Sửa lỗi phát âm phần vần

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường tiểu học nà nghịu sông mã sơn la (Trang 42)

9. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2.sửa lỗi phát âm phần vần

- Quy trình sửa lỗi phát âm phần vần: + Xác định nguyên nhân của việc mắc lỗi

Nguyên nhân của việc mắc lỗi phát âm của âm tiết trong phần vần không đơn giản nhƣ phụ âm đầu. Nhƣ đã trình bày sự biến đổi yếu tố trong phần vần của thổ âm rất đa dạng và phong phú có khi trong âm tiết do sự kéo dài của trƣờng độ âm chính, chẳng hạn nhƣ “đau tay” thành “ đau tai”, “chau mày” thành “chao mài”, “máy bay” thành “mái bai”(chủ yếu gặp ở dân tộc H’Mông) có khi do sự đơn hóa nguyên âm đôi nhƣ “ muối” thành “múi”. Có khi không phân biệt đƣợc các phụ âm cuối: “luôn luôn” thành “luông luông”.

+ Xác định phƣơng pháp sửa lỗi

Cũng giống nhƣ trong việc chữa lỗi phụ âm đầu, khi sử dụng phƣơng pháp chữa lỗi cần chỉ ra phƣơng pháp chính và phƣơng pháp bổ sung. Để chữa

lỗi phần vần ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp luyện tập tổng hợp - phân tích là phƣơng pháp chính. Vì sự biến đổi phần vần rất phong phú đa dạng nên dùng phƣơng pháp luyện tập tổng hợp - phân tích giúp chúng ta kết hợp đƣợc các yếu tố ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa của tiếng, từ cần sửa. Trong quá trình sửa lỗi ngƣời ta thƣờng kết hợp với phƣơng pháp luyện theo phát âm mẫu.

+ Thực hiện việc chữa lỗi theo quy trình các phƣơng pháp

Để chữa lỗi phần vần, chúng ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp luyện tập tổng hợp - phân tích kết hợp một số phƣơng pháp khác. Có thể thực hiện theo quy trình sau:

Bƣớc 1: HS phát âm theo mẫu

Bƣớc 2: Tổ chức cho HS phân tích cấu âm

Bƣớc 3: HS phát âm theo âm mẫu, GV tiến hành nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh

Bƣớc 4: Luyện tập đƣa âm đã sửa vào ngữ cảnh

Đƣa các âm, vần đã sửa vào ngữ cảnh là bƣớc quan trọng của quá trình sửa lỗi phần vần. Việc đƣa các âm, vần đã sửa vào ngữ cảnh giúp cho HS sửa đƣợc từng trƣờng hợp cụ thể. Hơn nữa, việc đƣa các vần vào trong tiếng, trong từ giúp các em nâng cao đƣợc ý thức sửa lỗi.

+ Một số ví dụ về sửa lỗi phát âm phần vần:

Chữa lỗi đơn hóa nguyên âm đôi: HSDTTS thƣờng mắc lỗi đơn hóa nguyên âm đôi, các tiếng có nguyên âm đôi các em thƣờng phát âm chỉ còn âm đơn. Ví dụ “muối” thành “múi”.để chữa lỗi trên, trƣớc hết GV cần cho HS nghe phát âm mẫu, kết hợp với chữ viết

Ví dụ: muối = m + uô + i + dấu sắc Tay = t + ay

Với cách phát âm nhƣ trên HS sẽ tri giác và so sánh đƣợc các trƣờng hợp trên với nhau từ đó thấy đƣợc nguyên nhân của việc mắc lỗi.

GV hƣớng dẫn HS phát hiện đặc điểm ngữ âm của các vần cần sửa và giúp các em sửa lỗi phần vần. Chẳng hạn: khi phát âm vần “uôi” miệng rộng hơn khi phát âm vần “ui”

Cuối cùng cho HS phát âm phần vần, tiếng đƣa các tiếng vào từ, đƣa các từ vào câu.

Ví dụ: hạt muối  mẹ em đang thu hoạch muối.

Chữa các lỗi phụ âm cuối: để chữa lỗi này GV giúp HS phân biệt cách phát âm các phụ âm cuối. GV cung cấp mẫu sau đó hƣớng dẫn HS phát âm theo mẫu.

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số trường tiểu học nà nghịu sông mã sơn la (Trang 42)