Phƣơng hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh phân bón của Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cp thần nông thanh hóa (Trang 75)

1. 3.Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

3.2.2. Phƣơng hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh phân bón của Công ty

Căn cứ vào phƣơng hƣớng phát triển chung của Công ty, phƣơng hƣớng kinh doanh nhà trong thời gian tới đƣợc Công ty xác định nhƣ sau:

- Kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy quản lý, hoàn thiện quá trình đổi mới các phòng chuyên môn, nghiệp vụ các đơn vị thành viên trực thuộc trong lĩnh vực kinh doanh phân bón.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng trình độ cho các cán bộ công nhân viên nhất là đội ngũ lao động và đội ngũ tiêu thụ sản phẩm. Đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong sản xuất.

- Coi trọng công tác quản lý trong sản xuất kinh doanh, ngiêm túc trong công việc, gắn trách nhiệm cá nhân của các cán bộ vào hiệu quả của công việc để quá trình tiêu thụ đƣợc thuận tiện hơn.

- Khai thác sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn đồng thời chủ động phát huy nguồn nội lực.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CP THẦN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.3.1.Tăng cƣờng công tác điều tra và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng.

* Sự cần thiết của biện pháp.

Trong kinh doanh , thông tin về thị trƣờng là rất quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm qua nghiên cứu thị trƣờng giúp công ty tìm đƣợc khách hàng tƣơng lai cũng nhu biết thêm đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng để thành công trên thƣơng trƣờng đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu , thăm dò và xâm nhập thị trƣờng nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập và tiềm năng của thị trƣờng để đƣa ra quyết định về lựa chọn thị trƣờng và chiếm lƣợc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Đối với Công ty CP Thần Nông Thanh Hóa thì hoạt động điều tra , nghiên cứu thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng đã thực hiện xong, việc đầu tƣ nhân lực còn chƣa hợp lý , tƣơng xứng. Thể hiện ,chƣa có phòng ban riêng để nghien cứu việc này ,cán bộ phụ trách chủ yếu là phòng kinh doanh , đa số chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ điều tra nghiên cứu ,

họ làm việc dựa trên kinh nghiệm là chính và dự đoán nhu cầu theeo ý kiến chủ quan của mình.Việc cấp chi phí cho cán bộ đi nghiên cứu thị trƣờng còn rất hạn chế điều này cũng ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

* Cách thức thực hiện.

Nên tập trung thu thập, phân tích và xử lý thông tin để xác định và hiểu rõ về thị trƣờng, tiềm năng của thị trƣờng, thị trƣờng mục tiêu cũng nhƣ xu hƣớng biến động của thị trƣờng để giúp ban giám đốc đƣa ra các quyết định về kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ.

Căn cứ vào tình hình biến động của thị trƣờng để đề xuất về số lƣợng tiêu thụ và giá bán ra.

Bộ phận nghiên cứu thị trƣờng phải đƣa ra đƣợc các thông tin cần thiết cho các khu vực thị trƣờng riêng biệt bằng việc mô tả chính xác về thị trƣờng đó nhƣ:

- Thời điểm khách hàng mua hàng, số lƣợng mua, qui cách chủng loại sản phẩm. - Giá bán cho từng loại qui cách sản phẩm ?

- Phƣơng thức giao hàng và thanh toán nào là phù hợp ? - Các yêu cầu có liên quan đến khách hàng là gì ?

- Để hoạt động nghiên cứu thị trƣờng có hiệu quả, Công ty cần bồi dƣỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác này cho phù hợp với yêu cầu mới. Mặt khác, Công ty cũng cần đầu tƣ, trang bị những phƣơng tiện quản lý hiện đại, đƣa những phần mềm ứng dụng vào trong công tác nghiên cứu thị trƣờng.

- Để có đƣợc những thông tin về tình hình thị trƣờng không chỉ dựa vào những số liệu thống kê từ những năm trƣớc mà cần tăng cƣờng các phƣơng pháp điều tra trƣng cầu, phỏng vấn kết hợp với các phƣơng pháp khác. Ngoài ra, Công ty cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin về thị trƣờng nhƣ thông tin về thị trƣờng nông nghiệp, luật nông nghiệp, phân bón, sự biến động của thị trƣờng vốn...; tham khảo thêm các thông tin về thị trƣờng trên các loại sách báo, tạp chí chuyên ngành .

3.3.2.Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiêu thụ phân bón.

3.3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo. * Sự cần thiết của biện pháp. * Sự cần thiết của biện pháp.

Quảng cáo trong lĩnh vực kinh doanh phân bón có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì bên cạnh mục đích thƣơng mại thì việc thông tin, giới thiệu cho khách hàng nắm đƣợc

những tiêu chí về phân bón nhƣ: diện tích sử dụng phân cho một sào, chủng loại, giá bán, các dịch vụ hậu mãi là rất cần thiết. Bên cạnh đó, nó còn giúp ngƣời tiêu dùng lựa chọn loại phân phù hợp với nhu cầu và khả năng của mùa vụ.

* Cách thức thực hiện.

Tuy nhiên hiện nay hoạt động quảng cáo của Công ty chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức. Các hoạt động quảng cáo phần lớn mới chỉ dựa vào cảm tính. Công ty quan sát thị trƣờng rồi đƣa ra những quyết định quảng cáo cho các mặt hàng. Phƣơng tiện quảng cáo chủ yếu của Công ty là truyền hình và báo chí nhƣng thời gian không nhiều và không thƣờng xuyên, chỉ tập trung vào những dịp cuối năm hay những dịp Công ty đƣa sản phẩm mới vào thị trƣờng. Còn các phƣơng tiện khác thì rất ít.

3.3.2.2. Làm tốt các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ khác.

Công ty nên tích cực tham gia các hoạt động hội trợ, triển lãm, các chƣơng trình tôn vinh thƣơng hiệu để quảng bá sản phẩm. Đồng thời cũng cần dành nguồn kinh phí để tài trợ cho các hoạt động văn hóa xã hội, thể dục thể thao để nâng cao danh tiếng và khả năng cạnh tranh cho Công ty.

Mặt khác, Công ty phải chú trọng hơn nữa đến dịch vụ sau bán hàng bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban quản lý chung cƣ. Giải pháp để thực hiện vấn đề này Công ty phải tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các ban quản lý này. Quan trọng hơn cả là phải coi các dịch vụ hậu mãi đối với các sản phẩm của Công ty nói chung và nhà chung cƣ nói riêng là trách nhiệm đối với sản phẩm của mình. Từ đó xây dựng kế hoạch cho công tác này ngay từ khi tiến hành lập dự án, cần có một nguồn kinh phí đủ mạnh và ổn định cho các dịch vụ này.

3.3.3. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công nhân viên.

Con ngƣời là trung tâm của mọi hành động, có sức sáng tạo vô hạn nên quản lý con ngƣời phải khoa học , rõ ràng nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tốt. Nhiều điều tra cho thấy quản trị nhân lực tốt dẫn đến thành công của công ty

Thƣờng xuyên đào tạo cán bộ kinh doanh cho phù hợp yêu cầu với tình hình mới, đƣa cán bộ công nhân viên tham gia lớp tập huấn ngắn hạn

Thực hiện chế độ đãi ngộ nhân sự ,tổ chức các cuộc hội thảo tạo mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo và nhân viên

Xây dựng một cơ cấu nhân sự hợp lý khoa học , tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân cũng nhƣ khái thác có hiệu quả nguồn chất xám của mỗi cán bộ nhân viên

KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

I.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.

1. Về phía doanh nghiệp

Nhƣ phần trên đã nêu, nâng cao chất lƣợng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Do đó, Công ty cần có kế hoạch giám sát, quản lý chặt chẽ ngay từ khâu lập kế hoạchấchnr xuất để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Trong xí nghiệp cần tổ chức sắp xếp lại các bộ phận, phòng ban trong hệ thống đảm bảo chất lƣợng sao cho: Có một hệ thống tổ chức với cơ cấu hợp lý: Đủ số lƣợng cán bộ với chất lƣợng cần thiết. Nhiệm vụ của từng bộ phận, mối quan hệ, qui trình làm việc phải rõ ràng, hợp lý và đƣợc qui định bằng văn bản. Các bộ phận cấu thành phải giám sát lẫn nhau, để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Công ty cũng cần nghiên cứu xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh dài hạn để có căn cứ xác định mức đầu tƣ và phƣơng thức tiến hành hoạt động tiêu thụ phân bón một cách chủ động hơn.

2. Về phía Nhà nƣớc

Nhà nƣớc cần có các chủ trƣơng , chính sách hỗ trợ ngƣời dân, hỗ trợ ngành nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất phân bón nói riêng để ngành nông nghioệp tỉnh ta ngày một vững mạnh.

II.KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, vấn đề bức xúc và trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để tiêu thụ đƣợc sản phẩm của đơn vị mình. Bởi vì chỉ khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ, doanh nghiệp mới thu hồi đƣợc vốn để thực hiện quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng và thực hiện các mục tiêu của mình. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhƣng lại là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Công ty CP Thần Nông Thanh Hóa là một doanh nghiệp Nhà nƣớc đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh phân bón của Tỉnh ta, các sản phẩm của Công ty trên địa bàn tỉnh đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giải, hoàn thiện tốt trong việc thâm canh cây trồng nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và

khẳng định vị trí của mình trên thị trƣờng Thanh Hoá. Sản phẩm của Công ty đã từng bƣớc đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm, kết quả sản xuất kinh doanh tƣơng đối tốt, doanh thu năm sau cao hơn năm trƣớc, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng đƣợc cải thiện. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy một phần là do Công ty đã biết tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ. Tuy nhiên, Công ty cũng phải đối đầu với nhiều khó khăn trong giai đoạn mới: Thứ nhất, môi trƣờng kinh doanh đã thay đổi, và ngày càng diễn biến phức tạp. Thứ hai, yêu cầu của khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Thứ ba, sự cạnh tranh diễn ra không chỉ trong mỗi nƣớc, cạnh tranh đã mang tính toàn cầu. Thứ tƣ, luật quốc tế và quốc gia ngày càng gắt gao hơn. Khó khăn này càng nhân lên khi Việt Nam tham gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động tiêu phân bón ở trong thời gian tới Công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ: Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng, tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiêu thụ phân bón, đồng thời thực hiện các phƣơng thức và hình thức thanh toán linh hoạt đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cp thần nông thanh hóa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)