Mức độ thực hiện kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (Trang 69)

10. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Mức độ thực hiện kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên

Xây dựng đƣợc bản kế hoạch tự học hợp lí là kĩ năng quan trọng đối với mỗi sinh viên. Kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi và trong bản kế hoạch này cũng cần phải dự trù các phƣơng án phụ, dự kiến khắc phục các trở ngại đột xuất về thời gian, yêu cầu chung ...

Để đánh giá kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập của SV, tác giả đã sử dụng 7 chỉ báo là những công việc cần phải thực hiện để xây dựng một kế hoạch tự học hợp lí, những chỉ báo có cụ thể là: xem xét tổng thể các công việc cần làm; xem xét và tìm hiểu kỹ chương trình học; xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của môn học; xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của bài học; thảo luận với bạn bè để có các bước thực hiện chính xác; thực hiện kế hoạch cho cả môn học; thực hiện kế hoạch cho từng bài học.

Điểm của kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên dao động từ 7 đến 35 điểm với mức tối thiểu là 7 điểm và tối đa là 35 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập đạt ở mức khá thấp với giá trị trung bình chỉ đạt 14,53 điểm, độ phân tán của mẫu không lớn khi độ lệch chuẩn chỉ là 2,87. Giá trị trung vị (14,50) xấp xỉ bằng giá trị trung bình và độ xiên Skewness bằng 0,136 gần bằng 0 cho thấy đây là một phân phối chuẩn.

66

Bảng 3.3.1.1.Bảng mô tả kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học

N Số ngƣời trả lời 816

Số lƣợng khuyết 35

Giá trị trung bình 14,53

Trung vị 14,50

Đô lệch chuẩn 2,87

Độ xiên của phân phối 0,136

Qua trao đổi với các bạn sinh viên cũng thấy rõ điều này. SV đã có ý thức tự học, đã xây dựng kế hoạch tự học nhƣng đa số lại không thực hiện đƣợc theo kế hoạch đó. Khi tác giả đặt câu hỏi “Bạn có xây dựng kế hoạch cho việc học tập của bạn hay không và bạn thực hiện kế hoạch đó nhƣ thế nào?” thì đa số các câu trả lời là có xây dựng nhƣng rồi không thực hiện đƣợc theo kế hoạch. Nguyên nhân không thực hiện đƣợc kế hoạch theo các bạn là do cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

Một nam sinh viên khoa Tâm lý giáo dục cho biết “Em cũng đã xây dựng kế hoạch học tập nhưng vì gia đình khó khăn nên em đi làm thêm để phụ giúp gia đình, mà anh biết rồi việc làm thêm thì thường không ổn định nên nó làm xáo trộn kế hoạch học tập mà em đã xây dựng”. Một nữ sinh viên năm 2 khoa Toán khi đƣợc phỏng vấn sâu cho biết “Kế hoạch tự học có xây cũng không thực hiện được, em đang học thì người yêu em đến gọi đi chơi thế là em đi luôn, coi như kế hoạch ngày hôm đó là bỏ, mà theo em biết thì cũng không ít bạn cũng giống như em”. Việc xây dựng kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi nhƣng khi tác giả hỏi về việc “Các bạn dựa trên cơ sở nào để xây dựng kế hoạch tự học?” thì nhận đƣợc nhiều câu trả lời là “xây dựng theo kiểu là vạch ra các mốc thời gian theo cảm tính hoặc dựa vào số môn học có trong học kỳ đó”. Chỉ có rất ít bạn đầu tƣ thời gian và công sức nhằm xây dựng một kế hoạch tự học có hiệu quả. Một kế hoạch tự học hiệu quả cần phải đƣợc xây dựng theo một quy trình từ việc xem xét tổng thể các công việc cần làm, đến việc tìm hiểu kĩ về chƣơng trình học, kế hoạch và mục tiêu của từng môn học, từng bài học từ đó mới xây dựng đƣợc những mốc thời gian hợp lý và phù hợp với từng hoạt động cụ thể từ đó mới tạo ra đƣợc một bản kế hoạch tự học mang tính hợp lý và khoa học.

67

Kết quả phỏng vấn sâu giảng viên về kĩ năng xây dựng kế hoạch cũng cho thấy kĩ năng này của sinh viên còn nhiều hạn chế. Một GV cho biết “Nhiều sinh viên của Trường không lập kế hoạch tự học. Không ít sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở đại học khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở đại học là một điều quan trọng mà sinh viên chưa chú ý đúng mức. Hệ quả là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng” (Giảng viên, khoa Tâm lý giáo dục). Qua trao đổi với 20 giảng viên ở 10 khoa trong Trƣờng, tác giả đều nhận đƣợc một ý kiến đồng nhất là việc xây dựng kế hoạch hợp lý, kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên Trƣờng ĐHSP Đà Nẵng còn là một hạn chế lớn. Các GV đƣợc phỏng vấn cũng cho biết hiện nay, trong chƣơng trình đào tạo của Trƣờng, phƣơng pháp xây dựng kế hoạch học tập đã đƣa vào trong học phần Giáo dục học 1 (dạy trong học kỳ 2 năm thứ nhất), Giáo dục học 2 (dạy trong học kỳ 1 năm thứ hai), Phƣơng pháp giảng dạy cụ thể từng bộ môn cụ thể (dạy trong học kỳ 1 năm thứ 3) và đã lồng ghép vào một số học phần khác trong quá trình giảng dạy nhƣ học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học; tuy nhiên nội dung này dƣờng nhƣ không đƣợc sinh viên quan tâm, học xong rồi lại để đó không áp dụng vào trong thực tiễn.

Kết quả thống kê trong Bảng 3.3.1.2 cho thấy không có sự khác biệt trong mức độ thực hiện từng kĩ năng hình thành nên kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập.

Bảng 3.3.1.2.Điểm trung bình của các nhân tố

Nhân tố Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

KHTH1. Xem xét tổng thể các công việc cần làm 2,15 0,628 KHTH2. Xem xét và tìm hiểu kỹ chƣơng trình học 2,34 0,656 KHTH3. Xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của môn

học 2,41 0,688

KHTH4. Xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của bài học 2,36 0,651 KHTH5. Thảo luận với bạn bè để có các bƣớc thực hiện

chính xác 2,69 0,884

KHTH6. Thực hiện kế hoạch cho cả môn học 2,54 0,781

68

Điểm số trung bình cho từng nhân tố trong kĩ năng này dao động trong khoảng từ 2,15 đến 2,69 và đều đƣợc đánh giá ở mức thấp. Không có thành tố nào nổi trội hơn so với các thành tố khác.

Qua những kết quả phân tích ở trên có thể rút ra kết luận là mức độ thực hiện kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của SV Trƣờng ĐHSP Đà Nẵng đạt ở mức thấp và thấp đều ở các yếu tố hình thành nên kĩ năng này.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)