Đặc điểm sinh trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 63)

− Chiều dài của sá sùng dao động từ 7,20 cm - 29,60 cm, trung bình là 17,47 cm. khối lượng toàn thân dao động từ 4,28g - 49,36g, trung bình 17,80g

− Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân: phương trình tương quan: W = 0,219xL1,521 với hệ số tương quan R =0.867.

− Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân không nội tạng: phương trình tương quan: Wk = 0,046xL1,729 với hệ số tương quan R =0.857.

4.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng

− Trong thành phần thức ăn của sá sùng, mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ cao từ 71,5% - 76,1%, cát chiếm tỉ lệ 23,9% - 28,5%. Bên cạnh đó, các loài tảo có trong môi trường trầm tích cũng như môi trường nước đều có trong hệ tiêu hóa của sá sùng và là các loài thường gặp ở vùng triều ven biển.

− Sá sùng có thể thu nhận thức ăn trong khi di chuyển và khi không di chuyển. Khi không di chuyển, sá sùng dùng phần vòi vươn dài ra xung quanh để lọc các loài tảo silic cũng như các mảnh vụn hữu cơ.

4.1.5. Đặc điểm sinh sản

− Giới tính và tỉ lệ đực cái: Sipunculus robustus là loài phân tính đực cái. Tỉ lệ trung bình đực cái qua các tháng nghiên cứu là 0,91:1. Cấu trúc giới tính trong 6 tháng điều tra: KXĐ♂:♀ là 28,57%; ♂: 34,63%; ♀: 36,8%.

− Kích thước thành thục lần đầu: trong nghiên cứu này, chưa xác định được chính xác kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu của loài Sipunculus robustus. Qua khảo sát cho thấy nhóm kích thước nhỏ nhất có cá thể thành thục sinh dục là: 7,2 – 10,2 cm.

− Sức sinh sản: sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 743.182 ÷4.740.948 trứng, trung bình là: 2.121.367 trứng/g cơ thể. Sức sinh sản tương đối dao động từ 75.485 ÷ 209.788 trứng, trung bình là: 120.777 trứng/g cơ thể. Sức sinh sản của loài

Sipunculus robustus có xu hướng tăng theo khối lượng cơ thể. Phương trình tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng toàn thân:

W = 203965,815x X0,803 với R = 0,833

− Mùa vụ sinh sản: từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2010 cho thấy mùa vụ sinh sản không liên tục quanh năm mà chia thành mùa. Tháng 3 và tháng 4 là mùa vụ sinh sản trong khoảng thời gian này. Trong đó tháng 4 là đỉnh cao sinh sản của loài

Sipunculus robustus với tỉ lệ thành thục sinh dục đạt 82,5%.

− Hệ số thành thục sinh dục: GSI của loài Sipunculus robustus tăng theo giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Ở cá thể đực: GSI ở giai đoạn II: 32,94%; GSI ở giai đoạn III: 43,37%; GSI ở giai đoạn IV: 26,71%. Ở cá thể cái: GSI ở giai đoạn II: 30,98%; GSI ở giai đoạn III: 41,10%; GSI ở giai đoạn IV: 28,10%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w