Mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với các mặt TĐG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 104)

TĐG của học sinh

Để hiểu cụ thể hơn về cách ứng xử của cha mẹ với con cái trong gia đình và mối quan hệ của nó đối với các mặt TĐG của học sinh, chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá ở cả phụ huynh và cả học sinh cùng một câu hỏi nhằm tìm hiểu cách giáo dục của cha mẹ hiện nay với câu hỏi: “Cách ứng xử của Ông/Bà “giống” hay “không giống” các đặc điểm dưới đây đến mức nào?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.21: Cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái.

Stt Các đặc điểm Đánh giá của phụ huynh Đánh giá của học sinh p ĐTB SD ĐTB SD

1 Kiểm soát con chặt chẽ 3.57 0.87 3.71 0.88 .005

2 Yêu cầu cao ở con 3.20 0.85 3.21 0.90 .720

3 Ít khi biểu lộ khích lệ, tán đồng với con 2.71 1.03 2.78 1.05 .353 4 Quan tâm và dành nhiều tình cảm cho con 3.89 0.88 4.02 0.92 .049 5 Ít kiểm soát và kiểm tra công việc của con 2.71 1.90 2.76 1.05 .479

6 Luôn khích lệ và ủng hộ con cái 3.77 0.93 3.76 0.90 .900

7 Hay mắng mỏ, phê phán 2.59 0.98 2.79 1.09 .007

8 Bắt con phải nghe theo ý mình 2.92 1.05 2.73 1.18 .009

9 Hay khen ngợi con 3.02 0.87 2.76 0.88 .000

10 Ít quan tâm đến suy nghĩ và ý kiến của con 2.42 0.98 2.68 1.05 .000

11 Đánh giá con thấp 2.18 0.89 2.19 1.03 .903

12 Thường xuyên trao đổi, thảo luận với con 3.40 1.03 3.02 1.05 .003 13 Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con 3.64 0.97 3.51 1.02 .029

14 Nghiêm khắc với con 3.48 0.95 3.61 0.93 .015

15 Ít có những biểu hiện tình cảm ấm áp với con 2.74 1.13 2.54 1.18 .019

16 Ít khi ngăn cấm con cái làm điều gì 2.82 0.91 2.81 1.98 .847

Thực tế mỗi gia đình có một cách ứng xử với con cái khác nhau, điều này phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình như: điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa của cha mẹ, đặc thù nghề nghiệp của cha mẹ… nên sẽ có gia đình cha mẹ có cách ứng xử yêu thương hoặc ứng xử kiểm soát, hoặc phó mặc thờ ơ với con cái. Về trình độ văn hóa của cha mẹ, chiếm tỷ lệ lớn có 47.7% có trình độ THPT và 44.1% Trung học cơ sở; còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ cha mẹ có trình độ khác nhau (tiểu học 2%, cao đẳng 3.5%, đại học 2.7%), điều này cho thấy đa số cha mẹ trên địa bàn nghiên cứu có trình độ văn hóa ở mức trung bình.

Khảo sát về nghề nghiệp của cha mẹ cho thấy, có tương đối nhiều ngành nghề khác nhau: do đặc thù sản xuất nông nghiệp nên chiếm một tỷ lệ lớn nhất 57% là cha mẹ làm ruộng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, tỷ lệ lao động nông thôn đã có sự chuyển biến, mở rộng ra các nghề khác nhau, cụ thể là: có 12.5% cha mẹ làm nghề kinh doanh và 14.5% buôn bán tự do, 9% nghề thủ công; và một tỷ lệ nhỏ có 4.7% cha mẹ học sinh là giáo viên, 0.8% bác sĩ, 1.6% là công nhân. Sự đa dạng trong ngành nghề lao động phản ánh điều kiện vật chất, môi trường sống của các gia đình, và ít nhiều sẽ tác động đến phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái.

Thực tế, việc phân ra các kiểu ứng xử trên mang tính chất tương đối bởi các phong cách ứng xử có thể không loại trừ hoàn toàn nhau. Một số phong cách ứng xử có thể được thể hiện cùng lúc với các mức độ khác nhau, ví dụ: cha mẹ có thể quan tâm chăm sóc và kiểm soát con cái ở mức độ cao và đối xử nghiêm khắc với con cái mở mức độ trung bình, cha mẹ nghiêm khắc với con cái ở mức độ cao nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm đến con cái không bằng lời nói mà được thể hiện sự quan tâm bằng hành động. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đã nhóm lại một vài cách ứng xử đặc trưng của cha mẹ với con cái như sau:

- Cha mẹ có cách ứng xử mang tính phê phán tiêu cực:

Mức độ đánh giá của cách ứng xử này ở mức thấp (ĐTB chung= 2.56), cách ứng xử này diễn ra trong một số gia đình mà cha mẹ đánh giá thấp con

cái. Khi giao tiếp với con cha mẹ thường có biểu hiện nổi cáu, mắng chửi hoặc cha mẹ không có sự động viên khích lệ con cái mà thường phê phán khi con khi chúng mắc lỗi… Điều này tạo nên bầu không khí tâm lý căng thẳng trong gia đình, làm cho con cái sợ hãi và lo lắng về tinh thần, trong gia đình không có sự gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Cách ứng xử này bao gồm 3 mệnh đề: “Tôi hay mắng mỏ phê phán con” (ĐTB=2.59), “Tôi đánh

giá con thấp” (ĐTB=2.18), “Tôi bắt con phải nghe theo ý mình” (ĐTB=2.92).

- Cha mẹ có cách ứng xử kiểm soát:

Thực tế việc cha mẹ kiểm soát con cái là việc cần thiết của tất cả các gia đình, vấn đề là mức độ kiểm soát và tính chất kiểm soát được thể hiện khác nhau. Kết quả của cách ứng xử này ở mức trên trung bình (ĐTB chung=3.42), được biểu hiện như: cha mẹ có sự kiểm soát con chặt chẽ, luôn thể hiện sự nghiêm khắc trong cách giáo dục con; cha mẹ luôn kiểm tra con cái về giờ giấc, về công việc học hành; đồng thời cha mẹ luôn đặt ra những quy định, nội quy cho con thực hiện. Điều này cũng giúp con cái rèn luyện bản thân một cách nghiêm khắc, tình cảm của cha mẹ được thể hiện bằng hành động là chính, con cái có sự nghe lời cha mẹ, tuy nhiên cha mẹ dễ tạo ra áp lực cho con cái vì ít khi có sự trao đổi 2 chiều giữa cha mẹ với con và ngược lại. Cách ứng xử này gồm các mệnh đề: “Tôi kiểm soát con chặt chẽ” (ĐTB=3.57), “Tôi yêu cầu cao ở con” (ĐTB=3.20), “Tôi nghiêm khắc với con” (ĐTB=3.48).

- Cha mẹ có cách ứng xử quan tâm tích cực:

Đây là cách ứng xử trong những gia đình mà cha mẹ thể hiện sự quan tâm đến con cái, bằng cách lắng nghe ý kiến, quan điểm của con. Trong giáo dục con, cha mẹ dành nhiều tình cảm cho con và có sự quan tâm khen ngợi đúng mức; cha mẹ đề cao tính độc lập của con đồng thời vẫn có sự kiểm soát con trong học tập cũng như trong cuộc sống ở mức độ nhất định. Trong gia đình có sự gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái rất cao, nó vừa tạo ra sự yêu thương gần gũi của con cái đối với cha mẹ, vừa tạo cho con cái một sự độc lập nhất định trong cuộc sống cũng như trong cách suy nghĩ. Cách ứng xử

này có kết quả đánh giá cao nhất (ĐTB chung= 3.54), gồm các mệnh đề: “Tôi

quan tâm và dành nhiều tình cảm cho con” (ĐTB=3.89), “Tôi luôn khích lệ và

ủng hộ con cái” (ĐTB=3.77), “Tôi hay khen ngợi con” (ĐTB=3.02), “Tôi

thường xuyên trao đổi và thảo luận với con” (ĐTB=3.40), “Tôi lắng nghe và

tôn trọng ý kiến của con” (ĐTB=3.64).

- Cha mẹ có cách ứng xử phó mặc, không tình cảm:

Đây là cách ứng xử trong những gia đình cha mẹ quá bận rộn không có thời gian để chăm sóc con, để mặc con theo sở thích của chúng, hoặc ở những gia đình mà cha mẹ không thể hiện tình cảm với con cái, ít có sự giao tiếp thân tình với con. Cách ứng xử này có mức độ đánh giá thấp (ĐTB chung=2.61), gồm các mệnh đề “Tôi ít khi ngăn cấm con cái làm điều gì”

(ĐTB=2.82) và mệnh đề “Tôi không có thời gian để quan tâm đến con”

(ĐTB=2.27), “Tôi ít kiểm soát và kiểm tra công việc của con” (ĐTB=2.71),

“Tôi ít quan tâm đến suy nghĩ và ý kiến của con” (ĐTB=2.42), “Tôi ít khi

biểu lộ sự khích lệ tán đồng với con” (ĐTB=2.71), “Tôi ít có những biểu hiện

tình cảm ấm áp với con” (ĐTB=2.74).

So sánh về mức độ lựa chọn cách ứng xử của cha mẹ với con cái được chúng tôi cụ thể hóa bằng biểu đồ sau:

Như vậy, qua biểu đồ dễ dàng nhận thấy cha mẹ có “ứng xử quan tâm tích cực” ở mức độ đánh giá cao nhất (ĐTB=3.54), thứ hai là cách “ứng xử kiểm soát” (ĐTB=3.42); hai kiểu ứng xử còn lại có mức độ thấp là “phê phán tiêu cực” (ĐTB=2.56) và ứng xử “phó mặc, không tình cảm” (ĐTB=2.61). Nhìn chung điều này phản ánh đúng thực trạng về giáo dục trong gia đình tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu, mỗi gia đình có một cách thể hiện khác nhau: có cách ứng xử phù hợp và chưa phù hợp; và các cách ứng xử này ít nhiều có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt TĐG của học sinh.

Bảng số liệu dưới đây trình bày mối quan hệ giữa các cách ứng xử của cha mẹ với các mặt TĐG của học sinh:

Bảng 3.22: Sự tương quan giữa các cách ứng xử của cha mẹ với các mặt TĐG của học sinh

Cách ứng xử của cha mẹ với con cái

TĐG về giao tiếp xã hội TĐG về thể chất TĐG về học tập Tự định hướng tương lai r p r p r p r p Phê phán tiêu cực -.211** .001 -.179** .004 -.200** .001 -.079 .210 Kiểm soát .059 0.344 .043 .489 -.017 .793 .052 .410 Quan tâm tích cực .146* .019 .200** .001 .137* .028 .224** .000 Phó mặc, không tình cảm -.110 .079 -.164** .009 -.030 .636 -.109* .037 Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01

Nhìn tổng quát bảng số liệu cho thấy, tất cả các cách ứng xử của cha mẹ đều có tương quan có ý nghĩa với mức độ TĐG về các mặt khác nhau: thấp nhất là ứng xử phê phán tiêu cựcứng xử phó mặc, không tình cảm cao nhất là ứng xử quan tâm tích cựcứng xử kiểm soát. Kết quả trên phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa các cách ứng xử của cha mẹ với các mặt TĐG của học sinh: cụ thể là cha mẹ càng quan tâm yêu thương con cái thì TĐG của con cái càng cao, và ngược lại cha mẹ càng có cách ứng xử phê phán, hoặc bỏ rơi

phó mặc, hoặc kiểm soát quá mức thì TĐG của con càng thấp. Điều này được thể hiện ở tất cả các mặt của TĐG, cụ thể như sau:

Mối quan hệ giữa cha mẹ có cách ứng xử phê phán tiêu cực với các mặt tự đánh giá của học sinh:

Một điều đáng mừng là cách ứng xử này chỉ có ở một số gia đình, kết quả điểm trung bình cho thấy mức độ ứng xử thấp (ĐTB=2.56), tương đương với mức cha mẹ đánh giá là “ít giống tôi”. Kết quả hệ số tương quan cho thấy là tương quan ngược: cha mẹ có cách ứng xử phê phán tiêu cực thì con cái có mức độ TĐG thấp, được thể hiện trên các mặt TĐG của học sinh. Khi cha mẹ có những phản ứng tiêu cực như mắng mỏ, đánh giá con thấp, bắt con phải nghe theo ý mình hoặc cha mẹ nói những câu làm tổn thương con dễ tạo cho con cái cảm giác thấp kém về bản thân mình. Cụ thể là cách ứng xử này làm hạn chế về giao tiếp xã hội (r= -0.211), về thể chất (r= -0.179), về học tập (r=- 0.2) và về định hướng tương lai (r=-0.079) ở con cái. Tóm lại khi cha mẹ có cách ứng xử phê phán tiêu cực thì học sinh có TĐG thấp về các mặt.

Mối quan hệ giữa cách ứng xử kiểm soát của cha mẹ với các mặt TĐG của học sinh:

Như các mệnh đề nêu trên, cách ứng xử kiểm soát ở cha mẹ giúp con cái sống có nề nếp quy củ. Đây là những cha mẹ thể hiện tính kỷ luật cao trong giáo dục con. Với phương án “tôi kiểm soát con chặt chẽ” có 11.3% cha mẹ cho rằng điều này “rất giống tôi” và 46.5% “giống tôi”, tương tự như vậy, với phương án “tôi nghiêm khắc với con”, có 11.3% cha mẹ có cách ứng xử rất giống và 42.2% giống cách ứng xử này.

“Trong nhà tôi con cái thì phải nghe lời cha mẹ, cãi lại là không được, bây giờ thanh niên chúng nó chơi bời đua đòi nhiều, mình không kiểm soát

chặt thì hỏng hết, mình phải biết con mình chơi với ai, làm gì, đi đâu…” (Phụ

huynh lớp 11, nam giới, làm ruộng)

Chúng tôi nhận thấy điểm trung bình của cách ứng xử này cao thứ 2 (ĐTB=3.14) trong các cách ứng xử của cha mẹ, đồng thời có mối tương quan

nhất định đối với các mặt TĐG của học sinh (r lần lượt = 0.059; 0.043; - 0.017; 0. 052. Nói cách khác cha mẹ có sự kiểm soát cao (dù là có mục đích tốt, tích cực) thì con cái có thể có mức độ TĐG về thể chất tiêu cực hơn. Điều này được giải thích bởi các em không muốn cách quan tâm quá mức của cha mẹ đối với mình, học sinh cho rằng mình đã lớn, có nhiều điều về sức khỏe liên quan đến vấn đề giới tính nên các em ngại nói ra với cha mẹ. Vậy nên, việc cha mẹ cần tạo cho con 1 khoảng cách nhất định, đồng thời quan tâm và lắng nghe ý kiến của con cái để con cái có cơ hội nói ra những suy nghĩ của bản thân, thay vì việc kiểm soát con cái chặt chẽ.

Kết quả về sự tương quan giữa cách ứng xử kiểm soát với các mặt TĐG của học sinh, khi xét về độ tin cậy cho thấy p>0.05, chính vì vậy không thể kết luận về ảnh hưởng tiêu cực của cách ứng xử này đối với các mặt TĐG của học sinh, chỉ có thể phần nào nhận thấy mối quan hệ giữa ứng xử của cha mẹ với các mặt TĐG của con cái. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả TĐG về cái tôi gia đình của học sinh, các em muốn được khẳng định vị trí của mình trong gia đình ở một mức độ nhất định, các em muốn được đưa ra quan điểm của mình, thể hiện cái tôi tích cực trong gia đình

Mối quan hệ giữa cách ứng xử quan tâm tích cực của cha mẹ với các mặt tự đánh giá của học sinh:

Ngày nay xã hội đòi hỏi mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa và nhất là phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt cho xã hội. Khi xét về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình thì đặc trưng nổi bật nhất chính là tình yêu thương một cách tự nhiên và tự nguyện. Kết quả số liệu cho thấy có mối tương quan khá chặt chẽ giữa cách ứng xử quan tâm tích cực với tất cả các mặt TĐG của học sinh (r lần lượt = 0.146, 0.200, 0.137, 0.224). Kết quả mối tương quan cho thấy: khi cha mẹ có cách ứng xử quan tâm tích cực, học sinh sẽ có TĐG cao hơn so với những em có cha mẹ có ứng xử phê phán tiêu cực. Cụ thể như với mệnh đề “Tôi quan tâm và dành nhiều tình cảm cho con” có 23.8% cha

mẹ rất giống và 50.0% đánh giá giống với cách ứng xử này. Nó được biểu hiện bằng những tình cảm và hành động cụ thể của cha mẹ như: cha mẹ lắng nghe con cái, có sự trao đổi thảo luận với con; cha mẹ có sự tôn trọng quan điểm của con. Phỏng vấn sâu cha mẹ, chúng tôi được biết:

Trước đây tôi cũng khắt khe với con, nhưng rồi chúng nó cũng lớn,

với lại thấy con mình cũng tu chí học hành, nên tôi cũng an tâm và tin tưởng để các cháu thoải mái tinh thần học hành, hôm nay đi họp thấy cô giáo khen

nên cũng mừng” (Phụ huynh lớp 12, nam giới, buôn bán tự do)

“Dạy con có những lúc rất cần phải cứng rắn, cương quyết, nhưng nhiều lúc phải dân chủ để mình đi vào nội tâm của nó mà giáo dục. Đôi khi cô phải hạ mình xuống như là bạn của con, bởi nếu cứ đứng trên cương vị là cha mẹ rồi quát tháo, mắng chửi thì không đi đến đâu cả, con mình cũng lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)