Kết quả phân tích trong ruột sá sùng cho thấy rằng, trong ruột sá sùng có chứa mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du và cả đất, cát. Điều này có thể giải thích rằng sá sùng là loài không có tính chọn lọc thức ăn, trong quá trình ăn lọc chúng hút tất cả đất, cát, mùn bã hữu cơ và sinh vật phù du vào trong ruột để thực hiện quá trình tiêu hóa, phần còn lại không hấp thụ được chúng tự thải ra ngoài.
Phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của sá sùng, thành phần chiếm tỉ lệ lớn là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du, tỉ lệ của chúng thể hiện qua bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tỉ lệ các thành phần có trong hệ tiêu hóa của sá sùng
Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
Hình 3.16: Tỉ lệ % các thành phần trong hệ tiêu hóa của sá sùng
Qua kết quả bảng 3.6 và biểu đồ 3.17 cho thấy thành phần cát trong hệ tiêu hóa của sá sùng chiếm từ 23,9% đến 28,5%, tỉ lệ % của mùn bã hữu cơ chiếm từ 71,5% đến 76,1%.
So sánh giữa 2 bảng 3.2 và 3.6 ta thấy, tỉ lệ cát trong môi trường đáy cao hơn tỉ lệ của mùn bã hữu cơ, tuy nhiên, trong hệ tiêu hóa của sá sùng thì ngược lại, tỉ lệ cát thấp hơn tỉ lệ mùn bã hữu cơ. Điều này cho thấy trong quá trình thu nhận thức ăn của sá sùng có sự chọn lọc trong các thành phần thu nhận là mùn bã hữu cơ hay cát.
Bên cạnh đó, thành phần của mùn bã hữu cơ bao gồm: các mảnh vụn hữu cơ, tảo, xác ấu trùng của các loài động vật phù du, tuy nhiên do xác các loài động vật phù du không còn nguyên vẹn nên tác giả không thể phận loại các loài này. Trong thành phần của mùn bã hữu cơ, chúng tôi đã phân các loại tảo có trong thành phần thức ăn của sá sùng, kết quả được thể hiện qua bảng 3.7:
Bảng 3.7: Các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng trong 6 tháng Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài CENTRALES PENNALES DISCINEAE BIDDULHIOIDEAE ARAPHIDINEAE BIRAPHIDINEAE Melosiraceae Coscinodisceae Biddulphiaceae Fragilariaceae Tabellariaceae Naviculaceae Nitzschiaceae
Ở bảng 3.7 này, có 46 loài tảo thuộc 2 bộ Centrales và Pennales, trong đó chủ yếu là bộ Pennales với 39 loài, và bộ Centrales có 7 loài. So sánh giữa bảng 3.7 với bảng 3.3 và 3.4, ta thấy, hầu hết các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng đều có trong môi trường trầm tích và môi trường nước, điều này cho thấy, loài sá sùng thu thập thức ăn cả trong môi trường nước và môi trường trầm tích.
Amphora quadrata
Diploneis crabro
Cymbella naviculiformis
Amphora lineolata
Navicula placentula; Gyrosigma spenceri