Yếu tố dân gian qua nhân vật trong Truyện cổ Phật giáo

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.Yếu tố dân gian qua nhân vật trong Truyện cổ Phật giáo

2.2.1. Nhân vật mang đậm tính chất cổ tích

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học định nghĩa: “Nhân vật là con người cụ thể được

miêu tả trong tác phẩm văn học”. Nhân vật luôn là trung tâm trong cốt truyện thể hiện chủ đề, đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật luôn là linh hồn tác phẩm. [22, tr.226].

Trong Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm, nhân vật truyện khá

phong phú gồm có những đạo sĩ, Phật tử, nhà sư, bồ tát, vị La Hán, hoàng tử, công chúa, vua, hoàng hậu, những người nông dân nghèo, thợ săn, phú hộ, tiểu thư khuê

các... Đặc biệt, trong Truyện cổ Phật giáo nhân vật mang đặc điểm, chức năng nhân

vật của truyện cổ tích, hé mở cho ta về sự ảnh hưởng, tiếp nhận lẫn nhau giữa truyện cổ dân gian và truyện cổ Phật giáo.

Cứ nhắc đến những truyện cổ tích, mỗi người sẽ nhớ đến những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử bạch mã tài giỏi, những vị vua tốt bụng, những bà tiên có phép thuật, những chú lùn của xứ sở thần tiên, những con vật biết nói, hay những mụ phù thủy ác độc, những con quỷ gian xảo, những cậu bé cô bé thông minh... Để rồi ai cũng mê mẩn truyện cổ tích từ chính hình tượng các nhân vật tuyệt vời đó.

Trong Truyện cổ Phật giáo do Minh Chiếu sưu tầm, chúng ta sẽ thấy có những nhân vật cổ tích “ngật ngưỡng bước ra”, những nhân vật ấy vô cùng quen thuộc và phổ biến trong truyện cổ dân gian hay cụ thể là truyện cổ tích. Đó là những ông vua, bà hoàng hậu, các vị hoàng tử, những nàng công chúa, bà tiên, ông tiên mang phép thần tiên, những người nông dân nghèo khổ, những con người thông minh tài giỏi, và những con quỷ ác độc ăn thịt người. Những nhân vật ấy khiến cho truyện cổ Phật giáo gần gũi, quen thuộc với mỗi chúng ta hơn.

Đầu tiên, truyện cổ tích gắn liền với những vị vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng

tử/thái tử và trong Truyện cổ Phật giáo này cũng xuất hiện rất nhiều những nhân vật

đó. Câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật, tính cách nhân vật, thiện hay ác, mang tấm lòng bao dung độ lượng như Đức Phật. Nhân vật vua chiếm tần xuất khá lớn khoảng 29/128 truyện Phật giáo (trong đó khoảng 84 truyện mang yếu tố truyện dân gian, còn lại 44 truyện mang tư tưởng đạo Phật sâu đậm, mang tính thuần Phật). Những ông vua này cũng được chia làm nhiều tính cách khác nhau, có ông vua thanh liêm, mang hình bóng của một đức Phật, cứu nhân độ thế, luôn nghĩ cho đất nước, cho dân chúng như vua Thi Tí “lấy phép chơn chánh trị vì, chẳng hề làm tổn

lê dân” trong (Bố thí bất nghịch lý), vua Mỹ Tuấn trong Vua cò trắng – một vị vua

trẻ, cai trị đất nước phồn thịnh, nhà vua xem dân như con, tính tình thật là dễ chịu”,

hay tấm gương trị dân rất công bình của vua A Dục trong truyện Cặp mắt thái tử

Câu Na La ông từ một người hay giận dữ trở nên hiền từ dịu dàng “ngài lập bệnh viện để chữa trị người bệnh, lập công viên để người và vật có chỗ nghỉ ngơi, sai đào giếng để khách bộ hành và vật khỏi bị khát nước, sai trồng hai bên đường những cây ăn quả để làm thuốc”, hoặc vị vua Cảnh Diện... Nhân vật vua được nhắc đến với mật độ khá lớn, các vị vua trở thành nhân vật chính ở các truyện, tuy nhiên về nội dung truyện, tính cách của các nhân vật này thì lại mang đậm tư tưởng của đạo Phật, là phật tử của đạo Phật nhằm truyền bá tư tưởng Phật giáo.

Nhân vật hoàng hậu cũng được nhắc đến khá nhiều trong các truyện của Truyện

cổ Phật giáo như trong truyện: Vua cò trắng, Nàng Ưu Đà Di, Xâu ngọc...nước, Công đứa sám hối; Hoàng hậu Vi Đề với Pháp môn Tịnh Độ, Hoàng tử A Xà Thế, Đại vương và khỉ chúa, Cặp mắt thái tử Câu Na La... Số lượng nhân vật Hoàng hậu

xuất hiện trong truyện mặc dù không nhiều bằng nhân vật vua, hoàng tử, công chúa, nhưng hoàng hậu xuất hiện gắn liền với các nhân vật đó, trở thành nhân vật phản diện hoặc nhân vật tốt bụng. Có vị hoàng hậu là một người dì ghẻ, có ý định giết hại con trai riêng của vua, hoặc hoàng hậu có ý hại người khác rồi bị báo ứng, hay hình ảnh hoàng hậu bị bắt cóc... Nhân vật hoàng hậu không phải nhân vật chính ở truyện cổ Phật giáo nhưng ta cũng thấy có nét tương đồng giữa hoàng hậu với nhân vật

trong truyện cổ tích. Nhân vật hoàng hậu trong Cặp mắt thái tử Câu Na La tìm cách

hại thái tử Câu Na La – con của chồng giống như nhân vật hoàng hậu trong truyện

Nàng Bách Tuyết và bẩy chú lùn, hoàng hậu tìm mọi cách để giết hại cô công chúa bé nhỏ, mối quan hệ giữa hai nhân vật ở đây cũng xoay quanh mối qua hệ dì ghẻ con chồng.

Trong số các nhân vật của truyện cổ Phật giáo liên quan đến truyện cổ dân gian, có lẽ nhân vật thái tử hay hoàng tử là nhân vật được miêu tả, xoay quanh nhiều nhất, hầu hết các truyện đều có sự xuất hiện của hình ảnh một thái tử, hoàng tử tốt bụng, có tài. Theo khả o sát của chúng tôi, nhân vật thái tử/ hoàng tử có mặt trong

khoảng 14 lần/128 truyện cổ Phật giáo,trong những truyện sau: Bố thí bất nghịch lý,

Nàng Ưu Đà Di, Tiếng đàn ai oán hay là lòng thương của một vị hoàng tử, Công chúa Thuần Nhẫn, Cặp mắt thái tử Câu Na La, Một câu đáng giá nghìn vàng, Tình thương và cừu hận, Hoàng tử hiếu thảo, Công đức sám hối, Hoàng hậu Vi Đề và Pháp môn Tịnh độ, Tác hại của sân hận, Cò và cua, Đạo đức trở về... Trong đó, hình ảnh các vị hoàng tử và thái tử xây dựng mang hình ảnh của các vị hoàng tử, thái tử con vua của truyện cổ tích, có trí tuệ hơn người, thương dân, tuấn tú làm say đắm bao thiếu nữ. Đặc biệt, các nhân vật cũng mang tính đặc trưng của truyện cổ Phật giáo, đó là các nhân vật mang lòng nhân từ cực độ, sự bao dung, độ lượng của đạo Phật, nên nhiều truyện hình tượng các hoàng tử, thái tử như được sao chép từ chính hình ảnh của đức Phật tối cao, hay trong truyện còn được kết thúc với câu quen thuộc của truyện cổ Phật giáo “đó là kiếp trước của Đức Phật”. Hình ảnh của

đức Phật trong nhân vật thái tử Thái tử Tu Đại Noa trong Bố thí nghịch lý, “Ngài

thấy những người nghèo, đui, điếc, câm đi dọc đường, trong lòng ưu ái, không hân hoan chút nào”, ngài bố thí tất cả mọi thứ cho bất kỳ ai xin, cả tài sản, gia tài, vợ

con...ngài đều vui vẻ đồng ý, không hề oán thán câu nào. Hay hình tượng của thái tử Tu Đại Noa chính là lấy từ khuôn mẫu hình tượng của Đức Phật. Thay vì giống truyện cổ tích, các hoàng tử truyện cổ tích sẽ đi tìm tình yêu, có một cuộc tình với

những nàng công chúa như Bạch Tuyết và bảy chú lùn, hay Nàng công chúa ngủ

trong rừng, các hoàng tử phải vượt qua bao khó khăn, rào cản để có thể tìm thấy được tình yêu của mình, lên ngôi, xây dựng đất nước, thì nhân vật hoàng tử trong truyện cổ Phật giáo vượt qua phản đối của gia đình, vượt qua mọi khó khăn, sự tu thân, để đạt được chân lý về tư tưởng đạo Phật, đi tìm ra con đường giúp con người thoát khỏi khổ cực trong cuộc sống.

Nhân vật công chúa, một trong những nhân vật luôn được yêu thích trong những câu chuyện cổ tích, vì các cô công chúa luôn luôn xinh đẹp, thùy mị, nết na và lấy được các vị hoàng tử đẹp trai, tài giỏi. Hình tượng cô công chúa luôn trong sáng, đẹp đẽ, trở thành giấc mơ của biết bao cô gái. Hình tượng nàng công chúa trong truyện cổ Phật giáo không chỉ mang một màu hồng như vậy, mà là sự đa màu sắc với nhiều số phận khác nhau. Nhân vật công chúa xuất hiện trong truyện cổ Phật giáo với mật độ khoảng 7/128 truyện cổ Phật giáo. Nhân vật công chúa được hiện lên trong truyện Phật giáo không phải một nhân vật nổi bật, không được miêu tả kỹ lưỡng như trong truyện cổ tích, không miêu tả tỉ mỉ về ngoại hình, về gia thế, hầu hết đều miêu tả chung chung. Đặc biệt các công chúa được xây dựng không rực rỡ như truyện cổ tích, mà rất bình dị gần gũi với đời sống hằng ngày, đi sâu vào tính cách, nội tâm nhân vật. Đó là nàng công chúa mê mẩn những chuỗi ngọc nước trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyện “Xâu ngọc...nước”: nàng thích những xâu ngọc bằng nước và yêu cầu vua

phải đáp ứng mong muốn của nàng. Hay nàng công chúa mang tình yêu cao thương, yêu người khác không phải vì ngoại hình hay vị thế là một hoàng tử của một nước mà rất đơn giản chỉ vì tiếng đàn của người đó, công chúa cảm nhận được hoàn cảnh, tâm sự, nỗi lòng của hoàng tử qua tiếng đàn khi chàng lâm vào cảnh khốn cùng

trong truyện Tiếng đàn ai oán hoặc cô công chúa mang ngoại hình xấu xí nhưng

phẩm chất đoan trang, thùy mị, tài giỏi Thuần Nhẫn trong truyện Công chúa Thuần

Nhẫn, rồi hình ảnh cô công chúa gieo cầu trong truyện Người đẹp gieo cầu, hình

vật công chúa hiện lên trong truyện cũng mang những nét đặc trưng thiên về tư tưởng Phật giáo.

Ngoài ra, trong Truyện cổ Phật giáo còn xuất hiện nhân vật đặc trưng truyện cổ

tích thần kỳ đó là nhân vật mang phép thuật, nhân vật tiên. Nhân vật bà tiên, ông tiên là nhân vật đặc trưng của truyện cổ tích mang phép thần kỳ để giúp đỡ nhân vật thoát khỏi khó khăn, mang đến cho nhân vật những thứ phép màu kỳ diệu. Nhân vật tiên này xuất hiện rất nhiều lần trong truyện cổ Phật giáo. Theo khảo sát của chúng tôi, nhân vật tiên xuất hiện trong khoảng 7 truyện nhưng trong đó tần số xuất hiện nhân vật tiên khá dày đặc trong các truyên đó. Có truyện nhân vật tiên xuất hiện

giúp đỡ nhân vật khoảng 2-3 lần. Đó là trong truyện Một người nghèo lạ, anh chàng

thợ săn Tu lại đã gặp ba nàng tiên, có một nàng muốn ở lại lấy chàng, giúp đỡ

chàng, nhưng chàng không đồng ý. Truyện Cái đuôi chó xoắn ruột già: Anh chàng

cầu xin một vị thần linh giúp đỡ, bất thình lình sau khi đọc xong câu thần chú, thần

linh liền xuất hiện giúp đỡ anh ta. Hay trong truyện Tiểu thư Liên Hoa nàng đã

được ông tiên, các vị tiên giúp đỡ để cứu cha, Tiểu thư Liên Hoa lên núi Long Sơn tìm thuốc là một thứ nước cho cha uống. Tiểu thư hạ sơn hướng về phương Tây mà đi, đột nhiên mê mất đường. Sau đó, tiểu thư thấy một người tiên đầu tóc bạc phơ xuất hiện chỉ đường. Khi đi rẽ qua bờ sông, lại thấy người tiên xuất hiện dưới cây bồ đề, giúp tiểu thư xong người tiên lại biến mất. Tiểu thư buồn rầu bật khóc, người tiên lại tới an ủi tiểu thư và giúp cô cưỡi con hươu của Tiên để đến hồ nước thần.

Hay hình tượng 1000 tiên nữ trong truyện Vọng Phu xuất hiện ở thiên đường, khi

vua trời Đế Thích đi lạc vào Lạc Viên ở cung trời... Các nhân vật tiên trong truyện cổ Phật giáo hầu hết đều giống truyện cổ tích để giúp đỡ nhân vật chính. Có nhiều ý kiến cho rằng, nhân vật bụt trong truyện cổ tích bắt nguồn từ hình tượng Phật của đạo Phật vì thế việc bụt, thần linh xuất hiện trong truyện cổ Phật giáo là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên đến nay, giới nghiên cứu văn học dân gian vẫn thừa nhận rằng, cả hai thể loại này có sự tác động qua lại lẫn nhau, giao thoa với nhau, văn học phật giáo tiếp nhận văn hóa, yếu tố dân gian của văn hóa dân gian như tính dị bản, tính bản địa rồi các motif quen thuộc dân gian, đồng thời văn học dân gian cũng tiếp nhận tư tưởng, biểu tượng của văn hóa Phật giáo. Sự xuất hiện các yếu tố chung

giữa văn học dân gian và truyện cổ Phật giáo sẽ giúp chúng tôi dần khẳng định được mối quan hệ khăng khít giữa hai thể loại với nhau.

Bên cạnh các nhân vật chính trên, trong truyện cổ Phật giáo còn bao gồm các

nhân vật như: nhân vật Quỷ xuất hiện khoảng 7 lần trong các truyện: Công Đức trì

giới, Truyện con chó đói, Mê hoặc bị tai nạn, Lời thề nguyền, Hai con cọp tinh ở Hoành Sơn, Phật xử kiện, Đại Bi trì nhiệm. Nhân vật phú ông, trưởng giả, nhân vật

keo kiệt trong truyện Phóng rộng tình thương, Niệm Phật, Duyên xưa nghiệp cũ,

Ông trưởng giả keo kiệt, Kẻ bỏn sẻn... Nhân vật chàng trai nghèo khó Một người nghèo khổ; những người con có hiếu Hoàng tử hiếu thảo, Lời thề nguyền, Cái đuôi chó xoăn ruột gà, Liên hoa tiểu thư; người con thông minh hiếu thảo Nàng dâu giỏi

Tầm nhìn. Hoặc những nhân vật vợ ác độc, con bất hiếu trong truyện Hại người trở lại hại mình, Hoàng hậu Vi Đề với Pháp môn Tịnh Độ, Đức Phật với con voi dữ, Tai hại của tham ái...

Một trong những nhân vật chiếm tỷ lệ khá cao trong truyện đó chính là nhân vật loài vật, các loài chim họa mi, chim oanh, rắn, rùa, cò, khỉ...xuất hiện khá nhiều trong truyện mang dáng dấp của các truyện ngụ ngôn cũng là một trong những điểm tương đồng giữa truyện cổ Phật giáo và truyện dân gian.

2.2.2. Sự tương đồng và dị biệt giữa nhân vật truyện cổ tích và “Truyện cổ Phật giáo” do Thích Minh Chiếu sưu tầm.

2.2.2.1. Nét tương đồng về đặc điểm giữa nhân vật truyện cổ tích và “Truyện cổ Phật giáo” do Thích Minh Chiếu sưu tầm.

Nhân vật trong tác phẩm thể hiện chủ đề tác phẩm, là nơi ký thác quan niệm về con người, về nhân sinh quan của tác giả. Vì thế nhân vật được dựng lên có thể là những con người của đời sống thực tế, hoặc nhân vật tư tưởng tác giả xây dựng nhằm thế hiện “tiếng lòng” của mình.

Các nhân vật trong truyện cổ tích thể hiện tư tưởng tâm tư của tác giả dân gian, thể hiện mơ ước, niềm khát khao cháy bỏng mong muốn một cuộc sống có phép thuật, có sự thuận lợi, những người nghèo khổ được bênh vực, được bảo vệ, những nhân vật xấu xa bị trừng phạt. Hình ảnh một xã hội công bằng, con người đều được hạnh phúc đặc biệt là những con người nghèo khổ trong xã hội. Nhân vật trong

Truyện cổ Phật giáo cũng thể hiện được tư tưởng ấy, nhân vật trong truyện cổ Phật giáo cũng rất phong phú đa dạng và sinh động như truyện cổ tích. Nó thể hiện đủ thể loại: Đức Phật, vị La Hán, thiến sư, đạo sĩ, Phật tử, đấng quý tộc, quan lại, triều đình, những trưởng giả, phú hộ, những người thợ săn, những người nông dân nghèo khổ, những cô gái bất hạnh, vợ chồng, cha con... Tất cả các nhân vật trong xã hội đều được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. Nó phản ánh hầu như toàn bộ mọi hạng người, mọi loại nghề nghiệp trong xã hội. Nhân vật được đặt trong mỗi quan hệ xã hội, thân tộc, gia đình.

Nhân vật trong truyện cổ Phật giáo và truyện cổ tích đều được phân tuyến thành hai tuyến nhân vật chính: đó là nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện, hai tuyến nhân vật này tiêu biểu cho hai lực lượng chính trị đối lập nhau trong xã hội đó là: thống trị và bị trị, thiện và ác, cao cả và thấp hèn, tốt và xấu... Điều này cho thấy sự đối lập là một nguyên tắc thi pháp nhân vật trong truyện dân gian và cả trong truyện cổ Phật giáo thể hiện nội dung, tư tưởng, quan niệm đạo đức, thẩm mỹ của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tác giả dân gian. Nhân vật tốt của Truyện cổ Phật giáo chủ yếu đó là các hoàng tử,

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 71)