Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường tiểu học nà nghịu sông mã sơn la (Trang 44)

9. Cấu trúc của khóa luận

3.2.4 Một số biện pháp khác

+ Khái niệm

Khi nghe phát âm, âm thanh ngôn ngữ truyền đến tai HS tạo ra những xung động ở bán cầu đại não khiến HS nhận biết và phân biệt đƣợc các âm thanh ngôn ngữ khác nhau. Hoạt động đó đƣợc gọi là sự tri giác âm thanh ngôn ngữ.

Trẻ chỉ có thể phát âm lại khi các em nghe đƣợc một cách chính xác, rõ ràng, vì vậy việc luyện kĩ năng nghe cho trẻ là hết sức quan trọng.

+ Vai trò

Môn TV ở tiểu học là dạy cho HS cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc , viết

Với HSDTTS việc rèn kĩ năng nghe là yêu cầu quan trọng hàng đầu bởi nghe có vai trò hết sức quan trọng. Nếu không nghe tốt, HS không thể nhận diện đƣợc âm, vần, tiếng, từ, câu để phát âm lại. HS phải nghe và hiểu tốt mới có thể tiếp thu bài học và có thể giao tiếp đƣợc.

+ Yêu cầu

Để có những kĩ năng này cần phải có một số bài tập bổ trợ, đặc biệt là lớp đầu tiểu học. Nội dung các bài tập đó là:

Nghe và phân biệt các thanh trong từ có âm vần giống nhau. Ví dụ: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ,...

Nghe và nhận biết các vần có trong tiếng, từ ...

Nghe và ghép đúng các mảnh thẻ từ đƣợc cắt rời thành tiếng, từ

Để HS nhận biết chính xác các âm thanh ngôn ngữ đòi hỏi việc phát âm mẫu của GV phải chuẩn xác, tròn vành, rõ tiếng, HS đƣợc thực hành luyện tập nghe nhiều và thƣờng xuyên. Trong thời gian giao tiếp với HS, lời nói của GV phải chậm rãi, rõ ràng, dễ hiểu, nên sử dụng nhiều câu đơn hơn là câu phức nhiều thành phần để HS dễ nghe, dễ hiểu.

3.2.4.2. Luyện vận động các bộ phận của cơ quan phát âm

Cơ quan phát âm gồm: phổi, các dây thanh, lƣỡi, răng, môi, ngạc cứng, ngạc mềm. Các âm đƣợc phát âm ra chuẩn chỉ trên cơ sở các bộ phận của bộ máy phát âm hoàn chỉnh và HS có khả năng điều khiển bộ máy phát âm. Một trong những bộ phận nào đó của cơ quan phát âm có khuyết tật nhƣ lƣỡi ngắn,

môi hớt, răng thƣa,... sẽ làm cho sự phát âm trở lên khó khăn, các âm đƣợc phát ra sẽ thiếu chính xác.

Trƣớc khi hƣớng dẫn HS phát âm GV cần phát âm mẫu nhiều lần thật chậm để HS quan sát khuôn miệng cũng nhƣ cách cử động của môi, lƣỡi, hàm của GV. GV hƣớng dẫn HS vận động các bộ phận của cơ quan phát âm nhƣ: độ uốn của lƣỡi, độ mở của miệng, hình dạng của môi, độ mạnh của hơi ... trƣớc khi tập phát âm một âm, vần cụ thể nào đó.

3.2.4.3. Luyện giọng để phát âm tròn vành rõ tiếng

Cƣờng độ âm thanh khi phát âm rất quan trọng để phát âm tròn vành rõ tiếng. Phát âm nhỏ luồng hơi không thoát ra hết sẽ rất khó nghe. Phát âm quá to sẽ gây cảm giác chói tai khó chịu cho ngƣời nghe mà vẫn không rõ.

Cần luyện giọng phát âm vừa phải, phát âm bằng chính giọng thật của mình không lí nhí trong cổ họng, không the thé ...

Muốn cho HSDTTS phát âm đúng cần luyện cho các em cách lấy hơi, bật hơi, há miệng,... chuẩn xác.

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường tiểu học nà nghịu sông mã sơn la (Trang 44)