Đặc điểm sinh trưởng của sá sùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 33)

3.2.1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của sá sùng

Sá sùng có màu nâu hồng, hay màu hồng đỏ, hình đũa. Hình dáng bên ngoài trông giống con giun đất nhưng dài và to hơn. Sá sùng có chiều dài từ 5cm đến 30cm khi thu ngắn, còn khi duỗi cơ thể có thể dài đến 40 – 50 cm. Cơ thể sá sùng không phân đốt, phần trước biến thành vòi có các núm cảm giác hoạt động, có thể thu vào nhờ cơ co rút vòi và đẩy ra nhờ sức ép của dịch thể xoang. Nhờ vòi mà sá sùng có thể di chuyển hay đào hang trong cát bùn dễ dàng. Phần vòi có thể rút vào trong khoang cơ thể từ 1/6 đến 1/3 chiều dài của cơ thể, làm cho cơ thể ngắn đi nhiều so với trước khi rút. Tận cùng đầu vòi hình thành khoang xúc tu giống như lớp hai mảnh vỏ và bao quanh là hệ thống các xúc tu miệng giống như Hải sâm nhưng rất nhỏ. Số lượng và hình dạng của các xúc tu thay đổi theo từng loài. Miệng và các xúc tu sẽ không thể nhìn thấy nếu như phần vòi thụt vào phía trong khoang cơ thể. Hậu môn không tận cùng mà mở ra ở phía lưng trên phần trước của thân cơ thể, ở vị trí khoảng 1/3 chiều dài cơ thể tính từ đầu vòi. Lỗ hậu môn nhỏ, hơi lồi và có màu sậm hơn so với thành cơ thể, dễ dàng xác định bằng mắt thường. Việc xác định vị trí lỗ hậu môn có vai trò rất quan trọng vì thông qua lỗ hậu môn có thể xác định được mặt lưng, mặt bụng, bên phải và bên trái, từ đó xác định được mặt phẳng đối xứng trên cơ thể Sá sùng. Đầu cuối thân có các vân dọc cứng, rõ nét hình thành nên các khía.

3.2.2. Đặc điểm cấu tạo trong của Sá sùng

Hiện các nghiên cứu về loài sá sùng là chưa nhiều, việc mô tả cấu tạo trong của sá sùng còn nhiều hạn chế, trong luận văn này chúng tôi mô tả chi tiết cấu tạo trong của sá sùng và một phần chức năng của các bộ phận nội quan.

3.2.2.1. Thành cơ thể

Thành cơ thể có màu hồng khi còn sống và màu trắng khi đã chết. Trên thành cơ thể có chứa các lớp cơ dọc và cơ vòng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bên ngoài cùng là một lớp biểu bì, phủ lên các bó cơ nhỏ chạy dọc cơ thể, kế tiếp là một lớp cơ ngang dày, tạo nên các vòng nhìn thấy rõ bên ngoài. Trong cùng là lớp cơ dọc, có chức năng rất quan trọng trong quá trình rút ngắn hay dãn dài cơ thể. Lớp cơ dọc của Sá sùng rất dày gồm 20 - 40 bó cơ dài tạo thành các rãnh. Phía trong cùng là lớp màng bụng mỏng và có lông mao.

Hình 3.5: Cấu tạo thành cơ thể ở khoang thân

Hệ thống cơ của phần vòi mỏng hơn, chỉ gồm 2 lớp cơ vòng và cơ dọc, được bao bọc bên ngoài bằng một lớp biểu bì mỏng. tạo thàng các gai cảm giác. Trong cùng là một lớp biểu bì bao phủ lớp cơ dọc.

3.2.2.2. Khoang cơ thể.

Sá sùng có hai khoang trong cơ thể là khoang xúc tu và khoang thân (khoang cơ thể). Theo Richards Fox, sự xuất hiện hai khoang trong cơ thể là đặc điểm chung của lớp sá sùng chứ không chỉ ở riêng một giống nào[53]. Khoang xúc tu phía trên được giới hạn bởi đĩa miệng và các xúc tu. Khoang cơ thể ở phía dưới, rộng hơn nhiều so với khoang xúc tu và là khoang chính của cơ thể. Hai khoang này được tách nhau bởi một vách ngăn chính trong đĩa miệng. Cả hai khoang đều chứa nhân tố vận chuyển Oxy (Hemerythrocytes).

Hình 3.7: Khoang xúc tu của sá sùng

Đặc trưng của khoang xúc tu là có một đoạn hầu, bao quanh là một rãnh vòng nhìn thấy mờ nhạt tại đáy của đĩa miệng. Trên đoạn hầu, có những gai nhỏ, được bao phủ bởi một lớp biểu bì có màu nâu đen, các gai xếp thành các vòng tròn, mật độ của gai giảm dần từ trong ra ngoài. Các gai này đóng vai trò như cơ quan cảm giác của loài, nhưng chức năng cụ thể như thế nào, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu. Khoang xúc tu có dạng ống nhỏ, dày, chạy dọc, có khả năng co rút và mặt trong có lông mao.

Khoang thân rất rộng, kéo dài từ đĩa miệng đến tận cuối cùng của thân. Chúng chứa hầu hết các cơ quan nội tạng. ống co rút của khoang xúc tu chạy thẳng vào khoang thân.

Hình 3.8: Khoang thân của sá sùng

3.2.2.3. Cơ co vòi

Sá sùng có bốn bó cơ co rút dẹp, màu trắng, kéo dài từ đĩa miệng qua hậu môn và bám vào thành cơ thể. Hai bó cơ co bụng (cơ bám vào mặt bụng) to hơn và dài hơn bó cơ co lưng (bám vào mặt lưng). Hai bó cơ co bụng phần đầu dính với nhau khoảng 2/3 chiều dài bó cơ, 2 cơ co lưng rời nhau, ở một số cá thể thì 2 cơ này xoắn lại với nhau. Khi cho đoạn nối giữa cơ co vòi và thành cơ thể lên kính hiển vi quan sát thì thấy cơ co vòi nối liền với cơ dọc của thành cơ thể. Phần cơ co bụng ngoài tác dụng thu ngắn cơ thể khi có tác nhân tác động lên cơ thể còn là giá thể mang một phần tuyến sinh dục

Hình 3.9: Cơ co vòi của sá sùng.

3.2.2.4. Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của sá sùng bắt đầu từ đĩa miệng, nối từ đĩa miệng với ruột là đoạn thực quản, nằm ghép trên cơ co bụng. Ruột của sá sùng hình thành một cái móc treo dài hình chữ T nằm giữa miệng và hậu môn. Đoạn ruột treo tạo thành hai nhánh

cuộn chặt với nhau hình xoắn ốc, kéo dài xuống phần cuối cùng của thân (gọi là đoạn ruột xuống). Sau đó chúng lại cuộn ngược trở lại hướng lên phần thân trước (gọi là đoạn ruột lên). Trong ruột chứa đầy mùn, cát và các chất hữa cơ, phình to ra, đoạn ruột lên phình to hơn đoạn ruột xuống và có các hàng lông mao hướng về phía hậu môn. Ruột gồm khoảng 35 - 55 vòng xoắn (tùy theo kích cỡ của cá thể), xuyên suốt đoạn ruột là một sợi cơ mảnh có tác dụng treo và cố định ruột nhờ một màng treo ruột, bên cạnh đó còn có tác dụng thu ngắn hay kéo dài ruột khi cơ thể thu ngắn hoặc kéo dài tương ứng. Đoạn cuối của ruột là một đoạn thẳng, nối liền với hậu môn, có cấu tạo tương tự như khoang xúc tu.

Hình 3.10: Cấu tạo hệ tiêu hóa của sá sùng.

Đĩa miệng là bộ phận bắt đầu của hệ tiêu hóa, chúng có tác dụng thu mồi trong quá trình di chuyển, cũng như quá trình lọc. Đĩa miệng được tạo bởi các xúc tu liên kết với nhau, tạo thành dạng tròn, Ngoài ra, đĩa miệng còn có giá trị rất lớn trong quá trình phân loại, dựa trên số lượng, hình dạng của xúc tua để phân loại [25].

3.2.2.5. Hệ bài tiết

Hệ bài tiết của sá sùng được đặc trưng bởi hai túi thận nằm ở sát nhau trên thành của cơ thể. Hai túi thận có màu nâu đen và treo tự do trong khoang cơ thể. Chúng gắn với khoang trên cơ thể và thông với môi trường ngoài qua lỗ thận nằm ngay phía trên hậu môn. Hai túi thận là hai tiền thận chưa hoàn chỉnh như thận, túi tiền thận dài, có khả năng co giãn, gồm một lỗ thông với khoang cơ thể và một lỗ đổ ra môi trường ngoài. Hai lỗ này nằm sát nhau ngay tại điểm nối của túi tiền thận với thành cơ thể. Lỗ thông với khoang cơ thể có nhiều lông mao [24].

ô

Hình 3.12: Tiền thận của sá sùng

3.2.2.6. Hệ thần kinh

Hệ thống thần kinh gồm có não bộ, đai dây thần kinh và dây thần kinh bụng. Dây thần kinh bụng có màu trắng ngà, nằm trên một rãnh ở phía bụng chạy dọc chiều dài cơ thể và có thể nhìn thấy chúng rất rõ bằng mắt thường. Ngoài ra sá sùng còn một hệ thống hạch thần kinh chạy dọc theo cơ thể, nằm trên các bó cơ dọc theo khoang thân, tuy nhiên chức năng của các các hạch thần kinh này chưa được hiểu rõ.

3.2.2.7. Tuyến sinh dục

Tuyến sinh dục của sá sùng nằm trong khoang thân, có dạng sệt như hồ, không có hình dạng cố định, màu sắc của tuyến sinh dục phụ thuộc vào giới tính và giai đoạn phát triển của buồng trứng cũng như túi tinh. Ở giai đoạn I, màu sắc tuyến sinh dục của cá thể đực và cái là giống nhau, có màu nâu sáng, nhưng từ giai đoạn II đến giai đoạn IV; đối với cá thể cái, tuyến sinh dục có màu nâu sáng chuyển dần sang màu nâu đỏ (hình 3.15); đối với cá thể đực, tuyến sinh dục có màu nâu sáng chuyển dần sang màu vàng sậm (hình 3.15)

Cá thể cái Cá thể đực

Hình 3.14: Cấu tạo tuyến sinh dục của sá sùng

3.2.3. Kích thước và khối lượng của sá sùng trong thời gian nghiên cứu

Việc xác định thành phần và tỷ lệ nhóm kích thước đối tượng nghiên cứu rất cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề lí thuyết về quy luật biến động cấu trúc quần thể của loài, từ đó đề xuất thời gian và kích cỡ khai thác hợp lý trong năm. Do đặc tính sinh học của loài, sá sùng có khả năng co rút nên chiều dài thay đổi tùy

thuộc vào trạng thái của cơ thể khi còn sống. Vì vậy, việc phân tích nhóm kích thước theo chỉ tiêu chiều dài có thể sẽ có nhiều hạn chế. Do đó, trong báo cáo này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn về chỉ tiêu khối lượng của sá sùng.

Bảng 3.5: Chiều dài và khối lượng sá sùng trong thời gian nghiên cứu

Ghi chú: Số liệu được trình bày là: GTNN ÷ GTLN TB ± ĐLC

Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.5 cho thấy rằng chiều dài của sá sùng dao động trong khoảng từ 7,20÷29,60cm, trung bình là 17,45 ± 4,10cm. So với kích thước qua điều tra của Joel Hedgpeth .W [39], sá sùng (Sipunculus sp) có kích thước nhỏ hơn dao động trong khoảng 5÷12 cm. Theo một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, trên thế giới, sá sùng lớn nhất có thể đạt được 50cm chiều dài [45]. Tuy nhiên, trong suốt thời gian nghiên cứu của chúng tôi, tần số bắt gặp sá sùng cỡ lớn có chiều dài đạt 50cm gần như không có. Khối lượng thân dao động trong khoảng 4.28 ÷ 49.36 g và khối lượng trung bình con (g/cá thể) đạt 17.80g. Từ đó, ta thấy rằng sự chênh lệch khối lượng giữa các cá thể là tương đối lớn: tháng 1 có khối lượng trung bình đạt 21.90g; ở các tháng 12, 2, 3, 4 và tháng 5 giá trị này lần lượt đạt tới là: 21.61g, 20.46g, 18,51g, 9.51g và 14,23g.

Tháng Số cá thể (n) Chiều dài TB (cm) Khối lượng thân TB (g)

12 1 2 3 4 5 Giá trị trung

Bằng phân tích ANOVA một nhân tố kiểu CRD với nhân tố là tháng và nguồn biến động là chiều dài và khối lượng toàn thân cho thấy kết quả so sánh chiều dài và khối lượng giữa các tháng (phụ lục 3). Với giá trị F lần lượt là 44,021 và 25,160 tương ứng với mức ý nghĩa là 0.000 nhỏ hơn 5% cho phép khẳng định có sự khác nhau về giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng của sá sùng qua các tháng điều tra. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể do mẫu được thu theo phương pháp ngẫu nhiên tại các địa điểm khác nhau nên trong quá trình nghiên cứu sẽ gặp phải một số hạn chế. Tuy nhiên, cần có những điều tra sâu hơn về vấn đề này để có những hiểu biết sâu hơn về sự tăng trưởng của chúng trong tự nhiên.

3.2.4. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của sá sùng

Để đánh giá mối liên hệ giữa chiều dài và khối lượng của sá sùng qua các tháng, chúng tôi đã tiến hành phân tích trên 231 mẫu nghiên cứu để tìm phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân của chúng. Đồng thời, sử dụng phần mềm SPSS để tính các chỉ số a, b trong phương trình tương quan

W = a x Lb

Trong đó:

L: Chiều dài thân

W: Khối lượng toàn thân sá sùng

Wk: Khối lượng toàn thân không nội tạng sá sùng

Dựa trên kết quả phụ lục 4 và hình 3.15 ta thấy hệ số tương quan R= 0,867, R2 = 0,752 điều này chứng tỏ chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng tương quan chặt chẽ với nhau. Ta có phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân sá sùng như sau:

W= 0,219 x L1,521

Qua kết quả trên ta thấy rằng chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng có mối tương quan thuận với nhau. Khi chiều dài cơ thể thay đổi, khối lượng toàn thân của sá sùng cũng sẽ thay đổi theo. Nếu chiều dài cơ thể tăng thì khối lượng toàn thân g của sá sùng cũng tăng, và khi chiều dài cơ thể giảm thì khối lượng toàn thân của sá sùng cũng giảm.

3.3. Đặc điểm dinh dưỡng

3.3.1. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa

Kết quả phân tích trong ruột sá sùng cho thấy rằng, trong ruột sá sùng có chứa mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du và cả đất, cát. Điều này có thể giải thích rằng sá sùng là loài không có tính chọn lọc thức ăn, trong quá trình ăn lọc chúng hút tất cả đất, cát, mùn bã hữu cơ và sinh vật phù du vào trong ruột để thực hiện quá trình tiêu hóa, phần còn lại không hấp thụ được chúng tự thải ra ngoài.

Phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của sá sùng, thành phần chiếm tỉ lệ lớn là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du, tỉ lệ của chúng thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tỉ lệ các thành phần có trong hệ tiêu hóa của sá sùng

Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Hình 3.16: Tỉ lệ % các thành phần trong hệ tiêu hóa của sá sùng

Qua kết quả bảng 3.6 và biểu đồ 3.17 cho thấy thành phần cát trong hệ tiêu hóa của sá sùng chiếm từ 23,9% đến 28,5%, tỉ lệ % của mùn bã hữu cơ chiếm từ 71,5% đến 76,1%.

So sánh giữa 2 bảng 3.2 và 3.6 ta thấy, tỉ lệ cát trong môi trường đáy cao hơn tỉ lệ của mùn bã hữu cơ, tuy nhiên, trong hệ tiêu hóa của sá sùng thì ngược lại, tỉ lệ cát thấp hơn tỉ lệ mùn bã hữu cơ. Điều này cho thấy trong quá trình thu nhận thức ăn của sá sùng có sự chọn lọc trong các thành phần thu nhận là mùn bã hữu cơ hay cát.

Bên cạnh đó, thành phần của mùn bã hữu cơ bao gồm: các mảnh vụn hữu cơ, tảo, xác ấu trùng của các loài động vật phù du, tuy nhiên do xác các loài động vật phù du không còn nguyên vẹn nên tác giả không thể phận loại các loài này. Trong thành phần của mùn bã hữu cơ, chúng tôi đã phân các loại tảo có trong thành phần thức ăn của sá sùng, kết quả được thể hiện qua bảng 3.7:

Bảng 3.7: Các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng trong 6 tháng Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài CENTRALES PENNALES DISCINEAE BIDDULHIOIDEAE ARAPHIDINEAE BIRAPHIDINEAE Melosiraceae Coscinodisceae Biddulphiaceae Fragilariaceae Tabellariaceae Naviculaceae Nitzschiaceae

Ở bảng 3.7 này, có 46 loài tảo thuộc 2 bộ Centrales và Pennales, trong đó chủ yếu là bộ Pennales với 39 loài, và bộ Centrales có 7 loài. So sánh giữa bảng 3.7 với bảng 3.3 và 3.4, ta thấy, hầu hết các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng đều có trong môi trường trầm tích và môi trường nước, điều này cho thấy, loài sá sùng thu thập thức ăn cả trong môi trường nước và môi trường trầm tích.

Amphora quadrata

Diploneis crabro

Cymbella naviculiformis

Amphora lineolata

Navicula placentula; Gyrosigma spenceri

3.3.2. Hoạt động bắt mồi của sá sùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w