7. Kết cấu của luận văn
2.1. Yếu tố dân gian trong cốt truyện
Từ điển thuật ngữ Văn học định nghĩa: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện". Vì vậy cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng trong những tác phẩm văn học, những sáng tác nghệ thuật. Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm” [22, 99].
Hầu hết cốt truyện của các truyện trong Truyện cổ Phật giáo kể về những con
người hướng theo đạo Phật. Đó là những người tu hành, các vị hoàng tử, những đấng thiền sư tối cao, những người nông dân với một lòng hướng phật. Họ ra sức bố thí, cứu giúp chúng sinh, khuyên can con người bỏ ác theo thiện, mang trong mình tư tưởng Phật giáo. Những truyện đó đưa ra cho chúng ta những bài học, những lời căn dặn, dạy bảo của Đức Thích Ca Mâu Ni để hướng con người tới “chân, thiện, mỹ”. Hầu hết các truyện đều chứa đựng “màu sắc” của Phật giáo đậm nét, yếu tố Phật giáo là tiền đề cho câu chuyện hoặc cô đọng trong mỗi kết thúc để trở thành một định nghĩa sau nhiều phép chứng minh. Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy trong mỗi câu chuyện ấy là sự gần gũi, dễ đọc, dễ thuộc và đặc biệt là cốt truyện mang những nét tương đồng với truyện dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích và truyện ngụ
ngôn. Với hơn một trăm truyện trong hai tập Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh
Chiếu sưu tầm chúng tôi thấy được rằng số lượng cốt truyện mang bóng dáng của truyện dân gian chiếm tỷ lệ khá lớn chiếm khoảng 66% trên tổng số truyện tức
84/128 Truyện cổ Phật giáo, điều này dường như hé mở nguyên nhân tại sao Phật giáo lại gần gũi với người dân, thấm nhuần trong mỗi người dân và để rồi những câu chuyện về Phật giáo, những bài kinh, bài kệ, quá trình tu luyện của các vị thiền sư, tư tưởng Phật giáo trở thành những truyện dân gian lưu truyền ngàn đời.