a) Xu hướng nâng cấp ngành tại khu vực châu Á và tác động dòng vốn FDI
nội vùng
Tại Châu Á quá trình nâng cấp ngành đang diễn ra đã góp phần kết nối các quốc gia ở những trình độ phát triển khác nhau trong khu vực. Các nền kinh tế phát triển cao hơn đang dịch chuyển dần lên các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn, mở ra cơ hội cho các nƣớc làng giềng có nền kinh tế kém phát triển hơn tham gia vào quá trình phân công lao động trong khu vực thông qua việc tăng cƣờng các ngành sản xuất dựa vào tài nguyên và thâm dụng lao động. FDI có vai trò quan trọng trong quá trình này, trở thành phƣơng tiện để chuyển giao công nghệ, “ tái chế’ các lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
FDI nội v ng ngày càng tăng do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực, nhất là việc hình thành các liên minh kinh tế và các khu vực thị trƣờng tự do. Mỹ từng đóng vai trò là nƣớc đóng góp FDI lớn nhất cho những khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á trong những năm 60 và 70, tiếp đó là Nhật Bản trong những năm 80, nhƣng vai trò của những nƣớc này đã giảm dần từ đầu những năm
90. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khu vực đã thúc đẩy đầu tƣ nội vùng, hiện chiếm khoảng 40% tổng vốn FDI của khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á. Nếu tính cả đầu tƣ thông qua các trung tâm tài ch nh ở nƣớc ngoài, tỷ lệ này có thể chiếm tới 50%. Tiếp theo các TNCs đến từ Nhật Bản, các công ty đến từ các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) hiện cũng đang di chuyển các hoạt động sản xuất của mình trong nội bộ khu vực nhằm tận dụng lợi thế về chi phí rẻ, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và nâng cấp ngành tại đất nƣớc mình. Thông qua quá trình này các nƣớc láng giềng khi tiếp nhận đầu tƣ có thể hƣởng lợi nhờ tăng cƣờng tiếp cận vốn, công nghệ, năng lực sản xuất và các thị trƣờng nƣớc ngoài ngay tại các quốc gia lân cận.
b) Xu hướng dịch chuyển các hoạt động chế tạo từ các nước phát triển hơn
trong khu vực sang các nước đi sau
Trong những năm gần đây, việc di chuyển một số hoạt động chế tạo từ các nền kinh tế phát triển hơn (nhƣ Trung Quốc và Malaixia) đã tạo nhiều cơ hội cho các nƣớc đi sau trong việc tham gia vào các mạng lƣới sản xuất khu vực của các TNCs. Việt Nam đang trở thành một điểm nút ngày càng quan trọng trong những mạng lƣới đó nhờ các dự án đầu tƣ hàng tỷ đô la do các công ty khác trong khu vực thực hiện. Các nƣớc kém phát triển nhất trong khu vực nhƣ Campuchia, Lào và Myanma cũng đã bắt đầu đƣợc hƣởng lợi nhờ quá trình đầu tƣ nội vùng ngày càng tăng. Phần lớn các nguồn cung cấp vốn FDI cho các nƣớc này đều đến từ các quốc gia khác trong khu vực bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Indonexia, Malaixia, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong các ngành chế tác, điện tử tiếp tục là ngành chính dẫn dắt quá trình nâng cấp ngành trong khu vực, nhƣng điểm mới là các ngành công nghệ cao đƣợc đƣa vào nhiều hơn và quá trình chuyên môn hóa ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Ngoài điện tử, nhiều hoạt động sản xuất khác trong những năm gần đây đã đƣợc dịch chuyển không ngừng trong nội bộ khu vực, đáng chú ý là các ngành sản xuất thép, dệt may và ô tô. Do các dòng vốn FDI nội vùng trong ngành chế tác liên tục tăng, các hoạt động dịch vụ có liên quan cũng tăng theo nhƣ tài ch nh và cơ sở hạ tầng.
Một điểm đáng chú ý là trừ một số ngoại lệ, hầu hết các “nƣớc đi sau” đều không thể vƣợt lên về công nghệ và năng lực cạnh tranh so với các “nƣớc đi trƣớc” (đã chuyển giao công nghệ cho họ). Không những thế, trong bối cảnh tiến bộ khoa
học công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng, khoảng cách công nghệ và năng lực cạnh tranh của các “nƣớc đi trƣớc” và “nƣớc đi sau” đang có xu hƣớng ngày càng tăng. Nói cách khác, FDI có thể giúp các nƣớc đang phát triển nâng cao trình độ công nghệ của họ (so với trình độ công nghệ của họ trong giai đoạn trƣớc), nhƣng hoàn toàn không thể giúp các nƣớc này thu hẹp khoảng cách công nghệ với các quốc gia công nghiệp phát triển. Vấn đề và thách thức chủ yếu đối với các nƣớc tiếp nhận FDI là làm sao để tận dụng dòng vốn FDI để thu hẹp khoảng cách công nghệ và năng lực cạnh tranh của quốc gia mình so với các quốc gia trong cùng nhóm tiếp nhận công nghệ hay trong c ng nhóm “nƣớc đi sau”.
c) Xu hướng đầu tư từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực
Trung Quốc vẫn là một thị trƣờng hấp dẫn FDi do quy mô thị trƣờng lớn. Tuy nhiên, chi phí sản xuất tăng do chi ph nhân công tăng ở những khu vực có sức hấp dẫn cao đối với FDI đang khiến Trung Quốc mất dần lợi thế đối với các dòng vốn FDI thâm dụng lao động và tìm kiếm hiệu quả. Các hoạt động chế tác giá trị gia tăng thấp, định hƣớng xuất khẩu đang chuyển dần từ vùng ven biển Trung Quốc sang một số nƣớc láng giềng, trong khi vốn FDI tìm kiếm hiệu quả tại các t nh ven biển của Trung Quốc đã đƣợc nâng cấp sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Các hoạt động FDI tìm kiếm thị trƣờng có thể dịch chuyển vào vùng nội địa của Trung Quốc nhƣng có độ trễ thời gian lớn hơn.