Trong phần này, chúng tôi phân tích tổng thể mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh trong thang đo E.T.E.S, nội dung cụ thể được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.8: Mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh 0.240** 0.369** 0.329** 0.341** 0.306** 0.343** 0.195** 0.345** 0.247** 0.355** 0.287** 0.317** 0.431** 0.232** 0.382** Ghi chú: **p<0.01
Qua hệ số tương quan biểu thị trên sơ đồ cho thấy, các mặt TĐG của học sinh có sự tương quan nhất định với nhau, (r>0 cho biết chiều của các mối tương quan này là tỷ lệ thuận).Tất cả các mối tương quan trong TĐG của học sinh qua các khía cạnh khác nhau là mối tương quan thuận, nghĩa là khi mức độ của một mặt TĐG mà tăng thì nó đều đóng góp cho mức độ tăng của cách nhìn nhận về bản thân nói chung và ngược lại. Cụ thể như sau:
Cái tôi xã hội Cái tôi học đường Cái tôi tương lai Cái tôi cảm xúc Cái tôi thể chất Cái tôi gia đình
Độ mạnh của các mối tương quan không đồng nhất với nhau: Trong đó giữa TĐG về cái tôi gia đình với TĐG về cái tôi tương lai có hệ số tương quan lớn nhất (r=0.431, p<0.01), qua đây có thể thấy rằng tình cảm gia đình và cách ứng xử của cha mẹ giúp cho con cái có cái nhìn tích cực và đúng đắn về bản thân. Hay nói cách khác hình ảnh về bản thân, những mong muốn về tương lai sẽ trở thành sau này… tất cả đều được nuôi dưỡng từ trong gia đình. Bên cạnh đó TĐG về cái tôi gia đình có mối tương quan khá chặt đối với các mặt TĐG: với cái tôi học đường (r=0.343, p<0.01), với cái tôi xã hội (r=0.329, p<0.01), với cái tôi cảm xúc (r=0.306, p<0.01). Như vậy hoàn toàn đúng với những nghiên cứu lý luận mà chúng tôi đã phân tích ở phần trên: chất lượng của sự gắn bó trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý nhân cách của cá nhân. Có nghĩa là TĐG trong gia đình càng cao thì học sinh có TĐG về học tập, về cảm xúc, về giao tiếp càng cao.
Hệ số tương quan cao thứ hai là tương quan giữa “cái Tôi học đường” với “cái Tôi tương lai” (r=0.382; p<0.01), điều này cho thấy học sinh có năng lực trong học tập, các em sẽ có khả năng tự xác định tương lai. Đó là cơ sở để các em xác định công việc, nghề nghiệp tương cho bản thân, đặc biệt trong việc chọn trường chọn ngành thi đại học phù hợp.
Hệ số tương quan cao thứ 3 là giữa cái tôi thể chất và cái tôi cảm xúc (r=0.369, p<0.01). Điều này cho thấy khi học sinh có sự khỏe mạnh về thể chất và hài lòng về ngoại hình thì càng làm tăng sự tự tin về cảm xúc. Vẻ đẹp ngoại hình là một trong những yếu tố được học sinh rất coi trọng, tác động đến cảm xúc của các em. Kết quả này của chúng tôi một lần nữa khẳng định lại nghiên cứu của Adler: một trong ba yếu tố gây ra cảm giác thiếu hụt và mặc cảm tự ti là “sự thiếu hụt về thể chất”. Do đó, khi học sinh có ngoại hình không đẹp, hoặc bị dị tật, hoặc một vài điểm nào đó trên gương mặt bị người khác đánh giá xấu xí… các em rất dễ có cảm xúc tiêu cực về bản thân.
Bên cạnh đó, “cái Tôi thể chất” và “cái Tôi xã hội” cũng có tương quan khá chặt (r=0.341; p<0.01). Điều này cũng cho thấy, khi học sinh có ngoại hình
ưa nhìn, khỏe mạnh thì các em có sự tự tin khi tham gia giao tiếp với các nhóm xã hội. Và ngược lại, thông qua giao tiếp học sinh có cơ hội được giao lưu và trao đổi thông tin… điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: vẻ đẹp ngoại hình cũng là một giá trị giúp làm tăng sự tự tin của con người.
Giữa “cái Tôi xã hội” và “cái Tôi tương lai” có mối tương quan tương đối chặt (r=0.355; p<0.01), điều này có nghĩa học sinh càng mở rộng về giao tiếp càng có cơ hội được thể hiện năng lực của bản thân, được mọi người đánh giá nhìn nhận, qua đó các em nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó các em có sự chủ động trong khả năng xác định nghề nghiệp tương lai phù hơp với năng lực bản thân.
Tóm lại, kết quả về mối tương quan trong các mặt TĐG của học sinh cho thấy chúng có mối quan hệ gắn bó qua lại với nhau trong cấu trúc của TĐG. Điều này càng chứng minh rằng TĐG về bản thân là sự đánh giá về giá trị bản thân thông qua các mặt cụ thể, đồng thời là sự thống nhất giữa các mặt: mặt này luôn tồn tại trong mối liên hệ với các mặt khác.
Nhận định chung
Như vậy, TĐG là đánh giá tổng thể của cá nhân về giá trị bản thân. Do đó để hiểu TĐG của cá nhân cần nghiên cứu trên nhiều mặt, nhiều yếu tố. Với học sinh THPT, nghiên cứu TĐG của học sinh chủ yếu xoay quanh các hoạt động chủ đạo của các em như hoạt động thể chất, hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp xã hội và định hướng nghề nghiệp. Thực tế cho thấy sẽ có một mặt nào đó được học sinh tự đánh giá cao hơn các mặt còn lại, ví dụ học sinh có năng lực kém về học tập nhưng lại rất có năng lực ở các hoạt động thể dục thể thao, do đó các em sẽ tự đánh giá cao mặt thể chất. Tương tự như vậy học sinh tự tin với các môn tự nhiên nhưng lại kém trong các môn xã hội, dẫn đến kết quả học tập chung không cao. Từ đó việc định hướng nghề nghiệp tương lai lại dựa trên những thế mạnh, ưu điểm của học sinh trong từng lĩnh vực. Do đó tìm hiểu TĐG của học sinh đòi hỏi phải nghiên cứu ở nhiều phương diện, trên cơ sở đó mới rút ra được mức độ TĐG chung của học sinh về giá trị bản
thân ở các em. Và kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh học sinh THPT Tô Hiệu có tự đánh giá ở mức trung bình.
Bên cạnh đó, một vấn đề mà đề tài quan tâm là sự phù hợp trong tự