9. Cấu trúc của khóa luận
3.1.4. Phương pháp trò chơi học tập
3.1.4.1. Khái niệm trò chơi
Đây là một hình thức học tập thông qua các trò chơi, HS đƣợc luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Cùng với các hình thức học tập khác, trò chơi tạo cơ hội để HS học bằng tự hoạt động.
3.1.4.2. Tác dụng, yêu cầu của việc sử dụng trò chơi
* Tác dụng
Trò chơi học tập là một phƣơng pháp cung cấp kiến thức hoặc củng cố khắc Sâu nội dung kiến thức thông qua một trò chơi. Có thể tận dụng trò chơi học tập để luyện phát âm cho HS. Trò chơi học tập là hình thức hoạt động rất phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học. Trò chơi phù hợp, gắn với nội dung bài, hấp dẫn sẽ có tác dụng tốt với việc phát âm của HS. Trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, trò chơi học tập đƣợc coi là một nội dung học tập, một hoạt động học tập không thể thiếu trong mỗi giờ học.
Đối với HS tiểu học, trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của các em. Trò chơi có sức cuốn hút mạnh mẽ với tất cả mọi ngƣời ở các lứa
tuổi khác nhau. Ngày nay, khi xã hội phát triển cuộc sống đƣợc cải thiện thì nhu cầu vui chơi càng lớn. Đƣa trò chơi vào lớp học tức là biến một hoạt động học tập trên lớp thành trò chơi mà HS vẫn có thể tiếp thu kiến thức của bài học. Trò chơi khi thâm nhập vào tiết học nhất thiết phải là một phần của bài học, phải là một phần cấu tạo nên tiết học, góp phần vào việc hình thành kiến thức cơ bản của tiết học hoặc rèn các kĩ năng cơ bản của tiết học. Đƣa trò chơi vào lớp học tức là chuyển hoạt động dạy học mang tính chất căng thẳng thành hoạt động mang tính chất vui chơi, dễ học, dễ tiếp thu, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ nhỏ “ học mà chơi, chơi mà học” chủ yếu muốn nói tới việc vui chơi trong phạm vi không gian chật hẹp, thời gian ngắn, ngƣời chơi là tập thể HS của một lớp học. Đối với việc dạy học vần nói chung, dạy phát âm đặc biệt là sửa lỗi phát âm cho HS trò chơi là phƣơng tiện để giáo dục HS nhanh và dễ tiếp thu kiến thức nhất. Trò chơi góp phần hình thành và phát triển các kiến thức, kĩ năng cho HS, rèn luyện và củng cố các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và đặc biệt là phát âm chuẩn. Đồng thời trò chơi học tập còn góp phần rèn luyện tƣ duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, giáo dục tƣ tƣởng tình cảm tốt đẹp cho HS nhằm phát triển nhân cách các em. Mặt khác, trò chơi còn giúp các em hình thành khả năng giao tiếp, hành vi ứng xử với bạn bè, tập thể. Thông qua vui chơi các em đƣợc tiếp cận với thế giới xung quanh, lĩnh hội và có những kiến thức đã học. Qua trò chơi, GV biết đƣợc HS đã nắm vững kiến thức hay chƣa. Tuy nhiên, HS cũng có thể bị thu hút vào trò chơi mà quên đi nhiệm vụ học tập nên GV cần phải có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động học và vui chơi để giờ học đạt hiệu quả cao. * Yêu cầu
Trò chơi phải hƣớng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của kĩ năng hay của nhiều đơn vị kiến thức.
Trò chơi phải đa dạng phong phú, giúp cho HS luôn đƣợc thay đổi cách thức
hoạt động trong lớp, phối hợp đƣợc nhiều cơ quan vận động và các giác quan. Điều kiện tổ chức trò chơi cần đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.
3.1.4.3. Một số trò chơi cụ thể a. Trò chơi “ câu cá”
- Mục đích:
+ Rèn tính kiên nhẫn, khả năng khéo léo của HS. + Nhận diện, phát âm, ghi nhớ các vần đã ôn. - Chuẩn bị:
+ 20 con cá bằng nhựa ép mang các vần ôn hoặc tên cá nhƣ: cá rô, cá riếc, cá tràu. Ở miệng cá có móc câu bằng thép.
+ 6 cần câu mỗi cần dài 20cm cột sợi dây dài 40cm đầu dây là khoen tròn để đảm bảo cá đƣợc câu lên phải đọc đúng tên vần cần ôn hoặc tên cá mang trên mình cá.
- Luật chơi:
HS nào câu đƣợc cá lên phải đọc đúng tên vần hoặc tên cá mang trên mình cá. - Tổ chức chơi:
Cho 2 nhóm lên chơi. Mỗi nhóm 3 em, khi cô phát lệnh các em sẽ câu những con cá lên bằng cách đƣa khoen vào móc thép ở miệng cá giật lên kết hợp đọc đúng vần (tên của cá) mang trên mình cá. Sau khi hết cá cho lớp đếm nhóm nào câu đƣợc nhiều cá hơn là thắng.
* Lƣu ý:
- GV có thể chuẩn bị nhiều cần câu và cá cho nhiều nhóm đƣợc chơi. - Trên mình cá có đính băng dính để có thể thay đổi vần ôn hoặc tên cá.
b. Trò chơi “ tìm từ tiếp sức”
- Mục đích:
+ Rèn luyện năng lực tạo nhiều tiếng mới trên cơ sở các vần đã học + Củng cố giúp cho HS phát âm chính xác.
- Chuẩn bị:
+ GV chuẩn bị một số bông hoa cài ở bảng phụ, trong mỗi bảng phụ có chứa một vần ôn đƣợc xếp lại.
Khi bạn trong nhóm lên bảng viết xong chạy về chạm nhẹ tay vào bạn kế tiếp, bạn kế tiếp mới đƣợc lên viết.
- Tổ chức chơi: hoạt động nhóm
GV cho 2 nhóm lên chơi. Mỗi nhóm có 5 HS, GV cho 2 em đứng đầu trong 2 nhóm chạy lên mỗi em chọn 1 bông hoa, lấy nhụy hoa mở ra đọc to vần hái đƣợc.
Ví dụ: nhóm 1 có vần uc, nhóm 2 có vần ƣơc
Cho 2 em về chỗ đứng. GV cho các em 2 phút suy nghĩ và phát lệnh HS của 2 nhóm lần lƣợt chạy lên ghi các từ vừa tìm đƣợc theo 2 cột.
Nhóm 1 tìm đƣợc: máy xúc, chúc mừng, cúc vạn thọ, cần trục,... Nhóm 2 tìm đƣợc: thác nƣớc, cái thƣớc, rƣớc đèn, sợi cƣớc,...
Nhóm nào chơi đúng luật và ghi nhanh, đúng xong trƣớc là thắng. c. Trò chơi “ khoanh vần, từ”
- Mục tiêu:
+ Giáo dục tính nhanh nhẹn và sự chú ý ghi nhớ
+ Giúp HS nhận diện và phát âm đúng các vần cần ôn. - Chuẩn bị:
+ 2 hoặc 4 bảng phụ có viết sẵn nhóm vần ôn hoặc từ có nhóm vần ôn, có vị trí lộn xộn.
+ Phấn, bảng ghi điểm.
- Luật chơi: dùng phấn khoanh đúng vần hay từ có vần ôn mà cô yêu cầu. - Tổ chức chơi: hoạt động cá nhân theo nhóm
Mỗi lần 4 HS lên bảng chơi. Cho HS chuẩn bị tƣ thế cô phát lệnh “ vần uyên” thì lập tức 1 em dùng phấn khoanh vần “uyên” hay bảng của mình. Sau mỗi lần phát lệnh GV cho HS nhận xét và ghi điểm thi đua ở bảng
Tƣơng tự 5, 6 vần khác GV và lớp tính điểm thi đua HS nào khoanh nhanh và đúng, có số điểm cao nhất là thắng.
Tƣơng tự 4 em khác và các vần ôn, từ ôn khác trong nhóm vần cần ôn.