Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 53)

Mục đích để thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đây là phương pháp chính của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về TĐG của học sinh THPT và các yếu tố tác động đến TĐG của các em. Phương pháp này được thực hiện theo khối, mỗi khối chọn 2 lớp: 1 lớp được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá đa phần các em có học lực khá và giỏi; 1 lớp được đánh giá là các em có học lực trung bình (tỷ lệ học sinh khá, giỏi rất ít). Học sinh trả lời phiếu hỏi trong một khoảng thời gian nhất định (30 phút).

Bảng hỏi được thiết kế xoay quanh TĐG của học sinh trên các mặt: về học tập, về thể chất, về giao tiếp xã hội và về định hướng tương lai, và cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái. Trước khi phát phiếu hỏi, chúng tôi dành khoảng 5 – 7 phút để trao đổi với học sinh về mục đích, cách trả lời, phương pháp sử dụng kết quả của bảng hỏi nhằm tạo không khí thoải mái, nghiêm túc, đảm bảo số liệu thu được chính xác. Mỗi học sinh được phát một phiếu hỏi và được hướng dẫn cách trả lời câu hỏi.

Chúng tôi cũng tiến hành tương tự khi phát phiếu hỏi cho Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

Việc xác định kết cấu bảng hỏi được tiến hành theo cấu trúc như sau:

Câu 1: bao gồm 17 items, được dùng để hỏi cho cả cha mẹ và học sinh nhằm tìm hiểu cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái trong gia đình hiện nay. Mỗi mệnh đề của bảng hỏi có 5 phương án trả lời: 1- Hoàn toàn không giống; 2 – Không giống; 3- Ít giống; 4 – Giống; 5 – Rất giống. Các lựa

chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 = “Hoàn toàn không giống” đến 5 =

“Rất giống”.

Câu 2: gồm 24 items, được dùng để hỏi cho cả cha mẹ và học sinh nhằm tìm hiểu đánh giá của cha mẹ về một số đặc điểm của thanh thiếu niên phù hợp với con cái mình. Mỗi mệnh đề của bảng hỏi có 5 phương án trả lời: 1- Hoàn toàn không đúng; 2 – Không đúng; 3- Đúng một phần; 4 – Đúng; 5 – Rất đúng. Các lựa chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 = “Hoàn toàn

không đúng” đến 5 = “Rất đúng”.

Câu 3: được hỏi cho cả cha mẹ và học sinh nhằm tìm hiểu sự thống nhất trong cách giáo dục con cái của cha mẹ.

Câu 4: dùng để hỏi cho cả học sinh, cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm nhằm tìm hiểu sự TĐG chung của học sinh, trong đó có đối chiếu với ý kiến đánh giá của giáo viên và cha mẹ để tìm hiểu sự phù hợp trong TĐG của các em. Mỗi mặt TĐG có 5 phương án trả lời: 1- Rất thấp; 2 – Thấp; 3- Trung bình; 4 – Cao; 5 – Rất cao. Các lựa chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 = “Rất thấp” đến 5 = “Rất cao”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)