Motif trừng phạt

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.Motif trừng phạt

Sự trừng phạt là một trong những kết thúc phổ biến trong những truyện cổ tích. Các truyện cổ tích thường được kết thúc với sự ban thưởng của nhân vật chính – nhân vật thiện, còn sự trừng phạt là sự kết thúc dành cho nhân vật độc ác, tham lam, gian ác làm những điều bất lương: người anh chiếm đoạt hết gia tài của em, người

dì ghẻ độc ác giết hại con chồng, những kẻ nhà giàu tham lam, độc ác, những quan lại dâm dục, cậy quyền cậy thế cướp đoạt vợ người, những người vợ phản bội... Cách trừng phạt tiêu biểu là khiến các nhân vật này trở nên xấu xí hay mất hết tài sản, của cải, có khi mất cả tính mạng. Lực lượng trừng phạt thường là siêu nhiên, cũng có một số truyện không có sự tham gia của yếu tố thần kỳ thì là những quan lại nghiêm minh, công bằng.

Sự trừng phạt ảnh hưởng trong truyện cổ tích bắt nguồn từ tư tưởng, quan niệm của dân gian “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Đây cũng là triết lý mà đạo Phật hướng tới. Phật giáo mang tư tưởng hướng tới “chân, thiện, mỹ” của con người, mang lại những lời khuyên răn con người phải sống thành thật, theo sự từ bi của Phật Tổ, mở lòng với tất cả mọi người, dù họ xấu xa, ác độc, phải biết tha thứ, không ghen ghét, đố kỵ, biết chia sẻ bố thí cúng dường. Mặc dù, Phật giáo cũng đưa ra cho chúng ta những bài học về “gieo nhân nào gặp quả nấy” tuy nhiên số lượng những truyện phản ánh tư tưởng ấy sẽ không đậm nét như trong truyện cổ tích. Nhân vật trong Phật giáo cũng được chia ra làm nhân vật tốt và nhân vật xấu, tuy nhiên nếu như trong truyện cổ tích, nhân vật xấu sẽ bị trừng trị thích đáng như “lý

thông phải biến thành con bọ hung” (Thạch sanh), Cám bị dội nước sôi chết nhăn

răng, mụ Dì ghẻ ăn thịt con xong ngã đùng xuống đất chết (Tấm Cám), người anh

tham lam nhặt nhiều vàng nên đã bị rơi xuống vực sâu chết” (Cây khế)...còn trong

Truyện cổ Phật giáo hầu hết là sự hướng thiện, nhân vật có sự thay đổi từ xấu sang tốt, chỉ cần những người đó họ biết ăn năn hối cải, biết quay đầu làm nhiều việc

thiện. Vì vậy, yếu tố trừng phạt trong Truyện cổ Phật giáo sẽ không phong phú như

trong truyện dân gian.

Tuy nhiên, trong những truyện cổ Phật giáo này, ta cũng bắt gặp những yếu tố trừng phạt có những nét tương đồng với những câu chuyện cổ dân gian của văn học

dân gian. Trong số 128 truyện trong Truyện cổ Phật giáo của Minh Chiếu, chúng

tôi liệt kê được có tới 12 truyện có chứa motif trừng phạt này, chiếm khoảng 8,5% truyện cổ Phật giáo. Đặc biệt motif trừng phạt có nhiều kiểu trừng phạt như trong truyện cổ dân gian: trừng phạt do trời trừng phạt, do vua hoặc một thế lực khác, bị chính nhân vật giết trả thù.

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 98)