Quan niệm về con ngời tha hoá trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 30)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Quan niệm về con ngời tha hoá trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực đã tạo ra một bớc ngoặt mới trong việc khám phá con ngời và thế giới nội tâm của con ngời. Phản ánh hiện thực trong hình thái của bản thân đời sống, chủ nghĩa hiện thực luôn gắn với con ngời, hoàn cảnh, môi trờng, tính cách nhân vật bị quy định bởi hoàn cảnh, biến đổi theo hoàn cảnh. Văn học hiện thực chủ nghĩa không thể không đề cập đến vấn đề con ngời tha hoá nh một quy luật nghiệt ngã trong xã hội cũ. Tha hoá ở đây hiểu theo nghĩa rộng: tình trạng con ngời bị bóp nghẹt bởi hoàn cảnh xã hội thối nát, con ngời không thể sống nh mình mong muốn, đánh mất chất ngời của mình.

So với nhiều cây bút đơng thời, Vũ Trọng Phụng có tài quan sát bao quát hiện thực trên bình diện rộng, thế giới nhân vật của ông rất phong phú đa dạng: có nhân vật phản diện là Nghị Hách (Giông tố), Xuân tóc đỏ, bà phó Đoan (Số đỏ): “Đóng đinh chúng nó lên cho thiên hạ muôn đời nguyền… rủa”, nhân vật chính diện trong quan niệm của ông nh Hải Vân, Tú Oanh (Giông tố), Phú (Vỡ đê), nhân vật tha hoá nh Mịch, Long (Giông tố), Phúc (Trúng số độc đắc), Huyền (Làm đĩ). Nhân vật tha hoá đợc nhìn từ phơng diện cá nhân, mỗi con ngời là một chủ thể ý thức, nhân vật tự phân tích mổ xẻ tỉ mỉ bản thân mình, có thể nói đó là những nhân vật điển hình cho sự tha hóa.

Trong truyện ngắn, do đặc trng thể loại không thể phân tích miêu tả cả một quá trình tha hóa từ lúc là con ngời lơng thiện đến khi gặp sức mạnh của tiền - tình mà sụp đổ, cũng khó để xây dựng một điển hình tha hoá. Điều này không có nghĩa là truyện ngắn của ông thiếu vắng loại nhân vật này, Vũ

Trọng Phụng ít nhiều cũng nói tới sự tha hóa của con ngời trớc đồng tiền, tình cảm. Trong truyện ngắn, ông sốt sắng cắt nghĩa sự tha hóa của nhân vật nhng ở truyện ngắn lại thấp thoáng nỗi niềm của tác giả khi miêu tả nhân vật tha hóa, tuy không giải thích sốt sắng bằng những triết lý này nọ mà độc giả cũng thấm thía đợc một cách rõ ràng nhân vật vì sao lại biến chất. Các nhân vật này có khắc khoải về sự tha hoá của mình nhng suy cho cùng họ cũng đã trợt dài trên con đờng nhân phẩm mà không sao cứu vãn nổi. Có ngời bị sa đọa trong những mối quan hệ thân thiết chỉ vì đồng tiền, vì nghèo khó, vì tình cảm, có ngời lại tha hóa bởi chính nghề nghiệp của mình. Không cần giải thích rờm rà nh các nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết (Giông tố, Làm đĩ), có thể giải thích đợc sự tha hóa bằng hoàn cảnh xã hội nhng không phải là tất cả mà chịu trách nhiệm phải có phần lỗi bản thân, con ngời phải biết tự thức tỉnh lơng tâm để đối xử với nhau nhân ái hơn, có tình ngời hơn. Với loại nhân vật Vũ Trọng Phụng dờng nh đã vẽ nhanh một bức tranh về khoảnh khắc tha hóa, ở đó ngời xem tranh hiểu đợc đến nơi cái lý do, hệ quả để lại trong sự tha hóa của con ngời, ngấm sâu vào cảm nhận nh một vết cứa khó lành.

Trong truyện ngắn Bà lão lòa, một ngời cô giàu có nay sa cơ lỡ vận vì một lẽ con trai bà phá của, phá hết rồi nó bỏ bà đi, bà khóc đến lòa cả mắt. Bà phải ở nhờ “cháu bà, một bác đánh dậm, với vợ là một chị mò cua bắt ốc, khốn thay, dới nách hai đứa con mọn, cũng đã lắm phen nhăn nhó vì chẳng đủ ăn” cũng đã từng chịu ơn của bà mà bây giờ nuôi bà để gọi là đền ơn xa. Thiết tởng rằng, ngời cháu nuôi cô đến lúc nhắm mắt xuôi tay để đền ơn thì “ vốn… bị ma nghèo ám ảnh, mới nuôi cô đợc độ ba năm, bác đánh dậm đã thấy nản lòng. Cái cảnh túng bấn nó thờng đẩy ngời ta vào chốn bùn nhơ, nó thờng buộc ngời vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh dậm, ác hơn, làm bác quên bỏ cả lơng tâm”. Lúc này bác ta chỉ còn biết xót ruột khi bà lão ngồi mâm cớp cơm của vợ con bác, đành một lẽ là túng bấn mà tính toán nhng trong con ngời này lòng thơng ngời đã không còn, nữa là cái ơn ngày xa. Cả hai vợ chồng để mặc bà trong ma gió mặc cho con giục đa bà về, bà đã chết “ chỗ bà lão lòa vẫn… ngồi - bác thấy giữa ruộng, trong một đám mạ xanh tơi tốt, một đàn quạ, con

bay con lợn, kêu sào sạc rồi đậu xúm xít vào một chỗ. Bụng tởng hẳn là một tổ rắn chi đây, bác ta vác ngay vợt tre lên mặt rồi phăm phăm chạy lại. Đàn quạ vùng bay lên rồi tản tác đi Chao ôi! B… ớc về đến nơi thì bỗng bác ta rú lên một tiếng, trợn mắt rít răng mà ngã gục xuống cạnh một cái xác, cái xác một ngời đã bị quạ mổ nát nhừ, xác bà lão loà bị gió thổi xuống ruộng đêm hôm tr- ớc”. ở bức tranh này, nỗi đau lòng, niềm xót thơng nổi bật hơn lên so với sự tha hóa kia.

Trong truyện ngắn Cái tin vặt, lão lang Hồ cứ hễ vừa sinh đợc mụn con thì nó lại bỏ ông mà đi. Ông đã dùng vài chục bạc mua chuộc thằng Ba chột để lấy con về nuôi, Ba chột trớc cảnh mẹ mất con lại vừa ra đời không tiền lo ma chay cho mẹ, trớc món tiền to đến thế đã bán con cho lão lang để phải ân hận suốt đời. Đứa con của ngời nọ vừa sinh ra là cái cần cho ngời kia, lão lang vì đứa con ấy mà lừa hai vợ chồng, nhà kia vì thấy món tiền lớn mà bán đứa con của mình đi. Sau này, niềm khát khao tìm về với con cũng không đợc nữa vì ngời nuôi dỡng đã mời bốn năm, mời bốn năm công dỡng có khác nào nh cha mẹ đẻ của đứa bé. Lão lang từng nghĩ rằng: “ vợ chồng thằng ăn mày… bêu ma bêu nắng giữa đờng nhng trong tay có ẵm đứa con là cũng còn hơn vợ chồng nhà lão”, gia đình Ba chột vì sự nghèo túng vì cái lo ma chay cho mẹ, vì một phút sáng chói của đồng tiền đã không biết quý trọng cái quý giá nhất trong tay mình.

Trong truyện ngắn Rửa hờn, nhân vật bị tha hóa bởi chính nghề nghiệp đã quá ăn sâu vào máu thịt, thầy đội chín T đã có một ý nghĩ: “Ta quyết chẳng đánh đập ai hôm nay”. Bản tính con ngời vốn chứa những phần tốt đẹp nhng có những rào cản, phần tốt đẹp sẽ bị khuất lấp “ đã muốn vui, ng… ời ta không cho thầy vui. Đã muốn tử tế, ngời ta không cho thầy tử tế. Phải chăng lỗi đó ở thầy? Mà đã không muốn thầy tử tế thì đối với đời, đối với tất cả mọi ngời, nếu thầy cứ tử tế, thầy sẽ là thằng ngu mà thôi!”. Những thảm cảnh nh vậy diễn ra trong thời buổi ấy nếu không phải là thầy đội thì cũng sẽ là những ngời khác lại vung roi da đánh ngời. Đây mà một bi kịch nghề nghiệp cá nhân nhng cũng là chung khi con ngời không thể chọn cho mình một mục đích, lý tởng

phục vụ cho xã hội. Những nhân vật này tha hóa có nguyên nhân xã hội nhng qua những trang viết, Vũ Trọng Phụng muốn nhân vật của mình phải trăn trở trong lơng tâm bản thân hai tiếng nhân phẩm, tình ngời với nhau trong xã hội.

2.2.4. Quan niệm con ngời bản năng trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Đây là vấn đề có nhiều ý kiến bàn cãi và có lẽ cũng là ấn tợng chung của nhiều ngời lần đầu tiếp xúc với các tác phẩm của ông đặc biệt là tiểu thuyết (Giông tố, Số đỏ).

Nguyễn Triệu Luật, bạn văn đồng thời là bà con của Vũ Trọng Phụng cũng cho biết rằng khi bệnh tái phát nặng, Vũ Trọng Phụng có nói với ông: “Tôi bị mang tiếng là viết văn khiêu dâm quá nhiều, tiếng ấy có khi cũng oan, nhng nó vẫn là một cái thiết án. Vì vậy tôi muốn viết một cuốn thật đúng đắn, thật khá để tỏ với đời rằng thằng Phụng không toàn nhiên chứa những ác ý nh ngời ta tởng” (1). Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có ảnh hởng của học thuyết Frớt đề cao phần bản năng con ngời (trong tiểu thuyết khi nhà văn thể hiện giai cấp thống trị có thêm góc nhìn tố cáo, phê phán về mặt này) còn viết về ngời lao động vấn đề trở nên phức tạp, ít nhiều có tính chất bi quan về con ng- ời.

Truyện ngắn của ông cũng đề cập đến cái bản năng của con ngời (Thủ đoạn, Từ lý thuyết đến thực hành, Ông đừng nhầm) có thể là hành động hoặc lời phát biểu. Anh chàng Âu hoá (Từ lý thuyết đến thực hành) diễn thuyết về nạn mọc sừng nh một dấu hiệu của văn minh “ phải coi sự lừa dối của vợ là… một lẽ chính đáng hợp tự nhiên mà thôi. Huống chi, cái vấn đề ấy, phàm đã là ngời văn minh thì chỉ nên coi đó là những việc nhỏ nhặt rất tầm thờng, không làm không đợc, thí dụ nh đói thì phải ăn, khát thì phải uống, hay là một chất đã qua đầy trong bụng thì phải thoát ra ngoài, nh là đại tiện, tiểu tiện, có thế thôi. Tôi xin nói thêm cho rõ hơn nữa nếu một ngời chồng vắng nhà lâu chẳng hạn, thì ngời vợ ấy có đi ngoại tình, ngời ấy chỉ nên coi nh vợ đã phải là một sự cần không làm đợc, thí dụ nh mắc đi đái thì phải đi đái, thế thôi. Sự giao hợp là cái gì? Nó là điều xa nay ai cũng coi là nhơ bẩn. Vậy thì tại sao lại cho

(1) Nguyễn Hoành Khung - Lại Nguyên Ân (su tầm, biên soạn), Vũ Trọng Phụng - con ngời và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1994, tr.53, 54.

nó một cái giá trị mà nó không có, đại khái nh chẳng may mọc sừng thì đau đớn đến nỗi tự tử?”.

Hoặc là hành động của nhân vật “tôi” (Ông đừng lầm) tởng lầm “xin cam đoan rằng lúc đó tôi tuy ngợng nhng tôi lấy thế làm danh giá biết bao! Một cảnh vợ chồng yêu đơng nhau, ai có phúc mà đợc mục đích! Một nhà danh họa Tây phơng hay một nhà xếp cảnh quay phim muốn trông thấy thế tất phải mợn ngời ta làm trò. Đằng này tôi đợc mục kích một cảnh thật, mà lại không phải nhòm qua lỗ khoá! Hân hạnh biết bao!”.

Nói về phần con ngời bản năng trong tiểu thuyết đợc thể hiện rõ hơn, hình thành có hệ thống (Giông tố, Số đỏ): “ý thức về nhu cầu bản năng là biểu hiện của ý thức cá nhân” (1), điều này đem lại những giá trị nhất định nhng vô tình ông biến nó thành một thứ “Chủ nghĩa đình mệnh sinh lý” (chữ dùng của Nguyễn Hoành Khung) chính nó đã không ít lần đứng ra chạy tội cho cái hoàn cảnh xã hội mà ông muốn lên án xóa bỏ.

Trong truyện ngắn, cái nhìn về con ngời bản năng không phải là vấn đề chính ông muốn nói tới, nó xuất hiện trong truyện ngắn nh những chi tiết làm nổi bật những vấn đề xã hội mà nhà văn phản ánh, là sản phẩm tất yếu của sự Âu hoá lố lăng, vận dụng một cách quái đản, đó là mặt trái của phong trào Âu hoá của những cái mới lạ không có gạn lọc tràn vào nớc ta.

Nói chung, so với các nhà văn nh Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nam Cao thì Vũ Trọng Phụng có một cái nhìn nhiều chiều về con ng- ời. Trong truyện ngắn, quan niệm của con ngời đợc thể hiện trong một hệ thống cùng tiểu thuyết, phóng sự, kịch và đồng thời với sự phân tích, thể hiện con ngời cũng đi liền với một tấm lòng của tác giả hớng về những giá trị của đạo đức, nhân sinh, tình cảm khát vọng, đây chính là đặc điểm nổi bật nhất trong truyện ngắn của ông.

(1) Trần Đình Sử, Sự thể hiện con ngời trong văn chơng thời cổ, trong sách Về con ngời cá nhân trong Văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr.171.

Chơng 3

đặc điểm truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ góc độ phơng thức thể hiện

Nhìn từ góc độ phơng thức thể hiện, truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đã xây dựng đợc tình huống độc đáo, thế giới nhân vật và có nghệ thuật trần thuật đặc sắc.

3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống

3.1.1. Khái niệm tình huống

Xây dựng tình huống là điều cốt yếu khi các nhà văn viết truyện, thờng giúp gợi mở đi vào vấn đề và góp phần phát triển gia tăng tình tiết truyện. Bất kỳ một tình huống nào cũng cuốn theo nó sự tham gia của nhân vật, những suy nghĩ hành động hay các cách giải quyết vấn đề…

Ngời viết văn có tài sẽ biết tạo ra đợc những tình huống hấp dẫn lôi cuốn ngời đọc đến hết câu chuyện và để lại trong lòng những d âm khó phai. Tình huống nh những điểm nhấn để tác giả có thể bày tỏ t tởng, thể hiện thái độ ngầm hoặc trực tiếp và nhân vật trong truyện sẽ tự bộc lộ bản chất con ngời của mình. ở thể loại truyện ngắn - dung lợng truyện có hạn nhng nội dung thì phải có tầm khái quát, tức là để độc giả “nhận ra” một điều gì. Nh vậy, có nghĩa là cần phải nhấn mạnh vai trò của việc xây dựng tình huống hơn nữa, nó sẽ là “bớc ngoặt” vạch đờng đi tiếp theo dẫn truyện tới một cao trào, “tình huống giúp cho những gì còn nằm trong hình thức cha phát triển nay bộc lộ và hoạt động tích cực” (Bùi Việt Thắng).

3.1.2. Xây dựng tình huống trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Trong trào lu hiện thực phê phán, Nguyễn Công Hoan vốn là bậc thầy truyện ngắn trào phúng, ông rất giỏi sáng tạo những tình huống đợc xây dựng trên những nghịch lý cuộc đời, còn truyện ngắn Nam Cao chủ yếu là những tình huống bi hài kịch nội tâm. Trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cũng đã

xây dựng những tình huống trào phúng làm nền cho nhân vật hài xuất hiện, đặc điểm chung của các tình huống này là sự hài hớc một cách vô nghĩa lý.

3.1.2.1. Tình huống cãi lộn

Những màn cãi lộn của Vũ Trọng Phụng bao giờ cũng quyết liệt và kéo dài, đó là do ông biết “châm ngòi nổ” và biết “nuôi dỡng xung đột” một cách tài tình, cái mà G.N.Pospelov gọi là “xung đột bền vững”. Đây vốn là một dạng tình huống đợc Vũ Trọng Phụng xây dựng khá đặc sắc thể hiện trong truyện ngắn Cuộc vui ít có, đối tợng nhắm tới là bọn lang băm “bốc thuốc giết ngời” ở đời rất nhiều. Màn cãi lộn giữa cụ lang Tỳ, lang Phế từng xuất hiện trong tiểu thuyết Số đỏ, nay trong truyện ngắn nó là một màn trào lộng hoàn hảo minh chứng cho những vị lang “danh chính ngôn thuận” ai cũng nể trọng.

Với sự sắp xếp hết sức tài tình, nhân vật “tôi” cùng những ngời khác đáng lẽ ra đợc uống chén rợu mừng thọ và xem diễn nội công thì thay vào đó là màn hai thầy lang (hai thầy vốn cũng là khách đợc mời đến mừng thọ nh “tôi”) cãi nhau, hai cụ tranh nhau khám xét đồ nghề nội công thật hay giả rồi quay ra khích bác nhau, chửi bới cãi lộn nhau và cuối cùng là vạch “tội ác” của nhau: “ở vùng này chỉ có một ông biết nghề thuốc”; “ dễ không có ng… ời đau mắt mời anh đánh mộng rồi nổ con ngơi ra đấy ?; “Anh có muốn tôi nói rõ tên cái thằng bé sài xuyễn mà anh cứ bốc mãi thuốc chữa dạ dày không?” thế rồi “Cả nhà chánh Hội Bầu mắc ghẻ ruồi mà anh dám nấu cho nó uống thuốc tim la anh quên rồi à?”; “Thế còn nhà trởng Toe? Nó hôi nách mà chữa mãi bằng lá ô nhĩ trong sáu tháng giời à?” “Anh quên mất mấy lần anh… chực hiếp dâm s cô chùa này mỗi khi s cô ra mua thuốc rồi ? Đồ con lợn!”…

Hai ông lang chửi nhau không tiếc lời, tự khai hết cái xấu của nhau, đồng thời còn vạch mặt chỉ tên những ngời từng đợc mình chữa mà không

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w