Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 64)

Bố trí vốn đối ứng kịp thời cho dự án. Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Để đảm bảo cam kết vốn đối ứng cần thực hiện các yêu cầu như:

- Ưu tiên bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho dự án trước khi bố trí cho nhiệm vụ khác.

- Nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối ứng, đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ đồng thời phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết với phía nước ngoài.

- Phải có sự phân bổ cụ thể cho từng nguồn vốn đối ứng như: nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn đóng góp của người dân hưởng lợi từ dự án.

- Kế hoạch vốn đối ứng phải được lập cùng với kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài của các chương trình dự án sử dụng ODA.

Học viện Tài chính - Cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng của dự án phù hợp với quy định của chính phủ và không được sử dụng vốn đối ứng ngoài mục đích, nội dung của dự án.

3.2.6. Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ODA có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công của dự án. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý và một số nhà tài trợ nước ngoài thì một trong những nguyên nhân chính làm cho tốc độ giải ngân các dự án ODA chậm trong thời gian vừa qua là năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của những cán bộ tham gia trong các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện không đáp ứng được yêu cầu. Việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý có thể được thực hiện với những biện pháp sau:

- Khuyến khích những cán bộ quản lý tự nghiên cứu nâng cao năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ trong công việc mình phụ trách.

- Vận động các nhà tài trợ nước ngoài tài trợ cho các khóa học nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý.

- Đẩy mạnh các chương trình đào tạo, huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng ở tất cả các cấp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ODA. Các cán bộ quản lý ODA cần phải có kiến thức đầy đủ về các mặt trong việc thực hiện triển khai sử dụng vốn của dự án ODA.

- Thay đổi chính sách tiền lương hợp lý hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực nhà nước với các khu vực khác trong vấn đề tuyển dụng lao động có năng lực và trình độ.

- Hình thành mạng lưới hoạt động thường xuyên giữa Bộ và cơ sở. Ở các sở phải có một cán bộ lãnh đạo phụ trách công tác hợp tác quốc tế. Có như vậy mới tạo ra một mạng lưới thống nhất dễ dàng cho công tác quản lý từ trên xuống cũng như việc cập nhật chủ trương chính sách thường xuyên của cơ sở.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)