Yếu tố dân gian trong nội dung cốt truyện của Truyện cổ Phật giáo do Thích

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Yếu tố dân gian trong nội dung cốt truyện của Truyện cổ Phật giáo do Thích

Thích Minh Chiếu sưu tầm.

2.1.2.1. Yếu tố dân gian trong xây dựng nội dung cốt truyện,tình tiết, diễn biến trong Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm.

Tư tưởng Phật giáo luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các câu chuyện trong Truyện cổ Phật giáo. Đọng lại sau khi kết thúc mỗi câu chuyện là triết lý của Phật giáo, là quá trình tu thân của Phật, của các thiền sư; đó là những ngày tháng bố thí của Phật giáo, sự giác ngộ tìm ra ánh sáng Phật của những con người lầm lỗi, sự cố gắng tu nhân tích đức hướng thiện của những Phật tử... Có lẽ vì vậy, những câu chuyện Phật giáo luôn khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, thanh thản, bình an. Dường như tư tưởng Phật giáo, ánh sáng của đạo Phật dần dần ăn nhập vào bản căn của mỗi con người Việt Nam qua những tư tưởng Phật giáo, những câu chuyện Phật như thế này. Tuy nhiên, để Phật giáo có thể lan rộng, tạo ra làn sóng ảnh hưởng cực lớn, để mọi người đều hiểu, đều cảm thụ, thấy được sự gần gũi với Phật giáo như vậy thì yếu tố dân gian trong cốt truyện, đặc biệt trong nội dung cốt truyện tình tiết, sự kiện là yếu tố vô cùng quan trọng.

Trong số lượng truyện khá lớn của hai tập Truyện cổ Phật giáo do Thiền sư

Thích Minh Chiếu sưu tầm, chúng tôi thấy rằng nội dung của những câu chuyện rất thân quen và gẫn gũi từ những câu chuyện, đến nhân vật và từng chi tiết giống với truyện cổ tích. Các nhân vật trong truyện cổ tích xuất hiện với mật độ dày đặc, trở thành nhân vật chính trong những câu chuyện Phật giáo. Đó là những truyện về những vị vua của các vùng đất, về quá trình dựng nước, cải thiện cuộc sống nhân dân như vua Tu Lâu Đà, vua A Dục, vua Lưu Ly, quốc vương Cảnh Diện... Hay đó là những câu chuyện về cuộc sống, sự lâm nạn của những vị hoàng tử tốt bụng như

hoàng tử Thiện trong truyện Tiếng đàn ai oán hay lòng thương của một vị hoàng tử;

sự hi sinh cao cả của một vị hoàng tử khi bị mẹ ghẻ - hoàng hậu hãm hại, mất đi đôi

mắt của mình trong truyện Cặp mắt Thái tử Câu Na La; đó là hoàng tử hiếu thảo

muốn trả thù cho vua cha trong truyện Tình thương và cừu hận. Những câu chuyện

quen thuộc như những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn của dân gian, nó giúp tái hiện lại cuộc sống, suy nghĩ, sự đấu tranh của con người trong xã hội. Và cuối cùng, những câu chuyện để lại những giá trị về đạo đức, bài học khuyên răn con người, khát khao cháy bỏng và những giấc mơ của con người như truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn dân gian, đúng như câu nói: “truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội”.

Những truyện cổ Phật giáo mang cốt truyện như những câu truyện dân gian: truyện cổ tích, ngụ ngôn với nhiều thể loại và khía cạnh cụ thể như: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt...Mỗi thể loại truyện đều có nội dung cốt truyện, cách thức xây dựng có phần tương đồng với truyện cổ dân gian. Trong đó, số lượng truyện mang nội dung tựa những truyện cổ tích thần kỳ chiếm tỷ lệ lớn, các chuyện đều có sử dụng yếu tố thần kỳ, kỳ ảo, xuất hiện những nhân vật thần kỳ, phương tiện thần kỳ để hỗ trợ nhân vật, xuất thân thần kỳ...Yếu tố kỳ ảo, thần kỳ trở thành một trong những đặc điểm đặc trưng cho truyện cổ tích.

Yếu tố kỳ ảo tự bao giờ đã là những bông hoa được đan cài vào trong nhiều sáng tác văn học của nhân loại từ ở buổi bình minh của lịch sử. Dường như yếu tố kỳ ảo hay còn gọi là yếu tố thần kỳ trở thành yếu tố “sống còn” của truyện cổ tích. Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã viết về vai trò của yếu tố thần kỳ như sau: “Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian. Thế giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực tại? Ta đều biết “trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế”[40].

Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích là yếu tố có vai trò biến thực tế cuộc sống thành thế giới cổ tích. Người nghe say mê thế giới cổ tích, họ bị mê hoặc bởi chính cái thần kỳ của thế giới cổ tích. Mặt khác, yếu tố thần kỳ, yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích cũng đóng vai trò giải quyết các xung đột của truyện: xung đột giữa người tốt và kẻ xấu, giữa người thật thà, lương thiện và kẻ tham lan, độc ác. Nhờ yếu tố kỳ ảo, thần kỳ này mà người tốt, thật thà, lương thiện luôn chiến thắng, sống hạnh phúc, kẻ xấu, tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị một cách đích đáng.

Yếu tố kỳ ảo, thần kỳ này cũng xuất hiện với tần số rất lớn trong Truyện cổ Phật

giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm. Theo như thống kê của chúng tôi, trong số 128

truyện trong tập Truyện cổ Phật giáo có tới 33 truyện xuất hiện yếu tố thần kỳ, yếu

tố kỳ ảo. Trong đó có những truyện yếu tố thần kỳ, biến hóa được sử dụng rất nhiều. Sự thần kỳ này mục đích chính đều là để thử thách con người, hoặc đó là sự ban phước cho con người khi họ làm được điều tốt đẹp. Do sự phong phú về những yếu tố thần kỳ này thể hiện được tính dân gian đậm nét trong tập truyện nhà Phật này.

Thích muốn trừng phạt tên bỏn sẻn keo kiệt Lô Chí nên hóa thân thành Lô Chí thiệt và tìm mọi kế để Lô Chí thật phải sám hối trước sự bỏn sẻn của mình. Trong truyện

Con dao trong tâm: Đức Phật biến một thành pha lê quanh mình để chống lại ác ý của vợ chồng tham lam nhằm quy phục, thức tỉnh, dạy đạo cho những con người

lầm lạc kia. Truyện Công chúa Thuần Nhẫn, do tài năng, hiền lành, đáng thương

cùng sự nguyện cầu của nàng động tới Đức Phật, nên Ngài đã giúp nàng từ một người xấu xí trở thành một người xinh đẹp.

Yếu tố kỳ ảo hay yếu tố thần kỳ được thể hiện trong Truyện cổ Phật giáo ở nhiều

khía cạnh khác nhau: cốt truyện, nhân vật, không gian, sự biến hóa phép màu... Những câu chuyện mang cốt truyện kỳ ảo quen thuộc của truyện dân gian như trong

truyện Vua cò trắng kể về chuyến vi hành của Vua trong thân cò trắng vì bị hại,

không nhớ câu thần chú để quay về thân phận của người, nhưng ở kiếp cò trắng ấy, vua đã tìm được người vợ cho mình và tiêu diệt được âm mưu của kẻ xấu. Với chi tiết câu thần chú quen thuộc của truyện cổ tích, truyện gợi nhớ đến những truyện cổ

tích như Alibaba và bốn mươi tên cướp với câu thần chú “vừng ơi mở cửa ra”... Đó

là những chi tiết quen thuộc của truyện cổ tích như hóa thành con vật “hai chân dài và hai cánh rộng, có lông hẳn hoi, mặt cú dài dần cho đến khi thành hai cái mỏ thật dài”, và vua có thể lắng nghe được những câu chuyện của những con vật khác. Đây là một trong những chi tiết phố biến trong truyện cổ tích motip nghe được tiếng vật

như trong truyện Dã tràng, Cứu vật, vật trả ơn, cứu người người báo oán...Trong

các truyện cổ tích, không gian truyện được phủ một không khí huyền ảo, kỳ lạ, thần bí, có những phép màu nhiệm. Ở nơi đó có những con vật biết nói, có cảm xúc như con người, có những vị thần, ông bụt, bà tiên có phép thuật...Và không gian ở trong

Truyện cổ Phật giáo cũng mang không gian màu sắc cổ tích như vậy. Trong truyện

Gương bố thí một không gian kỳ bí của địa ngục được xây dựng. Song có lẽ yếu tố quan trọng nhất trong truyện cổ Phật giáo chính là sự biến hóa thần kỳ, tạo ra nhiều thú vị cho người đọc, mỗi câu chuyện đều được vận dụng phép thuật của những nhân vật đặc trưng của Đạo Phật. Đây chính là điểm khác biệt với truyện cổ tích về nhân vật mang phép thuật. Nếu truyện cổ tích nhân vật mang phép thuật chính là bà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính là Đức Phật, Bồ Tát, Đế Thích... Tuy nhiên, điểm tương đồng chính là sự xuất hiện dày đặc của những yếu tố biến hóa, kỳ ảo. Đó là biến hóa thành con vật “con

cò trắng” trong Vua cò trắng; Vị Tỳ sa môn Thiên Vương đã hóa làm một con quỷ

dạ xoa hình sắc ai thấy cũng phải kinh tởm trong truyện Trọng Pháp. Rồi Đế Thích

hóa mình thành một người thợ săn, còn con Quỷ thì biến thành một con chó cao lớn

trong Truyện con chó sói; hay trong truyện Một cuộc chiến thắng vinh dự, yêu chúa

đã biến thành một người đàn bà đẹp, lộng lẫy để mê hoặc những người đàn ông khi

lên đảo... Biến hóa của hai con cọp đội lốt các vị lão tăng trong truyện Hai con cọp

tinh ở Hoành Sơn. Chúng tôi thấy sự biến hóa trong Truyện cổ Phật giáo sẽ đặc sắc về sự kỳ diệu hơn khi tả về sự đức độ của thế giới nhà Phật. Người đọc bắt gặp một không gian thần tiên, thần kỳ, trong đó tràn ngập ánh sáng của đạo Phật. Đặc biệt

trong truyện Ngày gặp phụ vương. Sự kỳ ảo còn thể hiện ở sức mạnh của đạo Phật

không chỉ cứu dỗi tâm linh con người, hướng con người bỏ cái xấu xa, đến với cái chân, thiện mỹ mà còn mang sức mạnh thần diệu khi cứu sống tính mạng con

người, truyện Niệm Phật là một minh chứng cho điều đó. Sự kỳ diệu trong những

Truyện cổ Phật giáo luôn hướng tới chân lý nhà Phật, cải hóa con người từ lầm lạc đến sự tỉnh ngộ và hoàn thiện bản thân, đồng thời có thanh lọc tâm hồn con người, biến con người ta từ người xấu thành tốt, những cô gái xấu xí nhưng tâm hồn hướng Phật sẽ trở nên xinh đẹp, thay đổi số phận từ nghèo khổ trở thành giàu có.

Đặc biệt ở sự biến hóa, thần kỳ này ta còn xuất hiện những yếu tố mang tính đặc trưng của sự thần kỳ trong truyện cổ tích là sự xuất hiện của lực lượng thần kỳ, phương tiện thần kỳ hỗ trợ để giúp cho nhân vật chính. Lực lượng siêu nhiên ở đây có thể là ông tiên, bà tiên, là quả tiên, con vật thần kỳ... Đó là ông bụt hiện lên giúp đỡ Tấm khi Tấm bị Cám lấy hết cá ở giỏ, ông xuất hiện khi Tấm bị mẹ con Cám ăn thịt Bống, ông cũng xuất hiện khi Tấm không có quần áo đẹp để đi trảy hội. Hình

tượng ông bụt cũng xuất hiện trong Cây tre trăm đốt, ông bụt, ông tiên này đã giúp

cho chàng trai. Hay hình tượng cô tiên trong truyện Từ thức gặp tiên. Ngoài ra còn

có lực lượng thần tiên là do con vật thần kỳ, đó là trong Cây khế, chính con chim là

ăn khế, giúp cho người em trở nên giàu có. Hoặc con rắn trong truyện Dã tràng đã

nhớ đến hình ảnh con cá vàng trong truyện cổ tích của Nga Ông lão đánh cá và con

cá. Như vậy, tất cả các nhân vật trong truyện cổ tích điều được trợ giúp, nhận sự hỗ

trợ từ một lực lượng siêu nhiên. Vậy trong Truyện cổ Phật giáo thì thế nào?

Theo như khảo sát của chúng tôi, trong Truyện cổ Phật giáo yếu tố này cũng xuất

hiện với tần số khá lớn. Đây là một sự tương đồng hiếm có khi xuất hiện một loại phương tiện thần kỳ và nhân vật thần kỳ của văn học dân gian. Đúng như V.IA.Propp đã khẳng định, phương tiện thần kỳ và nhân vật thần kỳ là một trong 31 chức năng – nhân vât – hành động của hình thái truyện cổ tích, nó đóng vai trò quan

trọng giúp cho nhân vật có thể tồn tại. Trong Truyện cổ Phật giáo, chúng tôi liệt kê

thấy rằng có 9/128 truyện chứa phương tiện thần kỳ và nhân vật thần kỳ như vậy. Nhiều truyện liệt kê cho chúng ta nhiều chi tiết truyện mang nhiều phương tiện thần kỳ khác nhau nhằm giúp đỡ cho nhân vật chính vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được kết thúc có hậu.

Đầu tiên, phương tiện thần kỳ là yếu tố khá quen thuộc trong cả truyện cổ tích lẫn truyện cổ Phật giáo. Đó là những phương tiện như vật dụng, đồ vật, con vật, có sức mạnh thần kỳ cứu thoát cho nhân vật khỏi nguy nan, đem lại cho nhân vật những điều tốt đẹp. Trong truyện cổ tích, hình ảnh của những phương tiện thần kỳ

là cây đàn của Thạch Sanh, niêu cơm, cung tên của Thạch Sanh trong truyện Thạch

Sanh, chiếc nỏ thần của An Dương Vương, là cây tre trăm đốt của chàng nông dân

hiền lành trong truyện Cây tre trăm đốt, là viên ngọc trong truyện Dã Tràng hay

Cứu vật vật trả ơn cứu người người báo oán, giúp cho nhân vật có thể lắng nghe thấy tiếng các con vật nói truyện được với nhau, hay nhờ ăn thịt con chim mầu

nhiệm thì được lên làm vua của hai anh em trong truyện Con chim màu nhiệm... Và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong Truyện cổ Phật giáo, xuất hiện rất nhiều những phương tiện thần kỳ mang sức

mạnh kỳ diệu giúp cho nhân vật biến đổi số phận, gặp dữ hóa lành như vậy. Đầu

tiên một vật quen thuộc thần kỳ trong truyện Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân

trả oán, một thứ thuốc do con rắn cho người đạo sĩ để cứu sống được thái tử. Hay

một loại sữa sư tử có thể cứu sống công chúa khỏi bệnh trong truyện Sáu giác quan

tranh công. Một thứ nước hồ trên đỉnh núi “nước cuồn cuộn từ trong đất ra trong trắng như tuyết” có thể giúp giọng của nàng Liên Hoa trở thành êm dịu và chữa

bệnh cho cha nàng trong truyện Liên Hoa tiểu thư. Truyện Nàng Ưu Đà Di những viên thuốc thần kỳ cứu sống được cha nàng, viên thuốc làm cho mọi người khi uống vào cảm thấy vui vẻ.

Ngoài ra, trong phương tiện thần kỳ này có xuất hiện một vật dụng thần kỳ quen thuộc có sức mạnh giúp đỡ nhân vật chống lại kẻ ác. Đó là chiếc bát thần kỳ của

Nan đà tôn giả trong truyện Nan Đà tôn giả, chiếc bát đó đổ mãi nước cũng không

bị tràn ra ngoài. Chiếc cung tên thần kỳ giúp Đại Vương bán chết con Độc Long

cứu Hoàng Hậu trong truyện Đại vương và khỉ chúa. Hình ảnh của một ấm trà cứ đổ

nước, đun sôi thì lạ thay trong ấm bốc ra một hương thơm lạ lùng, ai uống vào cũng thấy nhẹ nhàng, dễ chịu, mà chẳng còn nóng nực chút nào. Ấm trà cứ đậy nắp lại là nước tuôn ra bất tuyệt, dùng bao nhiêu cũng không hết và uống xong là hết khát liền

trong truyện Ấm trà phúc đức... Không chỉ vậy, ở những truyện trong tập Truyện cổ

Phật giáo còn có sự giúp đỡ của con vật thần kỳ như truyện dân gian như hình

tượng của con ngựa trắng Ba La Ha trong truyện Một cuộc chiến thắng vinh dự, con

ngựa này biết bay, từ trên trời hạ xuống, mỗi năm một lần bay đến đảo hoang cứu giúp những chàng trai thoát khỏi hòn đảo ăn thịt người này. Hình tượng con ngựa trắng biết bay này đã rất quen thuộc trong những truyện dân gian xưa, trong những câu chuyện thần thoại thời La Mã có xuất hiện những chú ngựa biết bay. Đó là hình

ảnh con ngựa Pegasus trong Thần thoại Hy Lạp. Hình ảnh ngựa có cánh Tulpar có

trong Thần thoại Thổ Nhỹ Kỳ: "Tulpar" trong ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực

Trung Á cũng có nghĩa là "ngựa có cánh". Và trong truyện dân gian Việt Nam,

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu (Trang 40)