Các yếu tố môi trường trong thời gian điều tra

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 27)

Sinh vật tồn tại và phát triển không thể tách rời khỏi môi trường sống, vì vậy trong quá trình nghiên cứu, việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên, môi trường sống đã được chú ý để xác định các điều kiện sinh thái phân bố của chúng, làm cơ sở cho nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân taọ và nuôi thương phẩm loài Sá sùng

(Sipunculus robustus). Trong thời gian từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2010, chúng tôi đã thu mẫu một số yếu tố về điều kiện tự nhiên vùng triều ven biển Cam Ranh.

Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường qua các tháng điều tra

Ghi chú: Số liệu được trình bày là: GTNN ÷ GTLN TB ± ĐLC

Qua kết quả điều tra một số yếu tố môi trường thể hiện trên bảng 3.1, cho thấy pH nước ở vùng triều ven biển Cam Ranh qua các tháng ít biến động( từ 7,7 – 8,2), tuy nhiên pH đáy thì biến động nhiều( từ 5,1 – 8,2), nguyên nhân của chênh

0 Nhiệt độ C Độ mặn (‰) pH nước pH đất Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

lệch của pH đáy là do mẫu chất đáy thu tại nhiều địa điểm khác nhau. Nhiệt độ biến động từ 200C – 330C, nguyên nhân của sự biến động về nhiệt độ là do mùa và thời gian thu mẫu phụ thuộc vào thời điểm nước ròng, có tháng thời điểm thu mẫu vào khoảng sáng sớm (tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3), có tháng thời điểm thu mẫu vào lúc chiều tối (tháng 4, tháng 5), điều này dẫn đến có sự biến động lớn của nhiệt độ. Độ mặn ít có sự biến động( 32‰ - 37‰), ở đây yếu tố độ mặn ít có sự chênh lệch, điều này hoàn toàn phù hợp một số đánh giá trước đây [5, 6]

Chất đáy là yếu tố tự nhiên quan trọng cần được quan tâm trong nghiên cứu về môi trường sống của sá sùng. Kết quả phân tích cho thấy thành phần chất đáy ở vùng triều ven biển Cam Ranh thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất đáy tại các điểm thu mẫu trong tháng

Hình 3.1: Thành phần chất đáy tính theo tỉ lệ % theo thời gian.

Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Trung bình

Từ kết quả bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy, tại khu vực có sá sùng sống thì trong chất đáy: cát chiếm tỉ lệ từ 63,2% - 82,5%, mùn bã hữu cơ: chiếm tỉ lệ từ 17,5% - 36,8%. Điều này cho thấy, khu vực có loài Sipunculus robustus sinh sống, cát chiếm tỉ lệ cao hơn so với mùn bã hữu cơ.

Thành phần mùn bã hữu cơ gồm bùn, các mảnh vụn hữu cơ có kích thước nhỏ, xác ấu trùng, các loài thực vật phù du,… trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến thành phần các loài tảo trong môi trường đáy. Qua phân tích thành phần mùn bã hữu cơ có trong môi trường đáy trong thời gian 6 tháng, chúng tôi bắt gặp nhiều loài tảo, chủ yếu là tảo silic, và một số xác ấu trùng của các loài thủy sinh nhưng không còn nguyên vẹn, nên rất khó để xác định thành phần loài. Kết quả được thể hiện qua bảng tổng hợp thành phần các loài tảo sau đây:

Bảng 3.3: Thành phần các loài tảo có trong môi trường đáy trong 6 tháng Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài CENTRALES PENNALES DISCINEAE BIDDULHIOIDEAE BIRAPHIDINEAE Coscinodisceae Biddulphiaceae Naviculaceae Nitzschiaceae

Dựa trên kết quả từ bảng 3.3, cho thấy chủ yếu là các loài thuộc tảo silic, có một số loài không xác định được thành phần loài chính xác, nguyên nhân hầu hết các mẫu đều chỉ còn lại một phần vỏ silic. Thành phần loài thuộc 2 bộ Centrales và Pennales, nhưng chủ yếu là các loài thuộc bộ Pennales (23 loài), các loài thuộc bộ Centrales không phân loại đến loài được do mẫu không đủ tiêu chuẩn để phân loại đến loài. Đây chủ yếu là các loài tảo thường xuất hiện ở vùng triều ven biển Nam Trung Bộ.

Navicula cancellata Nitzschia sp

Hình 3.2: Một số loài tảo có trong môi trường trầm tích

Bên cạnh đó chúng tôi cũng phân tích thành phần thực vật phù du có trong môi trường nước tại khu vực sá sùng sinh sống. Mẫu nước sau khi thu về, được lọc bằng lưới lọc có kích thước mắt lưới 20µ, sau đó tiến hành phân loại các loài tảo có trong mẫu nước.

Bảng 3.4: Thành phần các loài tảo trong môi trường nước qua 6 tháng Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài CENTRALES PENNALES DISCINEAE BIDDULHIOIDEAE ARAPHIDINEAE BIRAPHIDINEAE Melosiraceae Coscinodisceae Biddulphiaceae Fragilariaceae Naviculaceae Nitzschiaceae

Qua bảng 3.4, cho thấy thành phần các loài tảo trong môi trường nước tại khu vực Sá sùng sống, hầu hết là các loài tảo silic, với đa dạng các loài (35 loài) và thuộc 2 bộ Centrales và Pennales. Trong đó, bộ Centrales có 5 loài, bộ Pennales có 30 loài Đây là các loài tảo thường gặp ở vùng ven biển Nam Trung Bộ. So sánh giữa bảng 3.3 và 3.4 ta thấy, đa số các loài có ở môi trường đáy đều có trong môi trường nước và là những loài thường gặp ở khu vực ven biển sát bờ [1].

Navicula sp

Melosira nummuloides

Coscinodiscus sp

Melosira agussizii

Hình 3.3: Một số loài tảo có trong môi trường nước

Nhìn chung, qua việc thu mẫu điều kiện tự nhiên vùng triều ven biển Cam Ranh ở các khu vực khác nhau cho thấy một số yếu tố môi trường cần thiết để phát

triển nghề nuôi sá sùng và điều kiện tự nhiên của khu vực hết sức thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi sá sùng tại đây.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w