Phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 55)

Chúng tôi sử dụng thang đo E.T.E.S dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi) bao gồm 82 mệnh đề (item). Thang đo này do Florence Soldes Ader, Gwenaelly Levéque, Lathaly Oubrayrie và Claire Mottay ở Khoa Tâm lý học – Trường Đại học Toulouse xây dựng, đã được thích ứng và sử dụng đối với học sinh ở Việt Nam. Chúng tôi đã sử dụng thang đo này để tìm hiểu các phương diện tự đánh giá của các khách thể trong nghiên cứu của mình. Thang đo bao gồm 82 mệnh đề, được nhóm thành 6 yếu tố đánh giá về các mặt: Xã hội, thể chất, học đường, xúc cảm, tương lai/nghề nghiệp và gia đình.

Mỗi mệnh đề của thang đo có 5 phương án trả lời: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý một phần; 3- Bình thường; 4 – Đồng ý một phần; 5 – Hoàn toàn đồng ý. Cụ thể như sau:

Cái tôi gia đình: bao gồm các mệnh đề khẳng định (1, 7, 12, 26, 30, 52,

65, 68, 75, 78, 82) và các mệnh đề phủ định (15, 22, 35, 42, 48, 57, 60, 71).

Cái tôi xã hội: bao gồm các mệnh đề khẳng định (3, 16, 20, 29, 38, 53,

67, 72) và các mệnh đề phủ định (9, 43, 47, 61, 76, 79).

Cái tôi thể chất: bao gồm các mệnh đề khẳng định (5, 18, 25, 40, 44,

77) và các mệnh đề phủ định (11, 31, 37, 55, 63, 70).

Cái tôi học đường: bao gồm các mệnh đề khẳng định (3, 32, 36, 56, 64,

8) và các mệnh đề phủ định (4, 17, 27, 39, 50, 69).

Cái tôi cảm xúc: bao gồm các mệnh đề khẳng định (8, 21, 28, 41, 46,

Cái tôi tương lai: bao gồm các mệnh đề khẳng định (10, 49, 51, 62, 74, 80) và các mệnh đề phủ định (6, 19, 23, 33, 45, 58).

Học sinh trả lời phải chỉ ra điểm đồng ý hoặc không đồng ý với các mệnh đề được đưa ra. Các lựa chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 =

“Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 = “Hoàn toàn đồng ý”. Kết quả thu được từ

82 mệnh đề được chia ra thành các thang TĐG về cái tôi gia đình, cái tôi xã hội, cái tôi thể chất, cái tôi học đường, cái tôi tương lai, cái tôi cảm xúc, chúng tôi lại chia mỗi thang thành 5 khoảng tương ứng với 5 mức độ TĐG:

Rất thấp, Thấp; Trung bình; Cao; Rất cao.

Trong phạm vi của đề tài và với kết quả trắc nghiệm thu được, chúng tôi tập trung phân tích kết quả 4 mặt TĐG của học sinh: về thể chất, về học

tập, về giao tiếp xã hội về định hướng tương lai. Đồng thời lồng ghép 2

mặt TĐG về gia đình TĐG về cảm xúc trong quá trình phân tích 4 mặt trên.

Căn cứ vào lý luận của S.Franz và đặc điểm đia bàn nghiên cứu, chúng tôi chọn những đánh giá bên ngoài sau đây làm cơ sở xem xét tự đánh giá của học sinh: (1) Đánh giá chung của giáo viên chủ nhiệm về học sinh; (2) Đánh giá chung của phụ huynh về con cái. Trong đó tìm hiểu sâu hơn về đánh giá của phụ huynh và cách ứng xử của phụ huynh đối với con cái.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)