Đánh giá chung

Một phần của tài liệu triển vọng và thách thức của việt nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các quốc gia trong khối asean (Trang 38)

Đặc điểm nguồn vốn đầu tƣ FDI của các quốc gia ASEAN vào Việt Nam nhƣ sau: nguồn vốn đầu tƣ FDI của các nƣớc ASEAN là một bộ phận của nguồn vốn đầu tƣ FDI trên thế giới đầu tƣ vào Việt Nam nhƣng do đặc điểm riêng của từng nƣớc ASEAN cũng nhƣ khu vực, nên đầu tƣ FDI của các nƣớc ASEAN có những đặc điểm riêng so với các nƣớc trên thế giới.

a. Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam chủ yếu là các ngành công

nghệ không cao, chủ yếu nhằm tranh thủ lợi thế về lao động

Trong những năm gần đây đầu tƣ từ ASEAN vào nƣớc ta tập trung vào một số ngành xây dựng, khách sạn, du lịch hay công nghệ thực phẩm …, điều này phù hợp với đặc điểm của các nhà đầu tƣ đến từ ASEAN bởi thực chất, ngoại trừ Singapore là tƣơng đối phát triển các nƣớc còn lại đều đang ở giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá. Thêm nữa, tất cả các nƣớc ASEAN đều có chung lợi thế so sánh với Việt Nam, do đó lao động nhiều và rẻ nên phát triển những ngành công nghệ vừa phải, tận dụng nguồn lao động là phù hợp. Cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển khác, Việt Nam đang dành rất nhiều ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ vào phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tƣ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy, đầu tƣ vào xây dựng, công nghiệp nhẹ hiện nay đối với các nhà đầu tƣ là an toàn và hiệu quả nhất.

b. Quy mô dự án

Quy mô dự án đầu tƣ đến từ các nƣớc ASEAN còn nhỏ, điều này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính là tiềm năng của các nhà đầu tƣ ch hạn chế ở mức đó và do đặc thù của l nh vực đầu tƣ không cần nhiều vốn. Nhƣng gần đây đã xuất hiện các dự án lớn của các tập đoàn đa quốc gia từ các nƣớc ASEAN.

c. Các nước ASEAN vừa là nước đi đầu tư vừa là đối thủ cạnh tranh của

Cũng tuân theo xu thế của thế giới các nƣớc ASEAN đều có nhu cầu đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣng có lẽ Việt Nam là đối tác đầu tƣ đặc biệt hơn các nƣớc khác không ch bởi sự tƣơng đồng về lịch sử, văn hoá, truyền thống mà trên hết, Việt Nam là thành viên của ASEAN. Nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và thoát ra khỏi những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, các nƣớc đều nhất chí về vai trò của sự hợp tác phát triển, đặc biệt là hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ nhất là xu thế khu v ực hoá của nền kinh tế thế giới hiện nay. So với một số nƣớc nhƣ Singapore, Malaysia hay Thái Lan, Việt Nam vẫn là nƣớc kém phát triển hơn, phù hợp để các nhà đầu tƣ ASEAN chuyển giao những công nghệ đã cũ, những ngành không còn phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế (những ngành sử dụng nhiều lao động, cộng nghệ thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao…)

Đảo ngƣợc lại, chính bản thân các nƣớc ASEAN cũng rất cần vốn đầu tƣ, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng, FDI trở thành nguồn quan trọng nhất cho phục hồi nền kinh tế. Kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc cho thấy FDI có vai trò rất tích cực đối với giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề thu hút vốn có ý ngh a nhƣ nhau đối với các nƣớc đang phát triển. Theo phân tích của các chuyên gia thì vốn FDI trong những năm tới có xu hƣớng đổ vào các nƣớc Mỹ La tinh, một số nƣớc Châu Á tƣơng đối phát triển. Trong khu vực nổi lên Malaysia và Singapore là những nƣớc có tiềm năng thu hút đầu tƣ nhất. Các nƣớc ASEAN có lợi thế so sánh nhƣ nhau, lại thêm những cam kết trong xuất nhập khẩu hàng hoá có nguồn gốc trong khu vực thì thực chất đầu tƣ vào nƣớc nào cũng nhƣ nhau. Đây ch nh là nguồn gốc dẫn đến thực trạng các nƣớc ASEAN vừa hợp tác cùng phát triển nhƣng lại cũng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thu hút đầu tƣ.

d. Việt Nam và các nước ASEAN ở trong cùng một khu vực kinh tế nên chịu

chung các tác động toàn cầu

Sự giống nhau giữa các nƣớcASEAN vừa có lợi nhƣng cũng gây rất nhiều hạn chế. Mỗi khi có những biến động lớn xảy ra trên thị trƣờng thì thƣơng mại và đầu tƣ của tất cả các nƣớc cùng bị ảnh hƣởng nặng nề thông qua đó ảnh hƣởng đến mọi mặt của nền kinh tế mà điển hình nhất là cuộc khủng khoảng kinh tế vừa qua. Do sự lỏng lẻo của hệ thống tài chính, tất cả các nƣớc (trừ Singapore) đều không chống đỡ đƣợc cơn bão khủng hoảng. Đối với Việt Nam tác động của khủng hoảng bị khuyếch đại do thị trƣờng xuất khẩu cộng thêm nguồn đầu tƣ trực tiếp chủ yếu là

ở Châu Á. Đầu tƣ ASEAN từ sau năm 2007 trở đi ngày càng sụt giảm, đến năm 2010 mới gia tăng trở lại.

e. Các nước kinh tế phát triển thường thông qua ASEAN đầu tư vào Việt

Nam

Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tƣ vào Việt Nam thông qua các chi nhánh của mình đặt tại các nƣớc ASEAN nhƣ tập đoàn Coca-Cola (Hoa Kỳ), Procter & Gamble (Hoa Kỳ), Daimler Chrysler (CHL Đức), v.v… điều này một phần bắt nguồn từ sự hạn chế hình thức đầu tƣ của môi trƣờng Việt Nam, một phần do hiểu biết về Việt Nam của các nhà đầu tƣ còn hạn chế những cũng một phần do họ hy vọng đầu tƣ thông qua một số nƣớc ASEAN thì sẽ đƣợc hƣởng một số ƣu đãi của Việt Nam mà các nƣớc khác không có đƣợc.

f. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN một số đặc điểm mà

nguyên nhân bắt nguồn từ chính môi trường đầu tư Việt Nam

Do cơ sở hạ tầng của nƣớc ta còn yếu kém, chất lƣợng lao động chƣa cao nên FDI của các nƣớc ASEAN ch tập trung vào một số vùng lãnh thổ phát triển hơn cả, môi trƣờng đầu tƣ chƣa ổn định và cũng do cơ quan quản lý Nhà nƣớc nên dầu tƣ dƣới hình thức liên doanh hơn nhiều hơn…

Một phần của tài liệu triển vọng và thách thức của việt nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các quốc gia trong khối asean (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)