành lập và quản lý quỹ các sáng kiến đặc biệt

Hợp phần 2 : hỗ trợ đối thoại và điều phối phát triển các chiến lược giới và vì người nghèo cho các doanh nghiệp vừa nhỏ và vi mô.

a) Các đối tác xây dựng các chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô và các dịch vụ phát triển kinh doanh

b) Các cuộc họp và nối mạng giữa các cơ quant ham gia phát triển DNNVV c) Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng đối xử bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp nữ

d) Đối thoại và cộng tác với các tổ chức tài chình về tiếp cận các nguồn tín dụng

Hợp phần 3 : Học tập về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với cách tiếp cận giới.

a) Nghiên cứu ảnh hưởng của việc trao quyền tự chủ kinh tế và ra quyết định cho phụ nữ

b) Nâng cao hiểu biết về tầng lớp doanh nhân c) Phát triển các mô hình có thể nhân rộng

d) Trao đổi kinh nghiệm và tổ chức các chuyến tham quan học tập e) Phổ biến thông tin về các doanh nghiệp do nữ làm chủ

Hợp phần 4 : Nâng cao năng lực và hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nhân.

a) Khảo sát đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp

b)Xác định doanh nghiệp mục tiêu và xây dựng các chiến lược kinh doanh c) Các dịch vụ hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp đơn lẻ d) Các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn và đào tạo cho các nhóm ích lợi

e) Nhận thức về vấn đề việc làm an toàn, công bằng và việc làm ổn định

Hợp phần 5 : Kết nối kinh doanh.

b) Thu nhập và phổ biến thông tin về các nguồn tín dụng, xu hướng thị trường và các ngành kinh doanh

c) Kết nối kinh doanh và diện ảnh hưởng

Hợp phần 6 : Thực hiện dự án hiệu quả

a) Các đối tác, cán bộ của REEP thực hiện báo cáo , xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và hàng quý

b) Quản lý và thực hiện

c) Chiến lược và chính sách lồng ghép giới của dự án d) Giám sát, kiểm soát, báo cáo và đánh giá

2.2.1.7. Mục tiêu của dự án

Mục tiêu chung của dự án là nâng cao đời sống của người dân nông

thôn thông qua tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô, bao gồm các doanh nghiệp do nữ làm chủ ở các vùng nông thôn nghèo ở ba tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng này hội nhập vào nền kinh tế quốc dân.

REEP đặt ra hai mục tiêu cụ thể (kết quả trung hạn của dự án ) :

Cải thiện môi trường, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp do nữ làm chủ, ở các khu vực nông thôn nghèo tại ba tỉnh qua đó góp phần xây dựng bình đẳng giới ở nông thôn Việt Nam.

Tăng số lượng và sức sống của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô, bao gồm các doanh nghiệp nữ, ở các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

Nhóm đối tượng mục tiêu

Nhóm đối tượng mục tiêu của REEP là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô ở các vùng nông thôn.Do nhu cầu của các doanh nghiệp ngày khác nhau tùy theo qui mô doanh nghiệp, yếu tố này sẽ được cân nhắc trong quá trình chọn lựa nhóm đối tượng tượng mục tiêu. Các nhóm đối tượng sẽ được phân loại theo quy mô để đáp ứng nhu cầu của từng loại doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp vi mô chiếm 80% và các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 20% nhóm đối tượng của dự án REEP. Đại đa số các doanh nghiệp vi mô là các doanh nghiệp có trụ sở ở nông thôn và sẽ được hỗ trợ bởi các vệ

tinh của của Trung tâm phát triển doanh nghiệp. REEP sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận theo nhóm trong việc tập hợp các doanh nghiệp có cùng ngành nghề. Theo ước tính trong 80% doanh nghiệp vi mô nêu trên số lượng doanh nghiệp nữ sẽ chiếm 60 đến 80% .

20% nhóm đối tượng còn lại có thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và có thể là các hợp tác xã. Các đối tượng này cũng cần được hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động và đạt mức tẳng trưởng tương xứng. Nhóm đối tượng này sẽ được tiếp cận trên cơ sở riêng rẽ để được sử dụng các dịch vụ của trung tâm phát triển doanh nghiệp, mục đích là để hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển tạo thói quen sử dụng các dịch vụ phát triển doanh nghiệp và thiết lập các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô.

2.1.2.8. Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của dự án tại Quảng Ninh : 4.325.000 CAD tương đương 75,955 tỷ đồng Việt Nam ( theo tỷ giá 1 CAD = 17,562 vnd) trong đó bao gồm :

- Vốn đối ứng : 225.000 CAD (tương đương 4 tỷ vnd) chiếm 5,2% tổng số vốn của dự án. Nguồn vốn trên được tỉnh Quảng Ninh đóng góp thông qua bằng hiện vật và ngân sách tỉnh dùng để cung cấp phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hoạt động và trả lương cho các cán bộ tham gia dự án.

- Vốn tài trợ : 4.100.000 CAD chiếm 94,8% tổng số vốn của dự án. Tổng số vốn trên được phân bố cụ thể ở bảng sau :

Bảng 2.1. Ngân sách của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn (REEP) cho tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị tính: đô la Canada (CAD)

STT Các hạng mục Vốn đóng góp của CIDA Vốn đóng góp của tỉnh QN

1.0 Hỗ trợ kỹ thuật của Canada $1.190.432 (27,53%)

2.0 Các hoạt động

2.1 Xây dựng năng lực $230.000

2.2 Hỗ trợ phát triển KD $918.400

2.3 Nối mạng/phối hợp $359.376

2.4 Phương pháp tiếp cận giới $100.000 2.5 Thực hiện dự án có hiệu quả $636.825

Tổng chi phí các hoạt động $2.243.241 (51,87%)

3.0 Tổng chi phí hỗ trợ hoạt động

dự án

$666.327 (15,40%) 225.000

TỔNG CỘNG $4.100.000 (94,80%) 225.000(5,20%)

Hình thức viện trợ của CIDA là viện trợ không hoàn lại. Trong tổng số vốn 4.100.000CAD CIDA tài trợ có 1.190.432 CAD dành cho chương trình hỗ trợ kĩ thuật của Canada bao gồm 1 giám đốc người Canada làm việc toàn bộ thời gian và các nhà tư vấn người Canada thuê theo hợp đồng ngắn hạn tại từng thời điểm, 2.243.241 CAD được sử dụng để triển khai các hoạt động tại Việt Nam và chương trình này đòi hỏi 6 cán bộ người Việt Nam làm việc toàn bộ thời gian với các đối tác để hỗ trợ thực hiện dự án, ngoài ra 666.327 CAD để trả lương cho hai cán bộ người Việt Nam sẽ làm việc toàn bộ thời gian tại văn phòng dự án để hỗ trợ hoạt động và 1 số phiên dịch làm việc bán thời gian theo từng thời điểm.

2.2.1.9 Cơ cấu quản lý của dự án

Sơ đồ tổ chức dưới đây minh họa cơ cấu quản lý, bao gồm mối quan hệ trực thuộc, theo hợp đồng và theo chức năng, và thành phần tham gia các ban khác nhau của dự án.

Sẽ không có đơn vị quản lý Dự án vì Oxfam Quebec được CIDA giao trách nhiệm là cơ quan thực hiện dự án phối hợp với các cơ quan đối tác ở mỗi địa phương triển khai thực hiện dự án. Thêm vào đó, hai tổ chức đối tác của Dự án ở tỉnh Quảng Ninh sẽ có Trách nhiệm quản lý dự án thông qua Trung tâm phát triển Doanh nghiệp. Vì tính bền vững của dự án sẽ không có

đơn vị Quản lý dự án bổ sung nào ngoài Trung tâm phát triển doanh nghiệp. Các đối tác dự án sẽ tham gia vào quá trình đưa ra quyết định thông qua việc tham gia vào ba ban của Dự án và cử đại diện của mình tham gia vào từng ban. Oxfam Quebec cũng sẽ bố trí đại diện của mình tham gia vào mỗi ban và sẽ dần dần đảm nhận vai trò cố vấn trong quá trình thực hiện dự án.

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức của dự án REEP

Sơ đồ tổ chức

Chính phủ Việt Nam (UBND làm đại diện)

Liên minh HTX & Hội Liên hiệp Phụ

nữ cấp tỉnh BDC vệ tinh cấp huyện/xã Các doanh nghiệp mục tiêu Chú thích Báo cáo Tham gia Thông tin Chính phủ Canada (CIDA làm đại diện) CIDA Ban Cố vấn Dự án Oxfam - Quebec Ban chỉ đạo Dự án cấp tỉnh Ban điều hành Dự án cấp tỉnh BDC cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)