Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) đƣợc thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố ăng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nƣớc là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tƣởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á.
Các nƣớc ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nƣớc phƣơng Tây và giành đƣợc độc lập vào các thời điểm khác nhau sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nƣớc ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội.
Các nƣớc ASEAN đều nằm ở khu vực Đông Nam Á, trừ Lào, đều tiếp xúc với biển Thái ình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, thuận lợi cho giao thƣơng quốc tế và phát triển du lịch. ASEAN có diện t ch hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu ngƣời; GDP khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nƣớc ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản nhƣ: cao su (90% sản lƣợng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng nhƣ gạo, đƣờng dầu thô, dứa...
Với diện t ch đất nông nghiệp chiếm trên 30% tổng diện t ch tự nhiên, kh hậu nóng ẩm quanh năm, ASEAN là một v ng có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là trồng cây nhiệt đới nhƣ lúa gạo, cao su thiên nhiên, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cọ dầu… Thái Lan và Việt Nam đứng thứ nhất thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo; Inđônêxia và Việt Nam là 2 trong 4 nƣớc xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Về lâm nghiệp, các nƣớc ASEAN có tiềm năng lớn về rừng với nhiều loại gỗ quý, dƣợc liệu và các loài thú quý hiếm. Về ngƣ nghiệp, với vị tr gần biển và hệ thống sông, ngòi kênh rạch chằng chịt, các nƣớc ASEAN có nhiều tiềm năng về khai thác, nuôi trồng thuỷ sản: Philippin có trữ lƣợng cá đứng thứ 11 trên thế giới; Thái Lan là 1 trong 10 nƣớc xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Công nghiệp của các nƣớc thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các l nh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu d ng. Những sản phẩm này đƣợc xuất khẩu với khối lƣợng lớn và đang thâm nhập một cách nhânh chóng vào các thị trƣờng thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và đƣợc coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nƣớc đang phát triển.
Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nƣớc ASEAN không đồng đều. Mi-an-ma hiện là nƣớc có thu nhập quốc dân t nh theo đầu ngƣời thấp nhất trong ASEAN, ch vào khoảng hơn 200 đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nƣớc đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhƣng thu nhập quốc dân t nh theo đầu ngƣời ch vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Singapore và Bru-nây Đa-ru-xa-lam là hai
quốc gia nhỏ nhất về diện tích (singapore) và về dân số (Bru-nây Đa-ru-xa-lam) lại có thu nhập theo đầu ngƣời cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm.
Ở các nƣớc ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hƣớng ngoại”, nền ngoại thƣơng ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 750 tỷ đôla Mỹ). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tƣ của thế giới. Nếu năm 2005, tổng số vốn đầu tƣ mà ASEAN thu hút đƣợc tăng 16,9% so với năm 2004, thì năm 2006, tổng số vốn đầu tƣ đã tăng 27,5%.