Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ phân bón

Một phần của tài liệu hoàn thiện một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cp thần nông thanh hóa (Trang 32)

1. 3.Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.6.2.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ phân bón

Cũng nhƣ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm khác, hoạt động tiêu thụ phân bón luôn tồn tại hai chủ thể chính và cơ bản nhất là ngƣời mua và ngƣời bán, bên cạnh đó còn có các chủ thể khác nhƣ các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức tài chính, tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng...Các chủ thể này luôn tác động qua lại, vừa hỗ trợ, vừa kìm hãm lẫn nhau tạo thành thị trƣờng đồng thời tác động vào thị trƣờng. Ngoài ra hoạt động tiêu thụ phân bón của doanh nghiệp còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố khách quan nhƣ vị trí địa lý, thời tiết, khi hậu...Tuỳ theo từng góc độ nghiên cứu mà ta có thể chia thành những nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động tiêu thụ phân bón thành các nhóm khác nhau:

* Nhóm nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp.

Một là: Chất lượng phân bón.

Chất lƣợng sản phẩm là tổng hợp các tính chất của hàng hoá mà do đó hàng hoá có công dụng nhất định. Để đứng vững và vƣơn lên trong cạnh tranh doanh nghiệp phải không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đối với hoạt động tiêu thụ phân bón do phân bón là hàng hoá thiết yếu, có giá trị và gắn bó với ngƣời tiêu dùng trong một thời gian rất dài. Và nó có tác động nhiều mặt đến cuộc sống, sinh hoạt, làm việc, học tập của phần đa nông dân. Vì vậy, vấn đề này không chỉ ảnh hƣởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp mà nó còn tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kĩ thuật và quản lý chặt chẽ để nâng cao chất lƣợng phân bón nhằm đảm bảo chất lƣợng và sự đồng bộ về kĩ thuật, cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp...

Hai là: Giá cả sản phẩm.

Đây cũng là một nhân tố tác động rất lớn đến tiêu thụ sản phẩm. Với cơ chế thị trƣờng hiện nay thì giá cả đƣợc hình thành từ sự phát triển trên thị trƣờng theo sự thoả thuận của

ngƣời mua và ngƣời bán. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả nhƣ một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Ba là: Tổ chức các hoạt động xúc tiến trong tiêu thụ sản phẩm.

Đây là những biện pháp chủ quan của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm đƣợc nhanh chóng.

Bốn là: Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Nếu trong thị trƣờng doanh nghiệp có vị trí độc quyền bán thì thông thƣờng họ sẽ ít phải nổ lực trong việc mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên, trong thị trƣờng cạnh tranh thì doanh nghiệp phải không ngừng nổ lực trong việc mở rộng và phát triển thị trƣờng, cũng nhƣ tạo uy tín, niềm tin với khách hàng.

* Nhóm các nhân tố từ môi trƣờng bên ngoài.

- Các nhân tố thuộc về khách hàng.

Nhu cầu sản phẩm.

Nhu cầu thị trƣờng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp phải đƣa ra thị trƣờng nhiều sản phẩm khác nhau, trong mỗi sản phẩm lại phải chia ra nhiều chủng loại, kích cỡ, phẩm cấp sản phẩm khác nhau để đáp ứng bậc nhu cầu cao thấp khác nhau. Khi đƣa ra thị trƣờng không phải mặt hàng nào cũng nhƣ nhau mà có những mặt hàng tiêu thụ đƣợc nhiều do phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, giá cả hợp lý, chất lƣợng tốt, đúng thị trƣờng... Nhƣng lại có những mặt hàng tiêu thụ đƣợc ít do không phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của thị trƣờng. Ngƣợc lại có những mặt hàng chất lƣợng tốt nhƣng giá cả chƣa phù hợp hoặc chƣa đƣợc ƣa chuộng nên tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do đó từ việc nắm vững nhu cầu thị trƣờng, doanh nghiệp có thể đƣa ra kết cấu sản phẩm phù hợp thì sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải bám sát thị trƣờng để định ra cho mình một chiến lƣợc và khối lƣợng hàng thích hợp đánh đúng tâm lý ngƣời tiêu dùng đồng thời không ngừng nghiên cứu và tìm tòi, cho ra đời những sản phẩm mới ƣu việt hơn thay thcho những sản phẩm đã bị lỗi thời lạc hậu.

- Nhóm nhân tố trong ngành.

Cạnh tranh đƣợc xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng với các nhân tố ai hoàn thiện hơn, thoã mãn nhu cầu tốt hơn ngƣời đó sẽ thắng, tồn tại và phát triển.

Môi trƣờng cạnh tranh liên quan đến sự đa dạng và số lƣợng đối thủ mà doanh nghiệp phải đối phó cùng với những vấn đề phải ứng xử thích hợp. Hiểu đƣợc đối thủ cạnh tranh của mình là điều cực kì quan trọng để có thể lập kế hoạch marketing hiệu quả. Doanh nghiệp phải thƣờng xuyên so sánh các sản phẩm của mình, yêu cầu, các kênh hoạt động khuyến mại của mình so với đối thủ cạnh tranh.

- Các nhân tố chính trị, pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế.

Đó là các quyết định về vấn đề quyền sở hữu, sử dụng đất đai, quyết định về mua, bán, cho thuê kinh doanh nhà ở và các sắc thuế trong hoạt động kinh doanh nhà ở sẽ ảnh hƣởng tới khả năng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ của doanh nghiệp. Ví dụ khi Nhà nƣớc phá bỏ hàng dào ( gia nhập WTO ) thì các doanh nghiệp trong nƣớc muốn đứng vững và phát triển đƣợc thì phải không ngừng vƣơn lên, không ngừng cải tiến... Mặt khác phía nhà nƣớc càn có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nƣớc. Để các doanh nghiệp này có thể đuổi kịp các doanh nghiệp phía ngoài nƣớc, tạo ra sự vững bền cho nền nông nghiệp nƣớc nhà.

- Các nhân tố khoa học - công nghệ.

Đây là các nhân tố ảnh hƣởng lớn và trực tiếp tới chiến lƣợc kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực khi các nhân tố về khoa học công nghệ thuận lợi thì nó sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển doanh nghiệp nói chung và mở rộng thị trƣờng giúp các doanh nghiệp cải thiện tốt về chất lƣợng sản phẩm hơn.

Những nhân tố về khoa học công nghệ có thể đƣợc kể đến nhƣ: chính sách về áp dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất phân bón, chi phí về nghiên cứu phát triển sản phẩm (của nhà nƣớc và ngành), trình độ công nghệ của doanh nghiệp đang sử dụng, tay nghề của ngƣời lao động, chi phí cho đầu tƣ phát triển doanh nghiệp...

- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên như: thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý. Các nhân tố này ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất, lƣợng cầu về phân bón. Mặt khác nó cũng ảnh hƣởng đến lợi thế vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng nhƣ sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Từ đó ảnh hƣởng tới khả năng mở rộng thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cp thần nông thanh hóa (Trang 32)