10. Cấu trúc của luận văn
3.3.4. Mức độ thực hiện kĩ năng làm việc theo nhóm của sinh viên
Với tiêu chí “Lấy ngƣời học làm trung tâm”, quy chế đào tạo tín chỉ luôn hƣớng đến mục tiêu kích thích sự tƣ duy, chủ động của ngƣời học. Làm việc theo nhóm là một trong những phƣơng pháp học tập phát huy tính sáng tạo, tƣ duy độc lập, tinh thần tập thể của sinh viên. Làm việc theo nhóm là một phƣơng pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hƣớng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Các hình thức làm việc nhóm trong sinh viên hiện nay có thể kể đến nhƣ là học nhóm, làm báo cáo (xemina), tiểu luận, đồ án … Các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả làm việc nhóm có thể kể đến nhƣ là sự thỏa thuận thông qua nhất trí trong làm việc, xung đột và sáng tạo lành mạnh trong làm việc nhóm, giao tiếp trong nhóm và chia sẻ quyền lực trong nhóm làm việc.
Tác giả đã sử dụng 5 tiêu chí để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của SV đó là: Hành động tích cực phát biểu trong quá trình làm việc nhóm; Điều chỉnh, từ bỏ quan điểm khi nhận thấy quan điểm đó là sai; Tích cực tiếp thu ý kiến của nhóm nếu đúng; Đưa ra được những nhận xét xác đáng với nhóm; Có tinh thần tập thể, giúp đỡ bạn trong nhóm. Điểm của kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên dao động từ 5 đến 25điểm với mức tối thiểu là 5 điểm và tối đa là 25 điểm.
Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên các ngành sƣ phạm ở mức trung bình với giá trị trung bình chỉ đạt 11,32 điểm. Chủ yếu sinh viên tập trung đánh giá mức độ đạt đƣợc kĩ năng hoạt động nhóm ở mức 2 và 3, điều này thể hiện qua độ lệch chuẩn không lớn chỉ bằng 2,12.
75
Biểu đồ 3.3.4.1.Mức độ đạt được của SV về kĩ năng hoạt động nhóm
Biểu đồ 3.3.4.1. cho thấy đa số sinh viên đạt mức điểm về kĩ năng làm việc nhóm từ 9 đến 15 điểm chiếm 76% tổng số ý kiến trả lời (xem chi tiết tại bảng 2 phụ lục số 4).
Kết quả trên cũng phù hợp với những kết quả thu đƣợc từ phỏng vấn sâu sinh viên và giảng viên về kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên. SV đa số đã thấy đƣợc vai trò và ý nghĩa của làm việc nhóm. Khi đƣợc hỏi về ƣu điểm của phƣơng pháp làm việc nhóm thì đa số có câu trả lời là làm việc nhóm tạo cơ hội cho SV đƣợc thể hiện mình, trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm hơn; tăng cƣờng sự gắn kết các thành viên trong lớp hơn, giúp các thành viên thu nhận và nắm vững nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, khi trao đổi với các bạn sinh viên cũng cho thấy không ít sinh viên học nhóm chỉ mang tính chất hình thức chú trọng tạo ra sản phẩm để nộp cho thầy cô mà ít chú trọng đến quá trình hợp tác trong nhóm để hình thành những kĩ năng và thu đƣợc những kiến thức từ hoạt động nhóm đó. Nhiều bạn SV cũng cho biết việc tham gia của các thành viên trong 1 nhóm là không giống nhau; chỉ có 1 số thành viên trong nhóm là tích cực hoạt động, các thành viên còn lại thụ động hoặc không làm việc chỉ chờ các thành viên tích cực làm để cùng sử dụng sản phẩm làm ra. “Ở lớp em, nhiều khi làm việc nhóm là công việc của 1 hoặc 2 người trong nhóm, còn phần còn lại của nhóm thì chỉ trông chờ, ỉ lại; chờ khi các bạn khác làm xong rồi thì đọc kết quả để báo cáo trên lớp” (nữ, SV năm 2, khoa Vật lý).
76
Qua trao đổi với giảng viên cũng đƣợc biết, GV của Trƣờng cũng đang hƣớng đến việc thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao khả năng làm việc nhóm cho SV. Thay vì việc kiểm tra viết bằng những câu hỏi học thuộc lòng, giảng viên đƣa ra các bài tập nhóm, các tiểu luận yêu cầu sinh viên phải thực hiện và trình bày trƣớc lớp. Tuy nhiên, theo nhận xét của các giảng viên thì sinh viên còn khá thụ động, không ít SV thiếu sự tích cực, còn tƣ tƣởng trông chờ ỉ lại vào SV khác trong quá trình làm việc nhóm. GV cũng đánh giá khả năng trình bày quan điểm, khả năng giải quyết xung đột, kĩ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm còn nhiều hạn chế.
Để có đƣợc cái nhìn sâu hơn về kĩ năng làm việc nhóm của từng đối tƣợng, tác giả thực hiện hiện so sánh kĩ năng làm việc nhóm giữa đối tƣợng sinh viên có nơi cƣ trú trƣớc khi vào đại học ở nông thôn (sau đây gọi tắt là sinh viên nông thôn) và sinh viên có nơi cƣ trú trƣớc khi vào đại học ở thành thị (sau đây gọi tắt là sinh viên thành thị) và giữa sinh viên ở các khoa khác nhau.
Trên cơ sở phân bố của mẫu trên biểu đồ Biểu đồ 3.3.4.1. và chỉ số về độ nhọn Skewness = 0,539 có thể thấy đây là phân phối chuẩn và có thể sử dụng các phép kiểm định có tham số. Để so sánh mức độ đạt đƣợc kĩ năng làm việc nhóm giữa SV nông thôn và SV thành thị bằng phép kiểm định trung bình hai tổng thể. Kiểm định Levente có mức ý nghĩa = 0,759 > 0,05 không đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết Ho về phƣơng sai hai tổng thể bằng nhau nên kết quả kiểm định đƣợc lấy ở phần “Giả định có cân bằng phƣơng sai” (Equal variances assumed). Kết quả kiểm định t với mức ý nghĩa (2 chiều) = 0,46 <0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kĩ năng làm việc theo nhóm giữa sinh viên nông thôn và sinh viên thành thị. Giá trị khác nhau về giá trị trung bình là dƣơng 0,65 và sinh viên thành thị đƣợc đánh giá cao hơn so với sinh viên nông thôn cho tiêu chí kĩ năng làm việc nhóm.
Để so sánh mức độ đạt đƣợc kĩ năng làm việc giữa các nhóm SV ở các ngành khác nhau, tác giả sử dụng phân tích phƣơng sai một yếu tố (One Way ANOVA).
Kết quả kiểm định phƣơng sai cho kết quả mức ý nghĩa (sig. Levente) = 0,064 > 0,05 có thể nói phƣơng sai của sự đánh giá kĩ năng làm việc nhóm giữa SV của 10
77
khoa là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, thỏa mãn điều kiện để phân tích ANOVA.
Bảng 3.3.4.1. Bảng phân tích ANOVA cho kỹ năng làm việc nhóm của SV
các ngành Tổng bình phương bậc tự do Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 181,536 9 20,171 2,811 ,003 Trong các nhóm 5863,461 817 7,177 Total 6044,996 826
Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát = 0.03 cho thấy có sự khác biệt về kĩ năng “làm việc nhóm” giữa các sinh viên ở các khoa khác nhau.
Cần xác định xem sự khác nhau giữa các nhóm SV ở các khoa nào có sự khác nhau và khác nhau nhƣ thế nào. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích sâu ANOVA với dạng kiểm định Bonferroni với khoảng tin cậy là 95% (Xem chi tiết tại bảng 5 phụ lục 4).
Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau giữa mức độ đạt đƣợc kĩ năng “làm việc nhóm” giữa sinh viên khoa Hóa học và sinh viên khoa Lịch sử. Giá trị “mean diffirence (I-J)” = -1.44029 chứng tỏ kĩ năng “làm việc nhóm” của SV khoa Lịch sử tốt hơn kĩ năng làm việc nhóm của khoa Hóa học. Kĩ năng làm việc nhóm của các khoa còn lại không có sự khác nhau có ý nghĩa.
Trên cơ sở những phân tích ở trên có thể kết luận kĩ năng “làm việc nhóm” của SV các ngành sƣ phạm tại Trƣờng ĐHSP Đà Nẵng đạt ở mức trung bình. Kĩ năng “làm việc nhóm” của sinh viên thành thị tốt hơn so với kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên nông thôn. Kĩ năng “làm việc nhóm” của hai khoa Lịch sử và Hóa học có sự khác nhau, SV khoa Lịch sử có kĩ năng làm việc nhóm tốt hơn SV khoa Hóa. Kĩ năng làm việc nhóm của các khoa còn lại không có sự khác nhau có ý nghĩa.