Motif sự chết, hóa thân (motif tái sinh)

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Motif sự chết, hóa thân (motif tái sinh)

Trong Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa về sự tái sinh. Tái sinh mang ba ý nghĩa

chính: Một là, sinh lại một kiếp khác, theo thuyết luân hồi của đạo Phật. Hai là, làm cho hoặc được làm cho sống lại, sinh sôi nảy nở lại. Ba là, làm ra trở lại thành một

nguyên liệu từ các phế liệu. Nếu như trong Truyện cổ Phật giáo có sự tái sinh mang

hình thức chuyển từ kiếp này sang kiếp khác theo thuyết luân hồi của đạo Phật thì trong motif tái sinh của truyện cổ tích trong truyện dân gian có sự ảnh hưởng nhưng vẫn mang những đặc tính riêng của nó. Motif tái sinh (hóa thân) này chính là chức năng thứ 32 trong Luận án tiến sỹ của T.S Tăng Kim Ngân thống kê theo sơ đồ của V.IA.Propp. Trần Đức Ngôn coi đây là chức năng thứ 32 – một chức năng chỉ có trong truyện cổ tích thần kỳ Việt.

Motif hóa thân (tái sinh) có thể được xem là một motif khá quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Motif này xuất hiện nhiều trong cả thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian và trong những tác phẩm truyền kỳ của văn học thành văn... Motif tái sinh theo nhà nghiên cứu Th.S La Mai Thi Gia định nghĩa “motif tái sinh là những tình tiết dùng để miêu tả hiện tượng chết đi và sống lại của nhân vật trong truyện kể, bao hàm hình thức sống lại thành người và cả sống lại thành vật” [18]. Theo nhà nghiên cứu, motif tái sinh sẽ nổi lên ba loại dạng thức chính: 1. Nhân vật sống lại thành người chỉ qua một lần tái sinh. 2. Nhân vật sống lại thành người sau khi đã hóa thân thành nhiều hình dạng khác nhau. 3. Nhân vật sống lại thành vật. Tùy theo mỗi thể loại thần thoại, truyền thuyết hay truyện cổ tích, motif tái sinh ẩn chứa trong đó những ý nghĩa biểu hiện về nội dung, chủ đề, tư tưởng khác nhau.

Cụ thể vào trong Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm, ta bắt gặp

motif này xuất hiện trong 7/128 truyện cổ Phật giáo: Người mẹ, Tình ân ái là gốc

của sự sanh tử, Công Đức sám hối, Tai hại của tham ái, Một chồng hai vợ, Lòng kiên nhẫn, Chuyện bảy cái lọ vàng và sự tích bánh cốm. Tuy nhiên mật độ xuất hiện ở mỗi truyện dày đặc, tổng số lần xuất hiện motif hóa thân (tái sinh) lên tới 22 lần/7

truyện. Trong đó có những truyện có motif hóa thân nhiều như: Tai hại của tham

trên ta có thể thấy các truyện đều tuân theo đúng các kiểu tái sinh trong truyện cổ dân gian. Kiểu thứ nhất trong motif tái sinh, nhân vật sống lại thành người chỉ qua

một lần hóa thân có trong truyện Lòng kiên nhẫn: Đức Bồ Tát đầu thai làm con một

vị thương gia rất giàu và lấy lại nước Ka Ci. Kiểu thứ hai trong motif tái sinh: Nhân vật sống lại thành người sau nhiều lần hóa thân thành nhiều hình dạng khác nhau có

trong truyện Tai hại của tham ái: Người vợ độc ác giết chồng của mình nhưng do

người chồng thương vợ đã lần lượt hóa thân thành nhiều hình dạng khác nhau để được ở bên vợ. Lần đầu hóa thành thằn lắn, lần hai đầu thai thành con chó trong nhà, lần thứ ba hóa thành con bò đực, lần cuối cùng người chồng đã hóa thân thành con của người vợ. Trải qua bao kiếp các nhau: thằn lằn, chó, bò đực người chồng

mới có thể về kiếp làm người. Hay như trong truyện Một chồng hai vợ cũng có sự

tái sinh liên tiếp như vậy: Người vợ cả và người vợ hai sau khi chết đã lần lượt hóa kiếp trả thù lẫn nhau. Vợ nhỏ sanh làm con mèo cái, còn người vợ lớn sanh làm con gá mái ở chung một nhà. Kiếp thứ ba, sau khi chết, gà sanh làm con beo cái, còn mèo thì sinh làm nai cái. Mỗi khi nai sinh con thì beo ta tìm đến ăn thịt nai con, và cuối cùng giết luôn cả nai mẹ. Kiếp thứ tư, sau khi chết nai cái sanh làm hung thần, còn beo sanh làm con gái của một gia đình giàu có. Đến tuổi trưởng thành cô gái về nhà chồng. Cứ mỗi lần sinh nở là hung thần hóa làm người bạn đến chơi để rồi thừa ơ chụp lấy hài nhi ăn thịt, lần thứ hai, tấn tuồng quái gở của hung thần và cảnh nát lòng của người mẹ cũng diễn ra như trước...”. Rồi motif hóa thân liên tiếp này cũng

xuất hiện trong truyện Chuyện bảy cái lọ vàng: Ông nhà giàu nhưng keo kiệt không

dám tiêu gì chết đi bị đọa làm rắn độc, quanh quẩn xó nhà giữ vàng. Năm tháng trôi qua căn nhà mục nát sụp đổ, rắn ấy bị chết. Bởi tâm quá tham tiếc nên lại đọa làm thân rắn một lần nữa để coi giữ vàng. Sau khi rắn cúng dường cả bảy lọ vàng xong

rắn mới chết, được danh lên cõi trời Đao Lợi. Trong truyện Sự tích bánh cốm Quốc

vương do những thói tham của mình nên đã phải đầu thai thành những kiếp vật khác nhau để cuối cùng làm ra một thứ bánh mang tên bánh cốm. Đó là những kiếp lừa, cá, chim, muỗi, và giống lúa...Kiểu thứ ba phổ biến trong motif tái sinh của truyện cổ dân gian, nhân vật hóa thành vật. Kiểu motif này cũng xuất hiện trong truyện cổ

dạng khác nhau, cuối cùng linh hồn vua đầu thai thành một giống làm thành loại

bánh mang tên bánh cốm để dâng lên Phật. Hay trong truyện Tình ân ái là gốc của

sự sanh tử: Người vợ sau khi người chồng chết, người vợ vì thương khóc mà khóc chồng, người vợ gục mặt vào chồng khóc, nên thần thức ông chui vào lỗ mũi vợ,

hóa thành một con sâu. Hoặc trong truyện Công Đức sám hối cũng vậy, Bà Hy Thị

chết, đầu thai thành con rắn mãng xà ở sau hậu cung vua. Truyện Người mẹ cũng

xuất hiện motif hóa thân thành con vật như vậy, người mẹ do tâm niệm độc ác và tiếc của người mẹ đã đầu thai vào kiếp chó và về giữ nhà bo bo lấy tài sản... Chỉ với

bảy truyện trên tổng số 128 truyện trong Truyện cổ Phật giáo nhưng motif hóa thân

trong Truyện cổ Phật giáo đã mang đầy đủ đặc điểm chung nhất của motif hóa thân

(tái sinh) trong truyện cổ dân gian. Yếu tố dân gian trong Truyện cổ Phật giáo qua

motif hóa thân này rất đậm đặc, chứa đựng những nét đặc trưng riêng của truyện văn học dân gian, đặc biệt truyện cổ tích.

Tuy nhiên, motif hóa thân chính là giáo lý căn bản của Phật giáo: “thuyết tái sanh là giáo lý căn bản của Phật giáo, mặc dầu mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là Niết Bàn – sự chấm dứt tái sanh – có thể thành đạt ngay trong kiếp sống hiện tại. Lý tưởng của chư vị Bồ Tát hay Bồ Tát Đạo, và giáo lý về con đường giải thoát cũng đều đặt nền tảng trên thuyết tái sanh” [18]. Trong Phật học cơ bản, Minh Chí cũng đã khẳng định về thuyết tái sanh này: “Thuyết tái sinh khẳng định rằng, con người cũng như mọi loài hữu tình, không chỉ phải sống một đời mà đã từng sống nhiều đời nữa. Và sức mạnh dẫn con người sống đi sống lại nhiều lần như vậy là nghiệp lực, tức là sức mạnh của nghiệp. Thành quả của mọi việc làm của chúng ta trong đời này, tạo thành một sức mạnh, gọi là sức mạnh của nghiệp tái sinh, đẩy chúng ta tới một cuộc sống mới, một cuộc đời khác, trong đó thân phận và hoàn cảnh sống của chúng ta là do thành quả các nghiệp đời này quyết định”.

Không phải ngẫu nhiên motif hóa thân (tái sinh) này lại có xuất hiện cả ở kinh

Phật hay chính là trong những Truyện cổ Phật giáo và trong văn học dân gian. Đây

chính là sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau của văn học Phật giáo và văn học dân gian. Để rồi, motif tái sinh nằm trong giáo lý nhà Phật còn motif sự chết, hóa thân này trở thành chức năng 32 đặc trưng trong truyện cổ tích thần kỳ của Người Việt.

Motif hóa thân trong những Truyện cổ Phật giáo này gồm những hình thức hóa thân khác nhau: hóa thân tái sinh vì duyên nợ, luyến tiếc của cải, tái sinh để báo oán, tái sinh để hưởng phúc, hóa thân để sám hối. Những hình thức hóa thân này phụ thuộc vào mục đích của cốt truyện, chủ đề mục tiêu hướng tới của những tác giả dân gian.

Hóa thân vì duyên nợ là hình thức tái sinh phổ biến nhất trong truyện cổ dân

gian, cũng như Truyện cổ Phật giáo. Nếu như trong truyện cổ tích ta có những

truyện cổ tích đầu thai thành các kiếp khác nhau vì lưu luyến người thân như trong

Tấm Cám. Tấm bị mẹ con Cám giết chết nhưng do lưu luyến nhà vua mà hồn tấm đã biến thành chim Vàng Anh để luôn kề cạnh Vua hót và chơi với vua, khi Vàng Anh bị mẹ con Cám giết tiếp thì hồn lại biến thành cây xoan đào để mắc võng, che mát cho Vua ngủ. Đây chính là sự hóa thân vì lưu luyến người thân, vì duyên nợ. Trong số những truyện cổ Phật giáo chứa motif hóa thân này chúng tôi cũng thấy

được điều này trong truyện Tình ân ái là gốc của sự sanh tử: vợ giục mặt vào người

chồng khóc khi chồng chết, nên thần thức của ông đã chui vào lỗ mũi vợ, hóa thành

một con sâu để được bên cạnh vợ. Truyện Tai hại của tham ái kể về sự đầu thai của

người chồng bị vợ giết nhưng người chồng vẫn rất thương vợ, nên đã lần lượt đầu thai thành các con vật để được gần vợ như con thằn lằn, lần thứ hai hóa thân thành con chó trong nhà, lần thứ ba thành con bò đực và cuối cùng là thành con của người vợ. Motif hóa thân do duyên nợ từ kiếp trước, lưu luyến tình thân này là một trong motif thể hiện được ý nghĩa quan trọng trong quan niệm dân gian. Đó chính là sự ca ngợi tình thân, tình yêu của con người trong xã hội, dù có chết đi thì kiếp sau họ vẫn tìm thấy nhau. Đồng thời, motif tái sinh do duyên nợ này cũng thể hiện được ý nghĩa về sức mạnh mãnh liệt của nhân vật chính đại diện cho cái thiện. Đó là những anh chồng hiền lành, thương yêu vợ dù vợ đã hạ độc giết chết mình, đó là người chồng lưu luyến vợ khi chết đi... Vì vậy những con người ấy sẽ được tái sinh, họ dù bị hãm hại, dù chết đi vẫn tái sinh trong một chút tro tàn. Điều đó thể hiện được quan niệm của Phật giáo và cả của dân gian “ở hiền gặp lành” và cái thiện luôn thắng.

Một hình thức hóa thân nữa cũng rất phổ biến trong truyện dân gian và truyện cổ tích là hóa thân để báo oán. Trong hình thức này, các nhân vật được tái sinh trong

các kiếp sau và tiếp tục giải quyết những ân oán đã gây ra trong kiếp trước. Nếu như trong truyện Tấm Cám, cô Tấm là nhân vật bị hại, cô bị sát hại từ lần này sang lần khác và cô được đầu thai thành nhiều kiếp: làm con vật, làm cây, đồ vật, làm quả rồi làm người. Theo như chúng tôi đã phân tích, sự hóa thân ở đây cũng bắt nguồn từ yếu tố duyên nợ, sự lưu luyến tình yêu với vua để rồi Tấm hóa thân để được ở bên vua. Nhưng đến cuối chuyện có những chi tiết, Tấm trở nên xinh đẹp, Tấm đã xúi Cám dội nước sôi lên người để được xinh đẹp như Tấm, rồi Cám chết nhăn răng. Tấm còn lấy Cám làm mắm gửi cho mụ Dì ghẻ ăn, để rồi mụ ta đã sợ quá phát điên, chết tại chỗ. Phải chăng đến đây chúng ta sẽ phải đặt ra một sự nghi ngờ rằng sự hóa thân của Tấm cũng bắt nguồn từ sự báo oán. Tấm lần lượt hóa thân, để rồi trở thành người và để báo thù những người đã làm mình đau khổ trầm luân. Trong

truyện “Mối thù truyền kiếp” con cá chình biến thành nhà sư, tới khuyên người đánh

cá đang chuẩn bị thuốc độc để bắt mình từ bỏ việc làm thất đức nhưng thất bại. Sau khi bị bắt và bị ăn thịt, nó đầu thai làm con của vợ chồng người đánh cá, tiêu tán hết

gia tài của họ khiến họ trở nên nghèo khổ và qua đời. Trong Truyện cổ Phật giáo

chúng tôi cũng thấy được sự hóa kiếp để báo oán này rất rõ nét. Đó là trong truyện

Một chồng hai vợ, hai người vợ đã lần lượt đầu thai, chịu mối oan từ các kiếp nên họ giết hại lẫn nhau, hộ đầu thai vào kiếp khác nhưng đều tìm cách trả thù nhau. Đó là một điển hình cho sự hóa thân để báo oán.

Trong hình thức, tái sinh để sám hối, các nhân vật do thực hiện điều cấm kị hoặc tham lam, làm những điều sai trái sẽ bị hóa thân biến thành con vật để trừng trị. Đặc

điểm này rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam như: Sự tích cá he, Sự tích

chim bìm bịp I, Sự tích cái bình vôi, Ông sư hóa thành con ếch. Đó là nhà sư không làm tròn bổn phận lời hứa của mình, vứt bộ lòng của người Phật tử khi họ kính nhờ dâng lên Phật Tổ mà đạo không thành. Ông ta bị trừng trị phải quay lại tìm cho ra bộ lòng đó ở biển mới được chân thành và hóa thành cá he. Truyện kể về một nhà sư mang trong lòng sự ác độc đã xúi tên trộm sau khi ăn năn hối lỗi rằng muốn sửa lỗi phải trèo lên trên ngọn cây trước chùa chắp tay kính Phật rồi nhảy xuống. Tuy nhiên do lòng thành, tên trộm đã động đến đạo Phật, hắn được Phật ra tay đỡ lấy khi nhảy xuống và tu thành chính quả. Còn nhà sư thấy vậy cũng bắt chước cách làm đó

và đã bị cành cây đâm xuyên thủng bụng. Ông ta chết hóa thành cái bình vôi (Sự tích cái bình vôi). Trong những truyện Phật giáo này, chúng tôi cũng thấy sự tương đồng về nội dung trong một số truyện mang yếu tố hóa thân sám hối như vậy. Người mẹ do tâm niệm độc ác và tiếc của nên sau khi chết người mẹ đầu thai vào kiếp chó để bo bo giữ lấy của cải tài sản, chỉ khi nào tài sản đó được cúng dường

hết người mẹ mới được thoát khỏi kiếp chó, đầu thai sang kiếp khác (Người mẹ).

Trong truyện Công Đức sám hối, Bà Hy thị phải đầu thai làm con rắn mãng xà ở

sau hậu cung. Chuyện bảy cái lọ vàng cũng vậy, người ham làm giàu đó tích của

cải thật nhiều, không dám ăn, không dám mặc, cũng không bố thí giúp đỡ ai, không cúng dường. Chính vì sự tham lam, bủn xỉn này mà ông ta chết đi bị đọa vào làm rắn độc, ngày ngày quanh quẩn ở xó nhà giữ vàng. Nhưng thú vị hơn là năm tháng trôi qua căn nhà mục nát, sụp đổ, rắn ấy cũng chết. Bởi tâm quá tham tiếc nên con rắn lại đọa một lần nữa làm thân rắn để coi giữ trên đống đất chôn vàng. Đây chính là sự trừng phạt, sự hóa thân để sám hối, không được siêu thoát. Phải sau khi rắn cảm thấy được tội lỗi của sự tham lam nên đã cúng dường toàn bộ bảy lọ vàng của mình, đến khi đó rắn mới chết được sanh lên cõi trời Đao Lợi. Trải qua rất nhiều lần hóa thân, nhân vật tâm tham ấy mới được đầu thai lên cõi trần, mới thoát khỏi khiếp đầy ải. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất về sự hóa thân sám hối. Một trường

hợp nữa trong Sự tích bánh cốm cũng thể hiện rõ được đặc điểm này. Điều thú vị

thể hiện được ở việc xuất hiện sự thần kỳ, phân thân. Câu chuyện kể về hóa thân của “lục tặc” của Quốc vương hiện tại: Nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân, ý của Quốc Vương. Vì nhân vì giả thân tứ đại của Quốc vương sắp tan rã nên lục tặc phải đầu

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)