Về phía học sinh

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường tiểu học nà nghịu sông mã sơn la (Trang 26)

9. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Về phía học sinh

Thứ nhất, khác với học sinh ngƣời kinh, trƣớc khi đến trƣờng đa số học sinh dân tộc thiểu số chƣa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế các em cũng đƣợc

trải qua sự chăm sóc của lớp mầm non, nhƣng vốn kiến thức về tiếng Việt nhƣ những mẩu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kĩ năng cơ bản nhƣ nghe, nói mà trƣờng mầm non đã trang bị cho các em vì những lí do khách quan đã không còn theo các em bƣớc vào lớp 1. Bởi trong sinh hoạt gia đình,cộng đồng ngƣời dân ở đây cũng nhƣ các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bƣớc ra thế giới bên ngoài, vào môi trƣờng giáo dục phổ thông Tiếng việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thƣờng với thầy cô giáo đã khó khăn và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về môn học khác nhau bằng tiếng việt lại càng khó khăn hơn với các em. Đến trƣờng đến lớp là các em bƣớc đến một môi trƣờng sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lí rụt rè, e sợ luôn thƣờng trực trong các em, làm giảm tốc độ bƣớc chân các em đến trƣờng.

Thứ hai, học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai. Mặc dù học sinh đã trải qua các lớp ở bậc mầm non nhƣng đối với các em trƣờng tiểu học vẫn là một môi trƣờng hoàn toàn mới, tiếng việt là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt, cộng đồng, là do tâm lí sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và thổ âm rất tự nhiên, bản năng. Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp ngƣời địa phƣơng chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ ngại sử dụng tiếng Việt có lẽ vì vốn kiến thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữ thƣờng trực trong họ, thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hƣởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trƣờng rời lớp. Dần dà các em không thể sử dụng tiếng Việt chính xác, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp. Từ đó khiến các em thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trƣờng giao tiếp lớn hơn, vƣợt khỏi môi trƣờng cộng đồng dân cƣ nhỏ hẹp.

Thứ 3, nguyên nhân sinh lí ảnh hƣởng đến cách phát âm của học sinh Bộ máy của con ngƣời tham gia vào việc phát âm với những chức năng khác nhau. Những khiếm khuyết nào đấy trong cấu tạo của bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi phát âm, ví dụ: ngƣời có lƣỡi hơi ngắn sẽ khó

phát âm các chữ nhƣ n, ch, r, ...; ngƣời có lƣỡi hơi dài thƣờng phát âm không tròn vành, rõ tiếng; ngƣời hở hàm ếch, răng thƣa, lƣỡi gà ngắn thƣờng khó phát âm các âm gió, âm xát, âm họng, ... ngoài ra cấu tạo vòm họng, dây thanh ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát âm.

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường tiểu học nà nghịu sông mã sơn la (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)