Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường, tạo môi trường làm

Một phần của tài liệu Quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 83)

trường làm việc tốt nhất cho giáo viên

3.3.5.1. Mục đích của biện pháp

Văn hoá tổ chức chính là tài sản vô hình của mỗi tổ chức, là toàn bộ các giá trị văn hoá được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Xây dựng văn hóa tổ chức tại trường học với mục đích xây dựng các hạt nhân văn hóa tại trường học như triết lý niềm tin, các chuẩn mực làm việc, hệ giá trị, đồng thời đưa ra được các tiêu chuẩn để xây dựng trường học đó có bản sắc riêng khác biệt so với trường học khác và buộc mọi người (nhà quản lý, giáo viên, học sinh) khi vào làm việc, học tập phải tuân theo.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Văn hóa tổ chức tại trường học thể hiện trên một số nét căn bản sau:

- Giá trị theo đuổi của nhà trường, như sự tôn trọng: tôn trọng những

nguyên tắc và con đường mình đã lựa chọn, biết hòa hợp những nguyên tắc

đường lối của Đảng và Nhà nước, trung thực với bản thân, tránh “bệnh thành tích” trong giáo dục, trung thực với mọi người để tạo dựng những mối quan

hệ tốt trên cơ sở của lòng tin; tính kỷ luật: tôn trọng nguyên tắc làm việc khoa

học, chính xác và hiệu quả; xây dựng tính tự giác, trách nhiệm cao trong

giảng dạy, công tác và học tập; sự lắng nghe: biết lắng nghe và phân tích

những ý kiến đánh giá, đóng góp của học sinh, phụ huynh để tự hoàn thiện

mình; tinh thần hợp tác: hội đồng giáo dục trường luôn là một tập thể đoàn

kết, có phương pháp làm việc, có khả năng phối hợp trong nhóm để đạt được mục tiêu chung đề ra.

- Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà trường: truyền thống hiếu học, truyền thống dạy tốt, truyền thống học tốt, truyền thống dẫn đầu toàn quốc về kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế…

- Là hình ảnh, “thương hiệu” tạo ra bản sắc riêng, khác biệt của mỗi nhà trường (cảnh quan nhà trường, đồng phục học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu ra của học sinh…).

- Là môi trường giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, điều kiện trực tiếp dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.3.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

- Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức và có hành động mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về thực hiện văn hóa tổ chức, nhất là việc giữ vững chữ “tín”, chữ “tâm”, chữ “đức”, chữ “tài”, chữ “thương hiệu”. Từng bước xây dựng phong cách giáo viên của trường, một nét đẹp văn hóa của đội ngũ nhà giáo trường THCS Uy Nỗ.

- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý

và giáo viên theo Điều lệ trường trung học và theo quy định đã được nêu trong hội nghị cán bộ, viên chức của nhà trường.

- Tạo quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh.

- Nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện để tạo “thương hiệu” của nhà trường.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng các văn bản pháp quy, nhất là Kế hoạch năm học của trường cụ thể, chi tiết, nêu rõ các chỉ tiêu chính, các giải pháp thực hiện, lịch triển khai (theo tuần), phân công người thực hiện, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, của từng bộ phận, tổ (nhóm) chuyên môn và đoàn thể.

Phát huy vai trò làm chủ, tập trung trí tuệ của cán bộ, viên chức nhà trường thảo luận xây dựng Kế hoạch năm học, Kế hoạch hoạt động của các ban, tổ chuyên môn, Quy chế dân chủ hóa ở nhà trường và Quy chế về lề lối làm việc của trường học.

Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức dân chủ xây dựng kế hoạch nhà trường, với cam kết thi đua giữa người đại diện cho nhà trường (hiệu trưởng) và đại diện cho người lao động (chủ tịch công đoàn cơ sở), tạo đồng thuận cao giữa cán bộ quản lý với giáo viên trong việc triển khai các nhiệm vụ năm học.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)