Đánh giá của giáo viên và của cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 58)

Để có kết quả khách quan về TĐG của học sinh, chúng tôi thu thập ý kiến đánh giá của cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm và đây được xem là cơ sở đối chiếu với TĐG của học sinh, kết quả thu được như sau:

Đánh giá của giáo viên và TĐG của học sinh:

- Về thể chất:

Kết quả điểm trung bình cho thấy đánh giá của giáo viên (ĐTB=2.91) và tự đánh giá của học sinh (ĐTB=2.94) cùng mức độ (gần đạt mức trung bình). Bảng số liệu dưới đây trình bày sự phù hợp giữa đánh giá của giáo viên và TĐG của học sinh qua các mức độ cụ thể:

Bảng 3.2: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của giáo viên về mặt thể chất

Giáo viên đánh giá (%)

Học sinh TĐG (%)

Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Rất thấp 0 0.39 0 0 0 0.39

Thấp 0.39 6.25 5.86 1.56 0 14.06

Trung bình 1.17 14.06 51.95 10.16 2.34 79.69

Cao 0 0.78 3.13 1.56 0.39 5.86

Tổng 1.56 21.48 60.94 13.28 2.73 100

Có 59.76% ý kiến của hai khách thể cùng chung ý kiến đánh giá ở các mức độ khác nhau(có 6% đánh giá mức thấp, 52% mức trung bình và 2% mức cao); điều này cho thấy phần lớn có sự phù hợp trong TĐG của học sinh so với đánh giá của giáo viên. Tuy nhiên cũng có 40.24% không phù hợp, cụ thể là có 19.53% số học sinh tự đánh giá thấp hơn đánh giá của giáo viên và 20.71% số học sinh tự đánh giá cao hơn so với giáo viên đánh giá các em.

- Về giao tiếp xã hội:

Khi đánh giá về giao tiếp xã hội, kết quả điểm trung bình đánh giá của giáo viên có cao hơn một chút (ĐTB=2.98) so với học sinh tự đánh giá

(ĐTB=2.89). Sự phù hợp giữa TĐG của học sinh và đánh giá của giáo viên như sau:

Bảng 3.3: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh và đánh giá của giáo viên về mặt giao tiếp xã hội

Giáo viên đánh giá (%)

Học sinh TĐG (%)

Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Thấp 0 4.69 7.42 1.56 0 13.67

Trung bình 0.39 17.19 49.61 5.86 1.17 74.22

Cao 0 1.56 7.03 3.13 0.39 12.11

Tổng 0.39 23.44 64.06 10.55 1.56 100

Xét về mức độ phù hợp có 57.42% cùng chung ý kiến đánh giá của 2

khách thể (cụ thể: có 5% cùng đánh giá ở mức thấp, 50% đánh giá mức trung bình, và 3% đánh giá mức cao). Tỷ lệ không phù hợp là 42.58%, trong đó có 26.17% học sinh tự đánh giá thấp hơn so với đánh giá của giáo viên; bên cạnh đó có 16.41% học sinh tự đánh giá cao hơn đánh giá của giáo viên. Như vậy, nhìn chung có sự phù hợp giữa TĐG của học sinh và đánh giá của giáo viên về giao tiếp xã hội, trong đó giáo viên có tỷ lệ đánh giá cao hơn so với học sinh tự đánh giá, tuy nhiên không có học sinh nào được giáo viên đánh giá ở mức quá cao hoặc quá thấp về mặt giao tiếp xã hội.

- Về học tập:

Khi xét điểm trung bình cho thấy giáo viên đánh giá (ĐTB=2.74) cao hơn so với học sinh tự đánh giá (ĐTB=2.67), nhìn chung cả 2 khách thể đều đánh giá ở mức độ thấp. Về sự phù hợp giữa tự đánh giá của học sinh so với đánh giá của giáo viên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của giáo viên về mặt học tập

Giáo viên đánh giá (%) Học sinh TĐG (%) Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Thấp 0.39 18.75 14.06 0 33.20 Trung bình 0.39 13.28 43.75 1.17 58.59 Cao 0 1.56 5.08 1.56 8.20 Tổng 0.78 33.59 62.89 2.73 100

Mặc dù 2 khách thể đều đánh giá ở mức thấp nhưng xét về sự phù hợp cho thấy: có 64.06% ý kiến lựa chọn giống nhau ở các mức độ đánh giá

(18.75% ở mức thấp, 43.75% ở mức trung bình, 1.56% ở mức cao). Tỷ lệ không phù hợp là 35.94%, cụ thể là: có 20.7% học sinh tự đánh giá thấp hơn so với đánh giá của giáo viên (có 13.28% giáo viên đánh giá mức trung bình và 1.56% mức cao), điều này cho thấy học sinh còn khá “khiêm tốn” khi tự đánh giá về mặt học tập; bên cạnh đó có 15.24% học sinh lại tự đánh giá cao hơn so với đánh giá của giáo viên, (giáo viên lại đánh giá thấp những em TĐG ở mức trung bình (14.06%). Nhìn chung, tương tự như mặt giao tiếp xã hội, giáo viên không đánh giá quá cao hoặc quá thấp mặt học tập của học sinh; vì họ là người trực tiếp dạy dỗ cũng như quản lý học sinh về kết quả học tập, do đó giáo viên nắm rõ được năng lực học tập của học sinh.

- Về định hướng tương lai:

Kết quả TĐG về định hướng tương lai cho thấy có sự phù hợp giữa đánh giá của học sinh (ĐTB=2.99) và giáo viên (ĐTB=2.97), cụ thể như sau:

Bảng 3.5: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của giáo viên về định hướng tương lai

Giáo viên đánh giá (%)

Học sinh TĐG (%)

Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Rất thấp 0 0.39 0 0 0 0.39

Thấp 0.78 4.69 5.86 0.39 0 11.72

Trung bình 2.73 10.16 50.00 13.28 2.73 78.91

Cao 0 0.78 5.47 2.34 0.39 8.98

Tổng 3.52 16.02 61.33 16.02 3.13 100

Xét về sự phù hợp trong đánh giá của hai khách thể cho thấy có

57.03% ý kiến giống nhau (5% ở mức độ thấp, 50% mức trung bình, và 2%

ở mức độ cao). Bên cạnh đó có 42.97% tỷ lệ đánh giá không phù hợp, cụ thể

là: có 19.92% học sinh tự đánh giá thấp hơn so với đánh giá của giáo viên, nhưng lại có 23.05% học sinh tự đánh giá cao hơn so với giáo viên đánh giá, (13.67% ở mức cao và rất cao 3.13% mức rất cao).

Tóm lại, kết quả trên cho thấy đa số học sinh có mức độ TĐG tương đối phù hợp với đánh giá của giáo viên. Bên cạnh đó một tỷ lệ nhất định học sinh tự đánh giá chưa phù hợp với đánh giá của giáo viên: trong đó học sinh tự đánh giá thấp hơn so với giáo viên đánh giáở các mặt giao tiếp xã hội và mặt học tập, học sinh tự đánh giá cao hơn giáo viên đánh giá ở các mặt thể chất và định hướng tương lai.

Đánh giá của cha mẹ và TĐG của học sinh

Bên cạnh ý kiến đánh giá của giáo viên, đánh giá của cha mẹ được chúng tôi quan tâm hơn cả, bởi cha mẹ là người gắn bó trực tiếp và lâu dài với con cái, có tác động nhiều nhất đến tâm lý nhân cách của các em. Kết quả cụ thể về các mặt đánh giá như sau:

- Về thể chất:

Bảng 3.6: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha mẹ về mặt thể chất

Cha mẹ đánh giá (%)

Học sinh TĐG (%)

Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Rất thấp 0.78 1.56 0 0 0 2.34 Thấp 0.78 14.06 10.16 0 0 25.00 Trung bình 0 5.86 45.70 2.34 0.39 54.30 Cao 0 0 4.69 7.81 1.17 13.67 Rất cao 0 0 0.39 3.13 1.17 4.69 Tổng 1.56 21.48 60.94 13.28 2.73 100

Qua bảng số liệu cho thấy có sự phù hợp trong đánh giá của cha mẹ (ĐTB=2.93) và TĐG của học sinh (ĐTB=2.94). Cụ thể là có 69.53% tỷ lệ cùng ý kiến đánh giá ở các mức độ khác nhau (0.78% đánh giá rất thấp, 14.06% đánh giá thấp, 45.7% mức trung bình, 7.81% mức cao và 1.17% mức rất cao). Bên cạnh đó chiếm tỷ lệ 30.47% ý kiến đánh giá không giống nhau giữa 2 khách thể, cụ thể là: có 14.62% học sinh tự đánh giá cao hơn đánh giá của cha mẹ các em về các em, và có 14.85% số học sinh tự đánh giá thấp hơn so với đánh giá của cha mẹ. Xét về độ tin cậy (p<0.001) cho thấy, cha mẹ và con cái có sự phù hợp về mức độ đánh giá mặt thể chất tương đối cao và có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Về giao tiếp xã hội:

Kết quả điểm trung bình trong TĐG của học sinh và đánh giá của cha mẹ cho thấy điểm số tương đồng nhau (ĐTB cha mẹ =2.88, ĐTB học sinh=2.89). Sự phù hợp trong đánh giá giữa hai đối tượng được thấy ở các nhóm học sinh có mức độ đánh giá khác nhau, kết quả như sau:

Bảng 3.7: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha mẹ về giao tiếp xã hội

Cha mẹ đánh giá (%)

Học sinh TĐG (%)

Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Rất thấp 0 3.13 0 0 0 3.13 Thấp 0.39 12.89 10.55 0 0 23.83 Trung bình 0 7.42 43.75 5.08 0 56.25 Cao 0 0 8.59 4.69 1.17 14.45 Rất cao 0 0 1.17 0.78 0.39 2.34 Tổng 0.39 23.44 64.06 10.55 1.56 100

Một điều dễ thấy là phần lớn học sinh có TĐG giống với ý kiến đánh giá của cha mẹ về các em, cụ thể là có 61.72% học sinh đánh giá đúng với đánh giá của cha mẹ (trong đó có 12.9% đánh giá thấp, 43.8% đánh giá mức trung bình, 4.7% mức cao và 0.4% mức rất cao). Bên cạnh đó có 38.28% học sinh tự đánh giá chưa phù hợp so với đánh giá của cha mẹ: cụ thể là 19.93% học sinh tự đánh giá cao hơn và 18.35% học sinh tự đánh giá thấp hơn đánh giá của cha mẹ. Nhưng nhìn chung, đa số học sinh tự đánh giá phù hợp với đánh giá của cha mẹ, chiếm 1 tỷ lệ nhất định đánh giá chưa phù hợp, trong đó học sinh có xu hướng TĐG cao hơn so với cha mẹ đánh giá về các em.

- Về học tập:

Kết quả điểm trung bình cho thấy cha mẹ có đánh giá cao hơn (ĐTB=2.75) so với TĐG của con cái (ĐTB=2.67) về mặt học tập. Bảng số liệu dưới đây trình bày mức độ phù hợp trong TĐG giữa học sinh và cha mẹ:

Bảng 3.8: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha mẹ về mặt học tập

Cha mẹ đánh giá (%)

Học sinh TĐG (%)

Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Rất thấp 0 0.78 0 0 0 0.78 Thấp 0.39 22.66 7.42 0 0 30.47 Trung bình 0.39 9.38 52.34 0.78 0 62.89 Cao 0 0.39 2.73 1.17 0 4.30 Rất cao 0 0.39 0.39 0.78 0 1.56 Tổng 0.78 33.59 62.89 2.73 0 100

Qua bảng số liệu cho thấy có 76.17% cha mẹ và con cái cùng chung ý kiến đánh giá ở các mức độ khác nhau (22.66% mức thấp, 52.34% mức trung bình, và 1.17% mức cao), điều này cho thấy phần lớn học sinh có TĐG về học tập phù hợp với đánh giá của cha mẹ. Tuy nhiên, có 23.83% không phù hợp, cụ thể là: 8.98% học sinh tự đánh giá cao hơn so với đánh giá của cha mẹ (đây là tỷ lệ tương đối nhỏ), trong khi đó có 14.84% học sinh tự đánh giá thấp hơn so với đánh giá của cha mẹ. Như vậy tỷ lệ học sinh tự đánh giá mặt học tập thấp hơn so với cha mẹ là tương đối cao (cao hơn so với các mặt khác).

- Về định hướng tương lai:

Có sự tương đương giữa mức độ TĐG của học sinh và đánh giá của cha mẹ về định hướng tương lai, trong đó cha mẹ đánh giá (ĐTB=3.02) cao hơn học sinh TĐG (ĐTB=2.99). Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.9: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh và của cha mẹ về mặt định hướng tương lai

Cha mẹ đánh giá (%)

Học sinh TĐG (%)

Tổng Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Rất thấp 1.17 0.78 0 0 0 1.95 Thấp 1.95 9.38 6.25 1.95 0 19.53 Trung bình 0.39 5.86 45.31 5.47 0 57.03 Cao 0 0 7.42 7.81 1.95 17.19 Rất cao 0 0 2.34 0.78 1.17 4.30 Tổng 3.52 16.02 61.33 16.02 3.13 100 Xét về sự phù hợp trong mức độ TĐG, cụ thể là có 64.84% ý kiến tương đồng trong các mức độ đánh giá (1.17% mức độ rất thấp, 9.38% mức độ thấp, 45.31% mức độ trung bình, 7.81% mức độ cao và 1.17% mức độ rất cao). Số phần trăm học sinh đánh giá phù hợp với đánh giá của cha mẹ cao nhất là nhóm TĐG ở mức độ trung bình (45.31%). Bên cạnh đó có 35.16% học sinh rơi vào trường hợp hoặc cha mẹ đánh giá thấp hơn hoặc cao hơn so với các em tự đánh giá, cụ thể là có 18.75% học sinh TĐG thấp hơn so với cha mẹ, và có 16.41% học sinh TĐG cao hơn so với cha mẹ đánh giá. Xét về độ tin cậy (p<0.001) cho thấy, cả 2 con số này đều ít hơn số em có đánh giá đúng với năng lực thực tế của mình.

Tóm lại, kết quả trên cho thấy phần lớn có sự phù hợp về các mặt TĐG của học sinh với đánh giá của giáo viên chủ nhiệm và đánh giá của cha mẹ học sinh:

- Về giao tiếp xã hội, mức độ TĐG của học sinh và đánh giá của cha mẹ là

tương đương nhau trong khi đó học sinh nhận được sự đánh giá cao hơn ở giáo viên.

- Về học tập, mức độ TĐG của học sinh thấp hơn so với đánh giá của cha mẹ và thấp hơn so với giáo viên.

- Về mặt thể chất, có sự tương đương giữa 3 khách thể nghiên cứu (học sinh

có TĐG cao hơn một chút so với giáo viên và cha mẹ.

- Về định hướng tương lai, cũng có sự tương đồng giữa các khách thể, tuy

nhiên cha mẹ có đánh giá cao hơn so với TĐG của học sinh và so với giáo viên.

Nhìn chung xét về mức độ phù hợp, tỷ lệ phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha mẹ cao hơn so với TĐG của học sinh với đánh giá của giáo viên. Điều này được lý giải do cha mẹ và con cái có sự gần gũi nhau thường xuyên hơn nên tỷ lệ phù hợp giữa 2 khách thể này cao hơn.

Bên cạnh việc lấy ý kiến của cha mẹ về các mặt TĐG của con cái. Chúng tôi tìm hiểu sâu hơn ở cha mẹ với câu hỏi: “Quý vị vui lòng cho biết

con mình giống với các đặc điểm dưới đây tới mức nào”. Những mệnh đề

trong bảng hỏi được sắp xếp không theo thứ tự để phụ huynh đánh giá một cách khách quan và trung thực. Kết quả như sau:

 Với những mệnh đề cha mẹ đánh giá về các đặc điểm tích cực của con cái:

Bảng 3.10: Đánh giá của cha mẹ về các đặc điểm tích cực của con cái

STT Các đặc điểm Đánh giá của phụ huynh Đánh giá của học sinh p ĐTB SD ĐTB SD

1 Con tôi có khả năng thích ứng tốt 3.54 0.76 3.56 0.79 .636

2 Con tôi là đứa tự tin 3.19 0.81 3.04 0.79 .002

3 Con tôi có khả năng tự làm chủ bản thân 3.52 0.72 3.58 0.79 .192

4 Con tôi có uy tín với bạn bè của nó 3.56 0.76 3.69 0.83 .011

11 Con tôi là đứa nghiêm khắc với bản thân 3.03 0.78 2.91 0.86 .033

14 Con tôi có suy nghĩ tích cực 3.66 0.79 3.62 0.82 .402

15 Con tôi có đầu óc sáng tạo 3.33 0.81 3.25 0.83 .123

18 Con tôi có các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt 3.28 0.81 3.17 0.77 .033

20 Con tôi có khả năng sống độc lập, không phụ thuộc 3.25 0.87 3.18 0.92 .155 22 Con tôi là đứa vui vẻ, cởi mở với mọi người xung quanh 4.00 0.89 4.12 0.74 .044

Qua bảng số liệu cho thấy, với các đặc điểm tích cực của con cái, cha mẹ có những ý kiến đánh giá khác nhau. Nhìn chung cha mẹ và học sinh đều đánh giá ở mức tương đối cao. Cụ thể là: cha mẹ đánh giá tương đối cao những mệnh đề liên quan đến khả năng giao tiếp xã hội và khả năng thích ứng của con cái với các nhóm xã hội. Cao nhất là mệnh đề: “con tôi là đứa vui vẻ,

cởi mở với mọi người xung quanh” (ĐTB=4.00, đạt mức đánh giá cao), “con

tôi có khả năng thích ứng tốt” (ĐTB=3.54), “con tôi có khả năng tự làm chủ

bản thân” (ĐTB=3.52), “con tôi có uy tín với bạn bè của nó” (ĐTB=3.56),

con tôi có các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt” (ĐTB=3.28), đây là các

mệnh đề thể hiện khả năng giao tiếp của học sinh trong các mối quan hệ xã hội. Mức độ đánh giá của cha mẹ cũng phù hợp với TĐG của con cái về bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)