Xây dựng tình huống trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 36)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Xây dựng tình huống trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Trong trào lu hiện thực phê phán, Nguyễn Công Hoan vốn là bậc thầy truyện ngắn trào phúng, ông rất giỏi sáng tạo những tình huống đợc xây dựng trên những nghịch lý cuộc đời, còn truyện ngắn Nam Cao chủ yếu là những tình huống bi hài kịch nội tâm. Trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cũng đã

xây dựng những tình huống trào phúng làm nền cho nhân vật hài xuất hiện, đặc điểm chung của các tình huống này là sự hài hớc một cách vô nghĩa lý.

3.1.2.1. Tình huống cãi lộn

Những màn cãi lộn của Vũ Trọng Phụng bao giờ cũng quyết liệt và kéo dài, đó là do ông biết “châm ngòi nổ” và biết “nuôi dỡng xung đột” một cách tài tình, cái mà G.N.Pospelov gọi là “xung đột bền vững”. Đây vốn là một dạng tình huống đợc Vũ Trọng Phụng xây dựng khá đặc sắc thể hiện trong truyện ngắn Cuộc vui ít có, đối tợng nhắm tới là bọn lang băm “bốc thuốc giết ngời” ở đời rất nhiều. Màn cãi lộn giữa cụ lang Tỳ, lang Phế từng xuất hiện trong tiểu thuyết Số đỏ, nay trong truyện ngắn nó là một màn trào lộng hoàn hảo minh chứng cho những vị lang “danh chính ngôn thuận” ai cũng nể trọng.

Với sự sắp xếp hết sức tài tình, nhân vật “tôi” cùng những ngời khác đáng lẽ ra đợc uống chén rợu mừng thọ và xem diễn nội công thì thay vào đó là màn hai thầy lang (hai thầy vốn cũng là khách đợc mời đến mừng thọ nh “tôi”) cãi nhau, hai cụ tranh nhau khám xét đồ nghề nội công thật hay giả rồi quay ra khích bác nhau, chửi bới cãi lộn nhau và cuối cùng là vạch “tội ác” của nhau: “ở vùng này chỉ có một ông biết nghề thuốc”; “ dễ không có ng… ời đau mắt mời anh đánh mộng rồi nổ con ngơi ra đấy ?; “Anh có muốn tôi nói rõ tên cái thằng bé sài xuyễn mà anh cứ bốc mãi thuốc chữa dạ dày không?” thế rồi “Cả nhà chánh Hội Bầu mắc ghẻ ruồi mà anh dám nấu cho nó uống thuốc tim la anh quên rồi à?”; “Thế còn nhà trởng Toe? Nó hôi nách mà chữa mãi bằng lá ô nhĩ trong sáu tháng giời à?” “Anh quên mất mấy lần anh… chực hiếp dâm s cô chùa này mỗi khi s cô ra mua thuốc rồi ? Đồ con lợn!”…

Hai ông lang chửi nhau không tiếc lời, tự khai hết cái xấu của nhau, đồng thời còn vạch mặt chỉ tên những ngời từng đợc mình chữa mà không khỏi! Những bọn lang băm nh vậy cứ chìm nổi trong xã hội nh những cái họa đe dọa con ngời ta vậy!

Những tình huống ngợc đời thờng dễ gây cời, ví nó vi phạm logíc hiện thực. Tình huống ngợc đời vi phạm chuẩn mực của đời sống, rất khó tin là có thể tồn tại trong thực tế. ấy vậy mà nó cứ xảy ra, cứ lôi cuốn ngời đọc, ít khi ngời đọc phải dừng lại nghi ngờ về tính chân thật của nó. Bởi vì xét đến cùng, cái ngợc đời phi lý lại là cái hữu lý, là thực tế của “xã hội chó đểu”. Trong truyện ngắn của ông tình huống trào phúng ngợc đời đã phơi bày một cách sắc nét cái phi lý trong lối sống, phẩm chất đạo đức (Hồ sê líu hồ líu sê sàng, Ông đừng lầm, Bộ răng vàng )… và ngay trong tính cách nhân vật (Thủ đoạn).

Trong tiểu thuyết cũng có rất nhiều tình huống ngợc đời, chẳng hạn nh các vị cảnh sát Đơ min, Đơ toa (Số đỏ) bảo vệ pháp luật mà lại đau khổ vì dân ta văn minh mất rồi, không ai chịu đánh chửi nhau, không ai chịu phóng uế, đái bậy ra đờng, tức là không ai chịu phạm luật. Thế là họ đành bóp đầu… nghĩ ra một “diệu kế”, cảnh sát phải nhè chính mình ra mà phạt lẫn nhau để đủ tiền nộp cho đúng chỉ tiêu trên giao, hoặc đám ma là một chuyện khổ não của gia đình vậy mà trong Số đỏ đám ma đem lại hạnh phúc cho nhiều ngời, mang lại lợi ích cho nhiều bọn nên ai cũng tng bừng vui vẻ đi đa giấy cáo phó, gọi phờng kèn, thuê đám ma, diện những bộ cánh mới nhất Những tình… huống ngợc đời phi lý trong tiểu thuyết của ông có khá nhiều.

Trong truyện ngắn Hồ sê líu hồ líu sê sàng, một gia đình Âu hoá, trong sự Âu hoá thấy đợc sự giả tạo lố lăng của những con ngời trong gia đình ấy, một lối sống không có quy củ hệt nh những con ngời suốt ngày lẩn thẩn không biết sống vì mục đích gì, mỗi ngày trôi qua sẽ làm đợc gì. Thật trái với thuần phong mỹ tục vốn có trong một gia đình, hai ba tháng dọn một lần nên trông các phòng nh “cha bầy xong” hoặc “mai xếp dọn” miễn ông bố tìm đủ mũ, giầy, bà mẹ tìm thấy tiểu thuyết Tam Hạ Nam Đờng, ra ngoài đờng nhầm là có của, hai cô con gái không tráng qua một t tởng nào về tề gia nội trợ. Tuy vậy, gia đình này vẫn chu đáo tiếp hết các công tử Bắc kỳ, Nam kỳ, các cậu này đều tự hỏi với tự dọa: “Có nên lấy nó làm ngời vợ quý của mình?” hoặc “Nếu ta lấy nó thì rồi ta đến bỏ mẹ ta! ”.…

Khi đọc “Bộ răng vàng” không ai ngờ đợc rằng khi bố vừa nằm xuống những đứa cho chí hiếu dám cậy mồm bố để lấy đi bộ răng vàng. Vợ chồng thằng em cha hết run khi đánh rơi bộ răng vàng thì thằng anh lạnh lùng “một cách tự nhiên, nhanh nhẹn nhất đời cúi xuống nhặt bộ răng vàng bỏ túi” sau… khi mắng thằng em là “bất hiếu”. Thật bất hạnh thay cho ngời cha khi những đứa con đã không từ bỏ mọi thủ đoạn chỉ vì của mà hoa mắt.

Cái nghịch lý ngợc đời có khi lại diễn ra trong chính bản thân tính cách nhân vật. Nhân vật chính trong Từ lý thuyết đến thực hành hãnh diện mình là con ngời Âu hoá về mọi phơng diện, hơn nữa còn muốn Âu hoá cả trăm phần trăm, anh ta diễn thuyết về vấn đề mọc sừng nh dấu hiệu của văn minh, biện minh cho ngời chồng hay ngời vợ ngoại tình nhng cuối cùng chính anh ta lại bị vợ mọc sừng: “Mày ngu lắm! Thế khi vợ mày có cắm sừng vào đầu mày thì liệu mày có muốn ăn ở suốt đời với nó không?”.

Cái ngợc đời nh vậy đả kích một lối sống đồi bại phơng Tây thâm nhập, giả tạo chính bản thân mình, phê phán lối sống lai căng nhố nhăng cũng chính là tác giả ớc vọng về một cuộc sống thực sự thiết thực, tốt đẹp mà chan chứa tình ngời.

3.1.2.1 Tình huống mu mô (do nhân vật lập mu kế)

Kiểu tình huống mu mô có trong truyện ngắn Đoạn tuyệt, Sao mày không vỡ, nắp ơ!, Gơng tống tiền. … Những nhân vật trong truyện ngắn hoặc bằng cách này cách khác “âm mu” cốt để che đậy bản chất không tốt, nhằm một mục đích chỉ kiếm lợi cho mình mà không biết đến những ngời khác - những ngời vốn là nạn nhân của những trò bịp bợm xảo trá, từ đó nhà văn phê phán đả kích nhiều ngời thừa cơ trục lợi (nhân vật Lê Vân trong Gơng tống tiền; nhà báo Nhất Đông Dơng trong Sao mày không vỡ, nắp ơi!) hay một kẻ mập mờ trong tình cảm, muốn chia tay với ngời yêu lại đi nói với bố của ngời yêu ra vẽ cùng trờng phái bảo thủ! (Phách trong … Đoạn tuyệt).

Nhà báo Nhất Đông Dơng (truyện ngắn Sao mày không vỡ nắp ơi!) đã tố truyện tự tử của bác lính lệ lên thành một “Vụ bức tử”. Đây là vụ khá béo bở với anh ta vì “Hơn một tháng nay, cả vùng không có nhà cháy, ngời chết

đuối hoặc bị trâu húc hay chết chẹt xe ”, “anh ta … ớc tính số ngời đọc cái tin trên phải đến “vài trăm độc giả” đấy là cha kể “mụ chủ nhà với anh có cái ấm hoảng hồn, lại chẳng đấm họng cho mình vài chục bạc để tiêu pha”. Anh nhà báo đã thổi phồng lên cái tin “Phải chăng là một vụ bức tử” rồi lại xẹp xuống “Quanh cái chết khả nghi ở huyện V.L” để chữa cháy nhng cái tài tình lơn lẹo của anh ta dới mắt quan huyện lại chẳng “xẹp” tý nào, “quan thấy nhà báo kia đáng trọng vô cùng”.

Những nhân vật trong truyện Gơng tống tiền, Đoạn tuyệt không những thừa cơ trục lợi về vật chất mà còn trục lợi về tình cảm, một khi đã viện tình cảm ra để thực hiện mu mô thì thật là xấu xa đê tiện vô cùng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w