7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Sự trừng phạt do thế lực trung gian là con người
Thứ hai, chúng ta xét đến sự trừng phạt do một thế lực trung gian như nhà vua, quan lại, dân... Sẽ có những truyện ta thấy rất rõ khía cạnh này. Do sự ác độc, hãm hại anh trai bị mù, cướp ngọc quý từ anh trai, Ác Hữu đã bị vua trừng trị phạt ngồi
trong tù (Tiếng đàn ai oán – Lòng thương của một vị hoàng tử). Hay trong truyện
Con sư tử trọng Pháp, người trừng trị ở đây chính là vua, người thợ săn sau khi mang da sư tử để dâng vua, hắn ta kể rõ sự việc giết hại sư tử lấy da, vua thấy sự ác độc, sự nhân từ hướng Phật của sư tử nên vua bèn sai chém người thợ săn vì hành động gian ác, vì lợi ích cá nhân của hắn. Không chỉ có vua, quan có quyền trừng trị
cái ác mà còn có sự tham gia của một số lực lượng khác như dân. Trong truyện
Thận trọng lời nói, các tác giả thiền sư đã cho chúng ta thấy được sức mạnh của dân, của lòng tin, của sự sùng kính: Anh ta búng sạn giỏi đã cố tình búng vào lỗ tai Đức Phật Độc Giác đã bị các tính đồ Phật lôi ra đánh chết, sau khi chết anh ta còn bị
sa vào địa ngục A Tì. Như vậy, câu chuyện Thận trọng lời nói không chỉ có sự tham
gia của một thế lực trừng trị mà còn bắt gặp sự kết hợp của hai thế lực, giữa thế lực có quyền lực có sức mạnh và thế lực của siêu nhiên.
Thứ ba, một cách thức trừng trị nữa của truyện dân gian, ta cũng thấy xuất hiện ở trong truyện cổ Phật giáo, chính là nhân vật ác độc bị trừng trị chính bởi nhân vật chính. Khía cạnh này xuất hiện khá nhiều trong truyện cổ tích, đó là Tấm đã tự tay
giết Cám và gián tiếp giết chết dì ghẻ trong Tấm Cám thì nay ở trong các Truyện cổ
Phật giáo cũng có sự góp mặt của yếu tố này. Đó là trong truyện Cò và cua, câu chuyện vừa mang âm hưởng của truyện cổ tích, vừa mang âm hưởng của truyện ngụ ngôn: truyện kể về một con cò gian ác, lợi dụng tình thế khi hồ nước cạn kiệt, đã lừa gạt các sinh vật ở đó rằng mình sẽ bay đưa từng con một sang hồ nước khác đầy nước để tránh bị chết khô nhưng nó đã đem từng con một đi đến một gốc cây để ăn thịt. Đến lượt một chú cua, cua thông minh và đã hiểu được âm mưu của cò nên cua trên đường đi cua đã dùng càng siết đứt cổ cò. Đây chính là một cái chết đích đáng cho kẻ gian ác, tham lam, xảo quyệt. Nhân vật chính là người thực hiện sự trừng phạt ấy.
Không chỉ vậy, theo V.IA Propp và T.S Tăng Kim Ngân nghiên cứu về hình thái học của truyện cổ tích, trong motif trừng phạt có một khía cạnh là trừng phạt theo hình thức khác, đặc biệt trừng phạt bằng sự tha thứ. Với yếu tố trừng phạt bằng sự tha thứ này, truyện cổ Phật giáo xuất hiện tỷ lệ truyện khá lớn. Nếu như trong truyện cổ tích, người đọc nhớ đến sự tha thứ của người em trai, tha thứ cho hai anh
và cùng chia sẻ gia tài sống một cuộc sống no ấm hạnh phúc trong truyện Người em
út hiếu thảo, thì trong truyện cổ Phật giáo ta thấy xuất hiện trừng phạt bằng sự tha
thứ khoảng năm truyện. Đó là trong truyện Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân nhân trả
giúp đỡ đại sư khi gặp hoạn nạn, ngược lại tên thợ săn đã tìm cách hãm hại con người hiền lành tốt bụng này, tuy nhiên sau khi vua biết sự thật muốn trừng trị tên thợ săn, thì vị đại sư đã trừng trị người thợ săn bằng sự tha thứ. Cũng vậy, trong
truyện Một cuộc chiến đấu vinh dự, sau khi chiến đấu chống lại những con yêu tinh
ăn thịt, chàng Sinh Ga La đã tha thứ cho một số con yêu tinh biết hối cải. Trong
truyện Bốn con rối: nhân vật chính Aung đã được gia đình cô gái tha thứ, không
màng tới chuyện quá khứ chàng đã làm và họ kết hôn, sống hạnh phúc. Truyện
Nàng Ưu Đà Di cũng mang sự trừng trị bằng sự tha thứ như vậy, nàng cũng tha thứ
cho tội lỗi của nữ tướng Saia. Hay trong truyện Tình thương và cừu hận, Thái tử
Trường Sinh cũng tha thứ cho tội lỗi mà vua Phiên vương đã phạm khi giết chết cha chàng đoạt ngôi, nhờ sự tha thứ ấy, chàng lấy lại được giang sơn của mình, kế nghiệp làm vua của đất nước theo đúng số phận đáng lẽ chàng được hưởng. Sự trừng trị bằng sự tha thứ này mang tư tưởng Phật giáo đậm nét, nó thể hiện được tâm niệm của nhà Phật, nên tha thứ, rộng lượng, bao dung với toàn bộ mọi lỗi lầm của con người. Tư tưởng ấy giống như đôi tay của đạo Phật, luôn mở bàn tay dìu dắt, chào đón những đứa con lầm lỗi trở về với cái thiện, để cải hóa để tu nhân tích đức thành chính quả. Phật giáo sẽ không quan tâm đến quá khứ anh làm gì, quan trọng là tinh thần hối cải của anh thể hiện thế nào? Chỉ cần “quay đầu là bờ”, xóa bỏ mọi oán thù, mọi tội ác, một lòng một dạ hướng thiện thì vẫn tu thành chính quả được.
Với những khía cạnh trên, motif trừng phạt trong Truyện cổ Phật giáo đã mang
nét tương đồng với truyện cổ dân gian về đối tượng trừng phạt, người trừng phạt và cả một khía cạnh sẽ được nghiên cứu là hình thức trừng phạt. Cũng như truyện dân gian, hình thức trừng phạt cũng là dẫn đến cái chết, sau khi chết sẽ bị đầy xuống địa ngục nếu tội ác quá lớn, hoặc bị nhốt vào tù, bị biến thành động vật khi chết... Nhưng chiếm số lượng lớn về hình thức trừng phạt chính là trừng phạt bằng sự tha thứ. Từ đó người nghiên cứu thấy được nét tương đồng và dị biệt của mỗi thể loại. Sự dị biệt chính là bắt nguồn từ sự quy định tư tưởng đặc trưng của mỗi thể loại, sự truyền đạt quan niệm của mỗi loại truyện.