Hệ số thành thục sinh dục (GSI)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 60)

Một trong những chỉ số quan trọng của trạng thái thành thục là khối lượng của sản phẩm sinh dục. Hệ số thành thục sinh dục thay đổi giữa các loài khác nhau, giữa các cá thể cùng loài trong quần thể ở cùng thời điểm hoặc của một cá thể trong mùa sinh sản [13]. Hệ số này dĩ nhiên không phản ánh đầy đủ trạng thái thành thục của các sản phẩm sinh dục, song dù sao nó cũng là một phần bổ sung quan trọng cho quá trình đánh giá sự chín mùi sinh dục của loài, cho phép ta theo dõi quá trình chín của các sản phẩm này [12]. Thông thường, GSI tăng từ giai đoạn I đến giai đoạn III và đột ngột giảm ở giai đoạn IV [13].

Bảng 3.12: GSI của sá sùng Sipunculus robustus đực theo tháng

Bảng 3.12 cho thấy GSI trung bình của sá sùng Sipunculus robustus đực ở giai đoạn II là 32,94 ± 5,62 %, giai đoạn III là 43,37 ± 9,91 %, và giai đoạn IV là 26,71 ± 3,58%, và GSI của giai đoạn II cũng nhỏ hơn GSI của giai đoạn III ở trong cùng một tháng. Từ đó cho thấy rằng GSI ở Sá sùng đực tăng lên theo giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục từ giai đoạn II đến giai đoạn III và giảm mạnh ở giai đoạn IV.

Sự chênh lệch của GSI của các cá thể trong cùng một giai đoạn giữa các tháng được thể hiện rất rõ trong bảng 3.13. Tháng 2, GSI của cá thể đực có tuyến sinh dục ở giai đoạn III là 35,17 ± 8,18 (%), trong khi đó, tháng 3 là 39,13 ±3 ,44 (%), tháng 4 là 45,38 ± 10,58 và sang tháng 5, hệ số này giảm tương đối nhanh, đạt giá trị là 35,86 ± 0,00(%). Điều này chứng tỏ trong những tháng là mùa vụ sinh sản của sá sùng thì GSI cũng đạt giá trị cao nhất.

Bảng 3.13: GSI của Sá sùng Sipunculus robustus cái theo tháng Hệ số TTSD giai

đoạn II (%) Hệ số TTSD giai đoạn III (%) Hệ số TTSD giai đoạn IV(%) Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Hệ số TTSD giai đoạn II (%) Hệ số TTSD giai đoạn III (%) Hệ số TTSD giai đoạn IV(%) Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Bảng 3.13 cho thấy GSI trung bình của sá sùng cái từng giai đoạn là: giai đoạn II là 30,98 ± 2,49 %; giai đoạn III là 41,10 ± 6,20 %; giai đoạn IV là 28,10 ± 2,64%. Từ đó nhận thấy rằng, GSI của Sá sùng cái có xu hướng tăng từ giai đoạn II đến giai đoạn III: tăng từ 30,98% đến 41,10%, và giai đoạn IV giảm đột ngột xuống 28,10%. Điều này có thể giải thích như sau: do giai đoạn II và giai đoạn III, sá sùng cái đang tích lũy vật chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình sinh sản sắp diễn ra nên khối lượng tuyến sinh dục và khối lượng thân của các cá thể này tăng lên, dẫn đến GSI ở giai đoạn II lớn; và đạt cực đại ở giai đoạn III với giá trị là 41,10% khối lượng thân vì đây là giai đoạn các cá thể đã tích lũy đầy đủ nhất các vật chất dinh dưỡng nên khối lượng tuyến sinh dục đạt giá trị tương đối lớn nên GSI ở giai đoạn này là lớn nhất. Ở giai đoạn IV, khi trứng đã được giải phóng ra môi trường bên ngoài, khối lượng buồng trứng giảm mạnh, kéo theo GSI của giai đoạn này giảm theo.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. KẾT LUẬN

4.1.1. Vị trí phân loại

- Loài sá sùng đực phân bố ở vùng triều ven biển Cam Ranh – Khánh Hòa có tên khoa học là Sipunculus robustus (Keferstein, 1865), thuộc họ Sipunculidae

(Gray, 1828), bộ Sipunculiormes (Gibbsy & Cutler. 1987), lớp Sipunculidea (Gibbsy & Cutler. 1987), ngành Sipuncula (Rafinesque, 1814)

4.1.2. Môi trường sống

- Khu vực có loài Sipunculus robustus sống, thành phần chất đáy gồm cát và mùn bã hữu cơ, trong đó cát chiếm từ 63,2% - 82,5%; mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ 17,5% đến 36,8%.

4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng

− Chiều dài của sá sùng dao động từ 7,20 cm - 29,60 cm, trung bình là 17,47 cm. khối lượng toàn thân dao động từ 4,28g - 49,36g, trung bình 17,80g

− Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân: phương trình tương quan: W = 0,219xL1,521 với hệ số tương quan R =0.867.

− Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân không nội tạng: phương trình tương quan: Wk = 0,046xL1,729 với hệ số tương quan R =0.857.

4.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng

− Trong thành phần thức ăn của sá sùng, mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ cao từ 71,5% - 76,1%, cát chiếm tỉ lệ 23,9% - 28,5%. Bên cạnh đó, các loài tảo có trong môi trường trầm tích cũng như môi trường nước đều có trong hệ tiêu hóa của sá sùng và là các loài thường gặp ở vùng triều ven biển.

− Sá sùng có thể thu nhận thức ăn trong khi di chuyển và khi không di chuyển. Khi không di chuyển, sá sùng dùng phần vòi vươn dài ra xung quanh để lọc các loài tảo silic cũng như các mảnh vụn hữu cơ.

4.1.5. Đặc điểm sinh sản

− Giới tính và tỉ lệ đực cái: Sipunculus robustus là loài phân tính đực cái. Tỉ lệ trung bình đực cái qua các tháng nghiên cứu là 0,91:1. Cấu trúc giới tính trong 6 tháng điều tra: KXĐ♂:♀ là 28,57%; ♂: 34,63%; ♀: 36,8%.

− Kích thước thành thục lần đầu: trong nghiên cứu này, chưa xác định được chính xác kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu của loài Sipunculus robustus. Qua khảo sát cho thấy nhóm kích thước nhỏ nhất có cá thể thành thục sinh dục là: 7,2 – 10,2 cm.

− Sức sinh sản: sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 743.182 ÷4.740.948 trứng, trung bình là: 2.121.367 trứng/g cơ thể. Sức sinh sản tương đối dao động từ 75.485 ÷ 209.788 trứng, trung bình là: 120.777 trứng/g cơ thể. Sức sinh sản của loài

Sipunculus robustus có xu hướng tăng theo khối lượng cơ thể. Phương trình tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng toàn thân:

W = 203965,815x X0,803 với R = 0,833

− Mùa vụ sinh sản: từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2010 cho thấy mùa vụ sinh sản không liên tục quanh năm mà chia thành mùa. Tháng 3 và tháng 4 là mùa vụ sinh sản trong khoảng thời gian này. Trong đó tháng 4 là đỉnh cao sinh sản của loài

Sipunculus robustus với tỉ lệ thành thục sinh dục đạt 82,5%.

− Hệ số thành thục sinh dục: GSI của loài Sipunculus robustus tăng theo giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Ở cá thể đực: GSI ở giai đoạn II: 32,94%; GSI ở giai đoạn III: 43,37%; GSI ở giai đoạn IV: 26,71%. Ở cá thể cái: GSI ở giai đoạn II: 30,98%; GSI ở giai đoạn III: 41,10%; GSI ở giai đoạn IV: 28,10%.

4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

− Cần nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài sá sùng này nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi và mở rộng đối tượng nuôi trong nuôi trồng thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Không khai thác loài Sipunculus robustus ở nhóm kích thước nhỏ hơn 7,2 – 10,2 cm nhằm bảo vệ nguồn lợi sá sùng tại vùng triều ven biển Cam Ranh.

− Cần hạn chế khai thác loài Sipunculus robustus mùa vụ sinh sản, ở đây là vào tháng 3 và tháng 4 nhằm bảo vệ nguồn lợi sá sùng tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Trương Ngọc An(1993), Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam. NXB KH&KT, 315tr.

2. Thái Trần Bái (2004), Động vật học không xương sống, NXB giáo dục. Trang 212-245.

3. Bộ Thủy Sản (2001), Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, Viện Nghiên cứu Hải sản, Trang 392-401.

4. Hoàng Đình Chiêu (2005). “Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học và nguồn lợi của Sá sùng (Sipunculus nudus) tại vùng triều ven biển Quảng Ninh”, Luận văn tốt nghiệp, Ngành nuôi trồng thủy sản, trường Trung cấp thủy sản 4 Bắc Ninh, tr 32.

5. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ (2004), Đặc điểm khí hậu và thủy văn tỉnh Khánh Hòa, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa. 6. Hoàng Thị Bích Đào (2005), “ Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản

xuất giống nhân tạo sò huyết”, Luận văn tiến sỹ khoa học, Ngành nuôi trồng thủy sản, Đại học Thủy Sản Nha Trang, 150 tr

7. Hội khoa học kĩ thuật biển Việt Nam, 2005, Cần xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng bền vững nguồn lợi Sá sùng và Bông thùa ở tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí biển Việt Nam, số 6, Trang 31-33.

8. Murina V.V. (1989). Khu hệ Sipunculida vùng nước ven bờ Nam Việt Nam. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Viện sinh học biển Viễn Đông Nga. Tuyển tập công trình nghiên cứu: p 73-86.

9. Lê Thị Nhàn (2008), Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo Sá sùng, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3.

10. Đỗ Văn Nhượng (1988), Dẫn liệu về loài sâu đất Phascolosoma arcuatum

(Gray, 1998), khai thác trong rừng ngập mặn Tiên Yên – Quảng Ninh và Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo quốc gia “Sử dụng bền vững và có

hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng ngập mặn”, Trang 137-147.

11. Bùi Quang Nghị (2009), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý Sâm đất ở Bến Tre.

12. Pravdin I.F (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch), NXB KH & KT Hà Nội 1976, 278 tr.

13. Vũ Trung Tạng (1991), Sinh thái học các thủy vực, Đại học Quốc gia Việt Nam Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, tr 370.

14. Nguyễn Thụy Dạ Thảo, Nguyễn Kim Trinh, Võ Huy Dâng (2004), Đánh giá thành phần các axit amin và hàm lượng các nguyên tố khoáng từ trùn biển, Hội thảo khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV – 10/2004, báo cáo tóm tắt.

15. Đặng Ngọc Thanh (2003), Sinh vật và sinh thái biển, Biển Đông, tập IV, thuộc Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước KHCN-06 (1996- 2000), Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, 2003.

16. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cua xanh loài Scylla serrata (Forskal), Luận Văn Thạc Sỹ Khoa học, Ngành nuôi trồng thủy sản, Đại học Thủy Sản Nha Trang, 59 tr.

17. Nguyễn Thị Bích Thúy (1998), Một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm Hùm Bông ở vùng biển miền Trung, Luận án Tiến sĩ Khoa học Sinh học, Trung tâm KH & CN Quốc gia, Viện Hải Duơng Học, 257 tr.

18. Phạm Ngọc Toàn, Phạm Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, In lần thứ 2, NXB KH & KT, tr 201÷206.

19. Ngô Anh Tuấn(2005), Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo Comptopallium radula (Linne, 1758), luận án tiến sĩ 20. Mai Đình Yên (1979), Ngư loại học, Khoa học và Kĩ thuật, Tr 42-117.

II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

21. Baron (1992), Reproductive Cycles of the Bivalve Molluscs Atactodea striata

(Gmelin), Gafrarisum tumifdum Röding and Anadara scapha (L.) in New Caledonia.

22. Boore J.L., Staton J.L, (2002), The mitochondrial genome of the sipunculid Phascolopsis gouldii supports its association with Annelida rather than Mollusca. Mol. Biol. Evol. 19, 127-137.

23. Chaohua Z., Suzuki T. and Yoshie Y. (2000), Study on tasty substance and functional components of the dried Sha-chong, Jourrnal of Zhanjiang Ocean University; vol. 20, no. 2, pp. 24-27. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Culter E.B. (1973), Sipuncula of the western North Atlantic ocean Sipuncula. Proceedings of the International ymposium on the Biology of Sipuncula and Echiura. Naunco Delo Press, pp. 25-33.

25. Culter E.B. (1994), The Sipuncula: their systematic, biology, and evolution. Cornell University Press, 480 pp.8m,

26. Culter E.B. and Culter N.J. (1985), Averision of the genen Sipunculus and Xenosiphon (Sipuncula), Zoological Journal of the linnean Socienty 85: 219- 246.

27. Culter E.B., Dean H.K., Saiz-Salinas J.L. (2001), Sipuncula from Antarctic waters. Proc. Biol. Wash, 114, pp. 861-880.

28. Diana Sze Ying Teo et al, 2000, L-Cysteine is a Competitive Inhibitor of Pyruvate Kinase from the Intertidal Sipunculan, Phascolosoma arcuatum. Zoological Science 17(6):717-723.

29. Edmonds S. J. (2000). Phylum Sipuncula, In: Polychaeta & Allies: The Southern Synthesis. Fauna of Australia, Vol. 4A, Polychaeta, Myzostomida, Pogonophora, Echiura, Sipuncula. CSIRO Publishing, Melbourne, pp. 375- 400.

30. Edmonds, S. J., 2000, Phylum Sipuncula. In: Beesley, P.L., Ross, G.J.B., Glasby, C.J. (Eds.), Polychaetes & Allies: The Southern Synthesis. Fauna of Australia, vol. 4A, Polychaeta, Myzostomida, Pogonophora, Echiura, Sipuncula. CSIRO Publishing, Melbourne, pp. 375–400.

31. English, S., Wilkinson, C., and Baker, V., 1997, Survey Manual for Tropical Marine Resources, 2nd Edition. (Townsville: Australian Institute of Marine Science). 119 – 196.

32. Gibbs P. E., Culter E. B. (1987). A classification of the phylum Sipuncula. Bull. Br. Mus. Nat. Hist; Zool. 52,pp. 43-58.

33. Giribet, G. et all. (2000), Triploblastic relationships with emphasis on the

acoelomates and the position of Gnathostostomulida, Cycliophora, Plathelminthes and Chaetognatha: a combined approach of 18 S rDNA

sequences and morphology. Syst. Biol. 49, pp 539 – 562.

34. Giuseppina D'ancona Lunetta, (2004), Sipunculus nudus: particulate components of the coelomic fluid and its relationship with brown bodies, Italian Journal of Zoology, 71: 3, pp 191 — 199

35. Grasshoff, K. 1999. Methods of Seawater Analysis. Verlag Chemie, Wieheim, 600 pp

36. Guobao L. and Bing Y. (2002). The reproductive biology of peanut worm. Journal of fisheries of China/Shuichan Xuebao [J.Fish.China/Shuichan Xuebao]; vol.26, no. 6,pp. 503-509.

37. Gurianova E. F. (1972). Fauna of the Tonking gulf and its inviromental condition. Investigation on the fauna of the sea X (XVIII). Acad. Sci, pp. 22- 146.

38. Hyman L.H. (1959). The Invertebrates: Smaller Coelomate Groups, vol. V.McGraw-Hill, New York, 783p.

39. Joel Hedgpeth W. (1962). Introduction to Seashore Life.

40. K.N. Metcalfe, C.J. Glasby, 2008. Diversity of Polychaeta (Annelida) and other worm taxa in mangrove habitats of Darwin Harbour, northern Australia. Journal of Sea Research 59 (2008), 70–82.

41. King M. (2001). Fisheries biology assessment and management, Fishing New Book, pp 36÷39.

42. Lamarck (1816). Histoire naturelle des animaux sans vertèbres, présentant lescaractères générauxet particuliers de ces animaux, leur distribution, leurs classes, leurs families, leurs genres, et la citation des principales espèces qui s’y rappoetent, vol. 3.3 Baillière, Paris.

43. Lan, Guobao; Yan, Bing, 2002. The reproductive biology of peanut worm, Sipunculus nudus. Journal of fisheries of China/Shuichan Xuebao [J. Fish. China/Shuichan Xuebao]. Vol. 26, no. 6, pp. 503-509.

44. Lan, Guobao; Yan, Bing; Liao, Siming, 2003. A study on embryonic and

larval developments of Sipunculus nudus. Journal of tropical oceanography/Redai Haiyang Xuebao [J. Trop. Oceanogr./Redai Haiyang

Xuebao]. Vol. 22, no. 6, pp. 70-75.

45. Linnaeus C. (1767). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera. Species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis, vol. I, Part II. Laurentii Salvii, Holmiae.

46. Pagola-Carte, S. and J.I. Saiz-Salinas 2000. Sipuncula from Hainan Island (China). Taylor and Francis 34(12): 2187-2207.

47. Quatrefages D.A. (1847). Etudes sur les types inf_erieurs de 1_embranchement des annel_es. M_emoire sur 1_echiure de Gaertner

(Echiurus gaertnerii NOB). Ann. Sci. Nat. Zool. 7, pp. 307-343.

48. R.W.L. Lim, Y.K. Ip, 1991. Alteration of kinetic properties of pyruvate kinase in Phascolosoma arcuatum (Sipunculida) exposed to environmental anoxia. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, Volume 152, Issue 1, 27, 123-133 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49. Rice M. E. (1981). Larvae adrift: Patterns and problems in life histories of sipunculans. Amer. Zool. 21, pp. 605-619.

50. Rice M.E and Kohn A. J. (1971). Biology of Sipuncula and Echiura. Bioscience 21, pp. 533-584.

51. Rice M.E. (1993). Sipuncula. In: Harrison, F.W., Rice, M.E. (Eds.), Onychophora, Chilopoda, and Lesser Protostomata. Wiley-Liss Inc., New York, pp. 237-325.

52. Rice, Mary E. "Sipuncula." In Microscopic Anatomy of Invertebrates: Onychophora, Chilopoda, and Lesser Protostomata, Vol. 12, edited by Frederick W. Harrison and Mary E. Rice. New York: Wiley-Liss, 1993.

53. Ruppert E. E., Fox R. S. and Barnes R. B.(2004). Invertebrate Zoology, A Functional Evolutionary Approach, 7th ed. Brooks Cole Thoomson, Belmont, CA. 963 p.

54. Ruppert, E. E. and Rice, M. E. (1995), Functional organization of dermal coelomic canals in Sipunculus nudus (Sipuncula) with a discussion of respiratory designs in sipunculans. Invertebrate Biology 114(1). Amencan Microscopical Society, Inc, pp 51 - 63.

55. Shit F. Chew et al, 1994. Differences in the responses between tissues of the body wall and the internal organs of Phascolosoma arcuatum (Sipuncula) to changes in salinity. Comparative Biochemistry and Physiology Part A: Physiology, Volume 107, Issue 1, 141-147

56. Stephen A. C., Edmonds S. J. (1972). The Phylum Sipuncula and Echiura. British Mus. Nat. Hist, London, 528 p.

57. Telford et al, 2005. Consideration of RNA Secondary Structure Significantly Improves Likelihood-Based Estimates of Phylogeny: Examples from the Bilateria. Molecular Biology and Evolution vol. 22(4),1129–1136. 2005. 58. Toonen R (1997). Reefkeeper’s Guide to Invertebrate Zoology: Part 6:

Phylum Sipuncula and Phylum Annelida. Article.

59. Zrizavy, J., Mihulka, S., Kepka, P., Bezdek, A., Tiezt, D., 1998. Phylogeny of

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 60)