Tự đánh giá về giao tiếp xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 77)

Giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, thông qua giao tiếp các cá nhân không chỉ trao đổi thông tin mà còn trao đổi cảm xúc, tình cảm và sự tri giác lẫn nhau. Giao tiếp giúp cá nhân hiểu hơn về bản thân và người khác, từ đó có thể đánh giá được chính mình và đánh giá người khác.

Bên cạnh mối quan hệ trong gia đình, giao tiếp của học sinh THPT được mở rộng hơn và gắn liền trường học và các nhóm bạn: các mối quan hệ này thể hiện “cái Tôi xã hội” của học sinh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình. Thông qua giao tiếp, đòi hỏi các em có trách nhiệm với những mối quan hệ mà mình gia nhập vào. Kết quả thang đo TĐG về giao tiếp xã hội của học sinh được chúng tôi trình bày cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.14: Tự đánh giá của học sinh về giao tiếp xã hội

STT

mệnh đề Mệnh đề ĐTB SD

3 Khi tôi nói chuyện với bạn bè, nhìn chung họ thường đồng ý với tôi. 3.5 0.94

16 Tôi luôn sát cánh bên các bạn tôi. 4.05 1.06

20 Tôi thích làm cho người khác cười 4.20 1.05

29 Tôi luôn chú ý những gì người khác nói về tôi, dù đó là điều tốt hay xấu 3.87 1.10

38 Tôi thích làm mọi thứ theo nhóm 3.46 1.12

53 Tôi tin là những người khác rất quý tôi 3.24 0.98

67 Tôi mong được mọi người để ý và thừa nhận vai trò trong nhóm. 3.43 0.91 72 Có vẻ như những người khác nghe và làm theo những gì tôi nói 2.78 0.97 9 Những người khác nghĩ rằng tôi có những ý tưởng khác với mọi người 2.98 1.09

43 Người ta chán nản cùng tôi 2.43 1.11

47 Tôi luôn tranh cãi với người khác 2.29 1.17

61 Tôi cảm thấy rất thoải mái dễ chịu, nhất là khi tôi ở một mình 3.76 1.14 76 Trong nhóm, tôi chờ người khác quyết định và hành động trước tôi 2.48 1.10

79 Tôi cảm thấy cô đơn ở trong nhóm 2.32 1.11

Qua bảng 3.14 cho thấy, học sinh có TĐG chung về giao tiếp xã hội trên mức trung bình (ĐTB=3.48). Khi phân tích các mệnh đề khẳng định, chúng tôi nhận thấy học sinh có TĐG về giao tiếp xã hội đạt mức trung bình (gồm mệnh đề: 3, 29, 38, 53, 67, 72, và có mệnh đề đạt mức đánh giá cao (mệnh đề: 16, 20,) cao hơn so với các mệnh đề phủ định (gồm mệnh đề: 9, 43, 47, 61, 76, 79).

Cụ thể với các mệnh đề khẳng định, học sinh tự đánh giá cao ở mệnh

đề “tôi thích làm cho người khác cười” (ĐTB=4.20) và “tôi luôn sát cánh bên

bạn tôi” (ĐTB= 4.05). Điều này cho thấy học sinh có nhu cầu cao được tham

gia vào nhóm bạn bè, mong muốn được là thành viên của nhóm. Bên cạnh gia đình, cuộc sống bạn bè và môi trường học tập chiếm 1 khoảng thời gian tương đối lớn đối với học sinh nên các em có sự gắn bó và tính thể cao. Đây là điều hết sức dễ hiểu bởi ở lứa tuổi này, mối quan tâm của các em tập trung nhiều đến nhóm bạn. Nhóm luôn hoạt động dựa trên mục tiêu chung như: học tập, vui chơi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sống cũng như những tâm tư tình cảm với nhau. Vì vậy bạn bè là nơi để các em thể hiện năng lực bản thân.

Tiếp đó, các mệnh đề như “khi nói chuyện với bạn bè nhìn chung họ

thường đồng ý với tôi” (ĐTB=3.50), “tôi thích làm mọi thứ theo nhóm

(ĐTB= 3.46), “tôi mong được mọi người để ý và thừa nhận vai trò trong nhóm” (ĐTB=3.43), “tôi luôn chú ý những gì người khác nói về tôi, cho dù đó

là điều tốt hay xấu” (ĐTB=3.87) “tôi tin là những người khác rất quý tôi

(ĐTB=3.24), “Có vẻ như những người khác nghe và làm theo những gì tôi nói” (ĐTB=2.78). Đây là các mệnh đề thể hiện sự tương tác của học sinh với các nhóm bạn mà các em gia nhập. Khi tham gia cùng nhóm, các em được thể hiện quan điểm, được bạn bè đánh giá nhận xét, từ đó nhận ra được những mặt mạnh và yếu của mình. Do đó đây là môi trường thuận lợi để học sinh giao tiếp và bộc lộ năng lực bản thân. Những kiến thức về cuộc sống, về xã hội học sinh có được thông qua giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, cha mẹ cũng như thầy cô giáo cần quan tâm đến việc phát triển nhóm học tập lành mạnh cho học sinh, tạo môi trường thuận lợi để học sinh thể hiện năng lực của bản thân.

Khi phân tích các mệnh đề phủ định, chúng tôi thấy điểm trung bình tương đối thấp, điều này cũng phù hợp với kết quả đánh giá chung về giao tiếp. Chỉ có mệnh đề có điểm trung bình cao nhất là “Tôi cảm thấy rất thoải

mái dễ chịu, nhất là khi tôi ở một mình” (ĐTB=3.76), chiếm một tỷ lệ tương

như vậy có nghĩa là mặc dù bản thân học sinh có sự tham gia vào nhóm bạn bè, mong muốn được là thành viên của nhóm nhưng bản thân chưa có sự chủ động, tích cực hòa nhập vào nhóm. Tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lý chung của con người, mỗi khi muốn lại sự cân bằng, ổn định về cảm xúc, thì chúng ta thường thu mình vào thế giới riêng của bản thân.

* So sánh TĐG về giao tiếp xã hội theo giới tính và theo khối lớp

Tìm hiểu sự khác nhau trong TĐG về giao tiếp xã hội giữa học sinh nam và học sinh nữ, chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Biểu đồ 3.3: So sánh TĐG về giao tiếp xã hội theo giới tính

1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Điểm trung bình TĐG 3.63 Nam Nữ 3.36

Qua số liệu và biểu đồ ta thấy, mức độ TĐG về giao tiếp xã hội của học sinh nữ (ĐTB=3.63) cao hơn học sinh nam (ĐTB= 3.36), (p=0.015). Như vậy nữ sinh có khả năng giao tiếp tốt hơn nam sinh. Điều này được giải thích rằng trong một số nền văn hóa, trong đó có Việt Nam các em nữ nhạy cảm hơn về kỹ năng giao tiếp xã hội, kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Maccoby và Jacklin “nữ giới có khả năng nói tốt hơn nam giới. Bé gái hấp thụ ngôn ngữ và khả năng nói sơ hơn bé trai” [dẫn theo 25; 647]. Bên cạnh đó cũng liên quan đến yếu tố văn hóa và yếu tố giáo dục quy định về vai trò giới, nên các em nữ thể hiện được sự khéo léo mềm mỏng trong giao tiếp, trong khi

các em nam được giáo dục thiên về tính độc lập, quyết đoán. Vì vậy, học sinh nữ có TĐG cao hơn học sinh nam, hay nói cách khác sự phát triển về khả năng giao tiếp xã hội của nam chậm hơn nữ ở lứa tuổi này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu sự khác biệt trong TĐG về giao tiếp xã hội giữa các khối lớp, kết quả như sau:

Bảng 3.15: So sánh TĐG về giao tiếp xã hội giữa các khối lớp

Khối Lớp ĐTB SD ĐTB chung Khối 10 Lớp chọn 3.60 0.78 3.47 Lớp thường 3.35 0.88 Khối 11 Lớp chọn 3.42 1.05 3.42 Lớp thường 3.43 0.94 Khối 12 Lớp chọn 3.60 0.80 3.62 Lớp thường 3.63 0.76

Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt trong TĐG về giao tiếp xã hội giữa các khối lớp: học sinh khối 12 có TĐG cao nhất (ĐTB chung = 3.62): cao hơn so với khối 11 (ĐTB chung=3.42), và cũng cao hơn so với khối 10 (ĐTB chung=3.47).

Tuy nhiên mức độ TĐG của học sinh khối 11 lại thấp hơn so với 2 khối còn lại. Điều này được hiểu là do các em học sinh khối 11 đã quen với môi trường học tập, quen bạn bè…và “tính ỳ” cao hơn, nên giao tiếp có phần hạn chế. Khi lên lớp 12 cùng với sự mở rộng mối quan hệ và do yêu cầu của việc học tập nên các em trao đổi nhiều hơn với mọi người để nâng cao kiến thức. Các em có sự chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin cũng như chủ động trong mối quan hệ giao tiếp: tìm đến sự tư vấn của thầy cô, của cha mẹ, của những người có kinh nghiệm để được hỗ trợ trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Do đó, học sinh khối 12 có mức độ TĐG về giao tiếp cao hơn so với 2 khối còn lại là điều dễ hiểu.

Xét ở các lớp cùng khối cho thấy: có sự khác biệt rõ ràng với khối 10, học sinh lớp 10 chọn có mức độ TĐG (ĐTB=3.60) cao hơn so với lớp thường (ĐTB=3.35) và ngang bằng so với 2 lớp khối 12. Mặc dù khi tiếp cận với môi trường mới (bạn bè, thầy cô, kiến thức mới…) nhưng học sinh lớp 10 chọn vẫn có giao tiếp tốt hơn lớp 10 thường. Bởi lẽ kết quả thi tuyển đầu vào của lớp chọn cao hơn, có nhiều em đã từng là học sinh giỏi từ khi là học sinh cấp 2, các em có nhiều cơ hội được giao lưu, nên khả năng giao tiếp của học sinh khi vào cấp 3 sẽ tốt hơn và khả năng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn so với học sinh lớp thường.

Với khối 11 và khối 12: có sự chênh lệch 1 chút trong TĐG của học sinh lớp chọn và lớp thường (Khối 11: ĐTB=3.42 đối với lớp chọn, ĐTB=3.43 ở lớp thường; Khối 12: ĐTB=3.60 đối với lớp chọn và ĐTB=3.63 đối với lớp thường). Điểm trung bình TĐG ở lớp chọn và lớp thường là tương đương nhau, điều này cho học sinh có sự tự tin trong giao tiếp và sự gắn bó với tập thể bạn bè. Do vậy, có thể kết luận rằng không có sự khác biệt đáng kể trong TĐG về mặt giao tiếp xã hội giữa học sinh lớp chọn và học sinh lớp thường ở khối 11 và khối 12.

Tóm lại, giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT. Kết quả về giao tiếp xã hội cho thấy học sinh có TĐG ở mức trên trung bình, phản ánh thực tế đa số học sinh có sự tự tin trong giao tiếp, có nhu cầu muốn được gia nhập vào nhóm bạn bè. Phản ánh học sinh có tinh thần tập thể, sự gắn bó với bạn bè cao. So sánh theo giới tính cho thấy học sinh nữ tự đánh giá cao hơn so với học sinh nam. Khi xét theo khối lớp, học sinh khối 12 có tự đánh giá cao nhất, học sinh khối 11 có tự đánh giá thấp nhất. Học sinh lớp 10 chọn tự đánh giá cao hơn lớp 10 thường, không có sự khác nhau giữa lớp chọn và lớp thường ở khối 11 và khối 12 trong TĐG mặt giao tiếp xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)