7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Motif người đội lốt
Nhân vật khác thường, xấu xí nhưng lại vô cùng tài giỏi, họ đội cho mình một cái vỏ bọc xấu xí để thử thách người yêu, hoặc bị lời nguyền của phù thủy, hoặc do sinh ra như vậy là những nhân vật vô cùng quen thuộc trong truyện cổ tích... Tuy xấu xí nhưng những con người này mang trong mình một sức mạnh kỳ diệu, một phép màu, sự tài giỏi, thông minh, cuối cùng họ chút bỏ vỏ bọc bên ngoài và trở thành những chàng trai khôi ngô, tuấn tú, những cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Đó là
câu chuyện Hoàng tử ếch “chàng bị lời nguyền của mụ phù thủy hóa thành con ếch,
chỉ khi nò chàng có được một tình yêu thực thụ, nàng đặt lên môi chàng một nụ hôm, hình hài ếch của chàng sẽ biến mất”. Ở truyện cổ tích Việt Nam ta cũng có
những câu chuyện như vậy, đó là Cô vợ cóc, hay truyện cổ tích quen thuộc Sọ
Dừa... Tất cả những nhân vật đó, đều xuất thân một cách kỳ lạ, đội lốt xấu xí nhưng
mang sức mạnh và sự tài ba hơn người.
Trong những câu chuyện của Phật giáo, chúng tôi cũng thấy được dấu vết rõ nét
của yếu tố này trong truyện Người không tai, mắt, mũi, lưỡi. Câu chuyện cũng xây
dựng cho chúng ta về một sự xuất thân thần kỳ, khác người của chàng Man Từ Tỳ Lê, chàng sinh ra trong một gia đình ông trưởng giả, gia đình ông đã sinh ra năm người con, nhưng toàn gái, khi mang thai lần sáu thì ông trưởng giả chết, bà sinh ra một cậu con trai chẳng có tai, mắt, mũi, lưỡi. Nhân vật Man Từ Tỳ Lê khiến chúng ta liên tưởng đến nhân vật Sọ Dừa. Tuy rằng, cốt truyện không miêu tả đi sâu vào nhân vật như truyện cổ tích nhưng chúng ta thấy được rằng nhân vật có sự xuất thân kỳ lạ, đội lốt xấu xí.
Dù sự giống nhau này không nhiều, nhưng nó cũng hé mở về một sự tương đồng về khía cạnh trong motif nhân vật đội lốt xấu xí. Tuy nhiên, sự khác nhau của hai thể loại quy định nội dung truyện khác nhau. Nếu truyện cổ tích mang tính thần kỳ, cho nhân vật Sọ Dừa sinh ra với hình dạng xấu xí nhưng bản chất rất thông minh tài giỏi, hình dạng chỉ là vỏ bọc, để rồi mai sau Sọ Dừa thành danh rồi, cởi bỏ vỏ bọc bên ngoài và trở thành một chàng trai tuấn tú, từ đó để thấy được bài học cho con
người không nên vì bề ngoài của con người, hãy đánh giá cao trí thông minh, và con
người bên trong của họ. Tuy nhiên, truyện Người không tai, mắt, mũi, lưỡi thì lại
khác, truyện kể về sự ra đời của Man Từ Tỳ Lê là con trai của một gia đình trưởng giả, sinh ra một gia đình giàu có nhưng lại không có mắt, mũi và tai. Truyện không đi sâu vào việc kể về con người, sư tài giỏi của Man Từ Tỳ Lê như những câu chuyện dân gian mà lại kể về nguyên nhân về “cái sự” không có tai, mắt mũi, lưỡi của Man Từ Tỳ Lê. Truyện mang đậm phong cách và tư tưởng triết lý của đạo Phật, vẫn xoay quanh thuyết nhân quả. Do kiếp trước Man Từ Tỳ Lê làm một ông quan do vợ ăn hối lộ của người khác nên đành bênh vực kẻ gian, không xử đúng sự việc, bênh vực một câu bé nên sinh ra kiếp này không có tai, mắt, mũi, lưỡi. Nhưng do kiếp trước ông vẫn tu nhân tích đức, vẫn bố thí giúp người nên kiếp này được sinh vào gia đình giàu có, được hưởng vinh hoa phú quý nhưng lại thiếu đi lục tặc. Truyện mang đến cho người đọc những cái nhìn đầy đủ về quan niệm của Phật giáo, về những gì làm ở kiếp trước sẽ phải nhận lấy ở kiếp này.
Kiếp này nợ trả chưa xong Làm chi thêm đỡ nợ chồng kiếp sau
Truyện còn mang lại cho con người những bài học đích đáng, do ông quan kia, kiếp trước có đủ lục tặc: tai, mắt, mũi, lưỡi... nhưng lại không đứng về phía thiện, nhìn thấy, nghe thấy sự việc ngang trái mà vẫn bênh vực, vì thế kiếp này sống cảnh không nghe, không thấy, không nói được gì. Truyện đậm triết lý của Đạo Phật, đó là triết lý về bánh xe luân hồi, luật nhân quả. Qua đây, đạo Phật như nhắn nhủ con người trong xã hội, hướng con người tới Chân, thiện và mỹ. Từ đó ta thấy, dù yếu tố văn học dân gian luôn ẩn chứa bên trong motif truyện, ta thấy được sự trùng hợp giữa motif trong văn học dân gian với văn học Phật giáo, nhưng những truyện Phật giáo vẫn mang nét riêng, chứa đựng triết lý và tư tưởng đạo Phật.